Chìa khóa thắp sáng ước mơ hoàn lương cho người lầm lỡ
Ước mơ hoàn lương của những người từng lầm lỡ luôn là đốm lửa sáng dẫn lối họ đi.
Đốm lửa này được thắp lên nhờ có bàn tay của nhiều người, bao gồm nỗ lực của bản thân họ, của gia đình, xã hội và quan trọng hơn, đó là có sự chung tay, góp sức của những cán bộ quản giáo đã sát cánh bên họ trong suốt thời gian cải tạo để chuộc lại lỗi lầm…
Được nghe chia sẻ của anh Nguyễn Văn Tuân- cán bộ quản giáo Trại giam Suối Hai, Tổng cục VIII, Bộ Công an, chúng tôi mới hiểu phần nào công việc lặng thầm, vất vả, có tính đặc thù của những cán bộ trại giam. Tinh thần trách nhiệm, tình thương, sự thấu hiểu và chia sẻ đã trở thành chìa khóa để các anh mở cánh cửa tâm hồn cho phạm nhân, giúp phạm nhân thay đổi suy nghĩ, nhận thức, nâng cao ý thức cải tạo, cố gắng sớm trở về, trở thành người có ích cho xã hội.
Kể về những “ca khó” đã từng gặp, đồng chí Tuân cho biết: “Suốt thời gian công tác, một trong những phạm nhân khiến tôi nhớ nhất đó là trường hợp của phạm nhân Trần Văn Chiến, SN 1987, án 8 năm tù về tội Cướp tài sản và thụ án tại Trại giam Suối Hai.
Anh Tuân kể: “Được Ban giám thị phân công quản lý, giáo dục phạm nhân Chiến, trong một vài lần đầu tiếp xúc với tôi, anh ta có những biểu hiện chống đối như không lao động, chây lười, thậm chí còn xin đi… kỷ luật. Trước thái độ đó, tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu xem đâu là lí do khiến phạm nhân có phản ứng tiêu cực này và được biết, phạm nhân Chiến có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt. Nhà Chiến có hai anh em, bố mất sớm, mẹ bỏ đi nên hai anh em sống cùng ông bà nội. Do không được dạy dỗ, uốn nắn, thiếu thốn tình cảm của mẹ cha từ thưở bé, Chiến sớm đưa chân vào con đường tội lỗi. Ngày Chiến bị bắt, chỉ có ông bà nội là người nhìn mặt cháu. Ngày tòa mở phiên xét xử cũng vậy. Với Chiến, ông bà là chỗ dựa, là niềm tin duy nhất. Tuy nhiên, do sức khỏe yếu, kinh tế khó khăn nên từ ngày Chiến đi thụ án, rất hiếm khi ông bà lên thăm nom cháu nội. Nghĩ đến nỗi đau của bản thân khi từ bé đến lớn và ngay cả khi rơi vào vòng lao lý, đó là luôn thiếu sự chăm sóc, động viên từ gia đình, Chiến sinh ra mặc cảm, bất mãn và không muốn cải tạo…”.
Cán bộ quản giáo Nguyễn Văn Tuân (trái) trong một buổi giao lưu về công tác quản giáo. Ảnh: L.Anh
Khi đã hiểu được ngọn nguồn về thái độ của phạm nhân Chiến, anh Tuân đã xây dựng cụ thể kế hoạch giáo dục phạm nhân này để phạm nhân hiểu được về chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người từng lầm lỡ, giúp phạm nhân có động lực phấn đấu. Bên cạnh đó, để phạm nhân có tinh thần cải tạo tốt hơn, trực tiếp anh Tuân đã đề xuất Ban giám thị trại giam tạo điều kiện để cán bộ gặp gỡ thân nhân phạm nhân; đồng thời cho phạm nhân có cơ hội được thăm gặp người thân của mình… Nhờ những phương pháp đó, phạm nhân Chiến có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức, ý thức cải tạo tốt hơn; nhiều lần được Ban giám thị trại giam xem xét khen thưởng và giảm án. “Rất mừng là đến nay, anh Chiến đã hoàn lương, trở về với gia đình và trại vẫn giữ liên hệ với anh. Được biết, anh đã có cho mình một gia đình yên ấm và tiếp tục làm vườn, phụng dưỡng ông bà nội già yếu, kiếm tiền chính đáng bằng sức lao động của bản thân…”- anh Tuân cho biết.
