‘Chìa khóa’ kiểm soát các bệnh truyền nhiễm
Năm 2024, các bệnh truyền nhiễm tại Bình Thuận có sự thay đổi rõ rệt; tăng – giảm ở một số bệnh.
Điều này cần các biện pháp phòng, chống dịch bệnh một cách toàn diện.
Sốt xuất huyết giảm, nhưng sởi, dại tăng
Tại hội nghị phòng, chống các bệnh truyền nhiễm mới đây, Bộ Y tế nhận định rằng tình hình dịch bệnh trên cả nước cơ bản được kiểm soát. Các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng và sốt rét đã giảm mạnh so với năm 2023. Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nguy hiểm như Ebola, MERS-CoV hay cúm A/H7N9 xâm nhập. Tuy nhiên, một số bệnh truyền nhiễm vẫn ghi nhận số ca mắc cao cục bộ tại một số địa phương.
Tại Bình Thuận, năm 2024, số ca mắc các bệnh truyền nhiễm ghi nhận sự dao động. Một số bệnh có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng một số bệnh vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng. Cụ thể, sốt xuất huyết (SXH) tiếp tục là bệnh được quan tâm với 1.887 ca mắc được ghi nhận năm 2024, không có ca t.ử von.g. Trong khi đó, năm 2023 có 4.068 ca mắc và 1 ca t.ử von.g. So với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc SXH giảm mạnh. Bệnh tay chân miệng có xu hướng giảm, ghi nhận 782 ca mắc, không có trường hợp t.ử von.g so với năm 2023 với 2.300 ca mắc, 3 ca t.ử von.g.
Người dân đưa vật nuôi đi tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
Một diễn biến đáng lo ngại khác là bệnh sởi. Năm 2024, Bình Thuận ghi nhận 803 ca nghi sởi, tăng đột biến. Trong khi, năm 2023 bệnh này chỉ ghi nhận chỉ 10 ca. Bệnh dại là một trong những vấn đề đáng báo động nhất tại Bình Thuận trong năm 2024, với 10 ca t.ử von.g được ghi nhận – cao nhất nước, tăng mạnh so năm 2023 với 2 ca t.ử von.g.
Ngoài ra, Bình Thuận ghi nhận 3 ca ho gà, tăng so với năm 2023 