“Đối với các phạm nhân có thái độ chống đối, đấu tranh với họ là cả một quá trình khó khăn, kiên trì, bền bỉ và phải áp dụng linh hoạt nhiều biện pháp từ đấu tranh chung đến đấu tranh riêng. Điều quan trọng nhất không phải để phạm nhân sợ cán bộ, ghét cán bộ mà là phạm nhân tin tưởng cán bộ và nhận ra những hành động, ý đồ, bước đường trước đó của mình là sai, từ đây có thái độ tích cực và đúng đắn….”, đó là tâm sự về kinh nghiệm đấu tranh, giáo dục đối với những phạm nhân “cá biệt” của Đại úy Nguyễn Văn Du- cán bộ Trại giam số 6, Tổng cục VIII, Bộ Công an.
Công tác trong môi trường trại giam đã hơn 10 năm, Đại úy Du đã tiếp xúc với rất nhiều phạm nhân, trong đó số phạm nhân tỏ thái độ chống đối là không ít. Một trong số đó là phạm nhân Trần Bảo Lộc, quê Tiền Giang, thụ án với 3 tội danh: Giết người- Cố ý gây thương tích- Bắt giữ người trái pháp luật. Ngoài bản án cao, Lộc còn sở hữu nhiều “thành tích bất hảo” khi trước đó đã chuyển qua nhiều trại giam khác nhau và gần đây nhất, Lộc được chuyển từ Trại giam số 3 đến Trại giam số 6. Ngoài ra, quá trình thụ án trong quá khứ, Lộc đã từng có hành vi bắt cóc cán bộ nhằm thực hiện ý đồ trốn trại. Khi về thụ án tại đây, Lộc tiếp tục tỏ ra cứng đầu khi liên tiếp không chịu lao động và không ít lần vi phạm nội quy của trại. Không những vậy, Lộc vẫn chưa từ bỏ ý định bỏ trốn mà trước đây chưa thực hiện được. Để chuẩn bị cho ý đồ sai trái đó, trong quá trình đi lao động, Lộc đã nhặt được một que sắt nhỏ và giấu trong người. Khi Đại úy Du tiến hành kiểm tra, phát hiện đồ cấm trên, Lộc thừa nhận ý định dùng que này để lợi dụng sơ hở của cán bộ sẽ mở khóa cửa và bỏ trốn. Sau khi phá vỡ ý đồ trên của phạm nhân, Đại úy Du cùng cán bộ chiến sỹ đã tập trung các biện pháp giáo dục đối với phạm nhân Lộc, ở đó nhấn mạnh yếu tố tình cảm của gia đình, người thân đối với phạm nhân, giúp phạm nhân nhận ra cái sai của mình; từ đó có ý thức cải tạo, trở về tái hòa nhập cộng đồng. Đến nay, từ một phạm nhân không biết gì đến lao động, chỉ biết chống đối thì phạm nhân Lộc đã liên tục có thành tích cải tạo khá.
Tình cảm, sự quan tâm và phương pháp giáo dục đúng hướng của các cán bộ quản giáo chính là sự tri ân, chia sẻ, thể hiện tấm chân tình của người làm nhiệm vụ trong việc làm hồi sinh tâm hồn những người từng lầm lỡ. Cảm nhận được tấm lòng của cán bộ quản giáo, những phạm nhân đã nhìn thấy ánh sáng của cuộc đời mình- đó chính là gia đình, người thân đang ngóng đợi họ, để từ đó họ gạt bỏ mặc cảm, nâng quyết tâm, cố gắng cải tạo tốt để sớm được trở về…
Video đang HOT
Theo Phap luât Xa hôi
Những cái Tết "đặc biệt" của người mặc "áo sọc"
Mỗi một cái tết trôi qua, quãng thời gian ở tù lại được rút ngắn xuống. Họ - những phạm nhân chỉ cầu nguyện một điều duy nhất trong thời khắc giao thừa thiêng liêng ấy đó chính là ước mong đến ngày hoàn lương.
Trại tạm giam Công an tỉnh Lai Châu những ngày cuối năm thật yên bình, đầm ấm...
Những mùa xuân khép kín
Tết không còn bao xa, khắp núi rừng Tây Bắc hoa đào, hoa mận đã bắt đầu bung cánh. Chúng tôi ngược lên Tây Bắc, đến Trại tạm giam Công an tỉnh Lai Châu để thấy cái Tết yên bình, đầm ấm của các phạm nhân ở vùng đất địa đầu Tổ quốc.
Thiếu tá Hoàng Thị Toàn, Phó giám thị Trại tạm giam nói chuyện với các phạm nhân
Năm nay, phạm nhân Tẩn Quan Mẩy phải đón cái Tết thứ 3 trong trại tạm giam. Nói về những cái Tết vừa qua, chị chỉ biết khóc. Chị bảo: "Ngày thường nhớ nhà, nhớ con, nhớ người thân một, còn ngày Tết - khi các gia đình đều đoàn tụ với nhau, nỗi nhớ gia đình tăng lên gấp bội".
Tẩn Quan Mẩy phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, bị bắt tại thành phố Lai Châu khi đang vận chuyển heroin từ bản Hoàng Hồ, xã Phăng Sô Lin đến thành phố Lai Châu (Lai Châu). Cô chịu mức phạt 20 năm tù giam. Những ngày đầu bị bắt, Mẩy tỏ ra gan lì. Hỏi không nói, gọi không thưa.
Đại úy Chẻo A Dao, Đội trưởng Đội quản lý giáo dục kể lại: "Lúc bị bắt, rồi hỏi cung, kể cả đến lúc giải vào Trại tạm giam phạm nhân Tẩn Quan Mẩy rất lì lợm, dửng dưng với bản án mà tòa đã tuyên. Đến khi mọi người đang chuẩn bị đồ đón Tết thì Mẩy bật khóc nức nở. Hỏi mãi, Mẩy mới thú nhận, Tết trong Trại tạm giam đầy đủ quá làm Mẩy nhớ gia đình, thương 3 đứa con đang tuổi ăn học, không biết ở nhà con có được đón Tết đầy đủ không?".
Chia sẻ về những cái Tết trong Trại tạm giam, phạm nhân Tẩn Quan Mẩy hồ hởi cho biết: "Tết trong đây đầy đủ lắm. Có thịt gà, có bánh chưng, còn rất nhiều bánh kẹo nữa. Vào thời khắc Giao thừa, Ban Giám thị cùng Đội quản giáo sẽ đến từng khu phân trại để thăm hỏi và gửi những lời chúc chân tình tới chúng tôi, xóa đi khoảng cách, sự mặc cảm. Sau đó, chúng tôi cùng bày mâm ngũ quả liên hoan trong phòng, ai có đồ gì được gia đình gửi cho đều bỏ xuống, mọi người vừa ăn vừa hát hò rất vui vẻ, có khi hát hò đến sáng".
Các phạm nhân tham gia tăng gia sản xuất
Tuy nhiên, không phải ai cũng có tâm trạng vui vẻ, cười đùa, hòa đồng cùng mọi người. Tết đến, xuân về mỗi người một nỗi niềm. Thiếu tá Hoàng Thị Toàn, Phó giám thị Trại tạm giam cho hay: "Mỗi phạm nhân mang một bản án khác nhau, song cùng chung một nghịch cảnh là đếm ngược thời gian cho quãng đời ngắn ngủi còn lại. Kể từ khi vào đây, khái niệm về không gian, thời gian của mọi người cũng chỉ bó hẹp trong 4 bức tường chật chội. Do vậy, khi sắp đến Tết, nỗi nhớ gia đình, bạn bè, nhớ không khí ngày Tết khi còn ngoài xã hội càng tăng lên khiến tâm trạng của các tử tù khó đoán biết, khó quản lý hơn".
Khi được hỏi về những cái Tết trong trại giam, nữ phạm nhân Phan Thị Chính lại tỏ vẻ buồn rầu: "Tết ở trong này chúng tôi được tạo điều kiện lắm. Nhưng thật sự vẫn không đủ đầy. Những ngày cuối năm, trái ngược với không khí nhộn nhịp, tất bật ngoài kia, nơi đây thời gian ngưng đọng lại. Mọi người vẫn cười đùa vậy thôi, nhưng thẳm sâu trong lòng là nỗi nhớ gia đình, nhớ chồng con lại đang cuộn trào. Không khí ngày Tết với chúng tôi dường như chỉ tồn tại bên ngoài, còn hiện thực vẫn chỉ là 4 bức tường lạnh lẽo và song sắt của buồng giam".
Thấu hiểu được tâm trạng của những phạm nhân, thiếu tá Toàn cũng cho biết thêm: "Ngoài những món quà vật chất được Nhà nước cấp theo quy định, hàng năm, Ban giám thị vẫn mua đào, mua quất trang trí. Đặc biệt là tổ chức cho phạm nhân chơi những trò chơi dân gian, truyền thống như: ném còn, ném cổ chai, đá bóng, đánh đu, bịt mắt bắt dê để các phạm nhân không thấy cô đơn mỗi khi Tết đến xuân về. Không khí ngày Tết cũng vô cùng náo nhiệt, vui vẻ".
Đối với tử tù Hờ A Cưa, anh coi đây là cái Tết cuối cùng. A Cưa khóc mà rằng: "Tôi hối hận lắm nhà báo ạ. Tôi chưa làm tròn nghĩa vụ với bố mẹ, vợ con, anh em. Nếu có một điều ước, tôi ước mình bị án chung thân, như vậy còn có hy vọng trở về báo hiếu bố mẹ, bù đắp cho vợ con".Tết "đặc biệt" ở một nơi đặc biệt
Hờ A Cưa, 24 tuổi, trú tại bản Pa Kha, xã Lóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Y bị tòa tuyên án tử hình vì tội mua bán, vận chuyển 12 bánh heroin. Hờ A Cưa, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có 7 anh chị em. Một mình Cưa được đi học hết cấp III và được bố mẹ cho đi học nghề. Được sự động viên của gia đình, của vợ (Cưa lấy vợ năm học lớp 8) Cưa đã được cầm trên tay tấm bằng trung cấp kế toán chuyên nghiệp, đã nộp hồ sơ và đang chờ việc. Là một thanh niên mới lớn, thích ăn chơi mà không thích làm, muốn có xe hơi, nhà rộng Cưa đã bị đám bạn xấu rủ rê buôn ma túy.
Cưa lao vào ma túy, lôi kéo cả anh em họ, hàng tham gia. Sau vài lần chót lọt, với số tiền hàng bán được, Hờ A Cưa đã mua được ô tô. Đúng lúc buôn bán "đang phất" Hờ A Cưa nhận được giấy báo đi làm việc tại xã Lóng Luông. Tại đây, y được giao làm cán bộ thuế xã, được sự tín nhiệm của nhiều người. Với ước mơ giàu sang, Hờ A Cua lại tiếp tục buôn bán vận chuyển trái phép chất ma túy. Chuyến hàng định mệnh đêm ngày1/9/2008, Hờ A Cưa đã bị lực lượng công an bắt quả tang khi đang vận chuyển 12 bánh heroin từ Sơn La sang Lào Cai tiêu thụ trên chiếc xe 8 chỗ.
Sống sau song sắt những ngày cuối đời, Hờ A Cưa mới cảm nhận rõ giá trị của gia đình. Y trải lòng trong nước mắt: "Tôi thương mẹ, thương vợ lắm. Mỗi lần họ vào thăm, tôi chỉ biết cúi đầu xin tha tội vì không làm tròn bổn phận của người con, người chồng".
Phạm nhân chăm sóc cây cảnh, chuẩn bị đón Tết ở trại tạm giam
Ở một hoàn cảnh khác là trường hợp của phạm nhân Chẻo A Nái. Tết Bính Thân 2016 đã là năm thứ 5 và cũng là năm cuối cùng Chẻo A Nái đón Tết ở Trại tạm giam Công an tỉnh Lai Châu. Chỉ còn 6 tháng nữa thôi, A Nái sẽ được về nhà.
Chẻo A Nái (34 tuổi) là người dân tộc Dao, từng bị bắt quả tang tại xã Mường So, huyện Phong Thổ vì tội mua bán, vận chuyển 500 gram thuốc phiện đen và bị òa tuyên án 60 tháng tù. Trong thời gian thụ án, A Nái đã nhiều lần có ý định trốn trại. Sau những lần được Đại úy Chẻo A Dao đả thông tư tưởng A Nái tiến bộ lên rất nhiều, từ bỏ được ý định trốn trại và tích cực tham gia lớp xóa mù chữ, được phân làm tổ trưởng tổ hậu cần. Hiện tại Chẻo A Nái đã tự tay viết thư cho gia đình.
Trong lá thư gửi gia đình gần đây nhất, A Nái có viết: "Tết sang năm nhà mình có thể quây quần, đông đủ rồi. Các con gắng học giỏi, chờ bố về. Sang năm bố sẽ trồng thật nhiều ngô, lúa, nuôi thật nhiều trâu để tết mua nhiều quần áo đẹp, thịt cho các con".
"Vợ tôi ở nhà nhận được thư, cậu con trai lớn đang học lớp 4 đọc cho cả nhà nghe, tất cả đều rất mừng. Vợ hiểu, tin tưởng và động viên tôi yên tâm cải tạo để sớm về với vợ con. Ở đây vui nhất là những ngày xuân, nhưng không bao giờ tôi quên được ngày Tết với gia đình. Giờ chỉ mong cải tạo thật tốt để sớm trở về làm lại cuộc đời. Dù muộn màng vẫn mong được bố mẹ tha thứ" - Chẻo A Nái xúc động.
Trong sô cac pham nhân mà chung tôi găp, pham nhân Sung A Chua khiên ngươi ta dê chu y bơi vơi nét măt u uât, anh măt buôn luôn luôn cui xuông dù đang làm việc hay là giải lao. Sung A Chua bi kêt an 53 thang tu do trong luc uông rươu say, tham gia băt trôm giup em đã đanh chêt tên trôm. Khi tinh rươu, ân hân thi đa qua muôn. Suôt thơi gian thu an đên nay, Chua đa rât cô găng lao đông cai tao và lớp phạm nhân đầu tiên tham gia lớp học xóa mù chữ. Sùng A Chua là một trong 5 trường hợp được cấp ...chứng chỉ và được cán bộ khen là học sinh xuất sắc.
Lý giải cho sự nét mặt buồn rầu, A Chua tâm sự, Chua co vơ va 4 đưa con. Vao trai đươc 2 thang thi vơ sinh đưa con gai, năm nay no đa gân 3 tuôi. Nhưng năm ngoai (6/2014), khi 2 me con no trên đường lên thăm tôi thi đa bi ke xâu lưa ban sang Trung Quôc. Bây giơ 3 đưa con lơn đang đươc ông ba nôi chăm soc nhưng cung khô lăm. Tôi quyết tâm cải tạo thật tốt để được ra trại, đi tìm vợ.
Co le, hoan canh gia đinh kha đăc biêt, mùa xuân, mùa đoàn tụ đang đến gần nên Chua buồn. Trong suốt cuộc nói chuyện Sùng A Chua rât kiêm lơi, chi lâm lui lao đông cai tao vơi mong muôn sơm đươc ra trại, đi tìm vợ con, về đoan tu vơi gia đinh.
Để các phạm nhân có cái Tết vui vẻ, bình yên, từ trước đó vài tháng, Ban giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh Lai Châu đã lên kế hoạch bảo vệ, cắt cử người trực cụ thể. Chính bởi phải đảm bảo an toàn trong dịp Tết, nên đối với các quản giáo, lãnh đạo Ban giám thị, Tết luôn đến muộn hơn so với mọi người.
Đại úy Chẻo A Dao cho biết: "Trại tạm giam Công an tỉnh Lai Châu có gần 300 phạm nhân. Có đến 80% các phạm nhân là người dân tộc thiểu số phạm tội mua bán, vận chuyển ma túy. Vào dịp Tết, theo quy định của nhà nước, chế độ ăn của các can, phạm nhân được tăng lên gấp 5 lần, cũng đầy đủ hương vị cổ truyền của dân tộc như bánh chưng, giò, kẹo, mứt... Ngoài ra, Ban Giám thị Trại tạm giam thường tổ chức hoạt động đón Tết như thi gói bánh chưng, tổ chức các trò chơi vui xuân của người dân tộc như ném còn, đánh đu, ném pao...
Theo Infonet
Ba bố con chung một lối về hoàn lương Ba bố con cùng phạm tội giết người. Phút nông nổi đã khiến cả gia đình này trả giá quá đắt, ba bố con phải vào tù, gia đình tan nát. Bị bắt, bị kết án, tưởng cuộc đời đã chấm hết, nhưng nhờ Ban Giám thị, cán bộ quản giáo trại giam Thanh Lâm động viên, giúp đỡ, cả ba bố con...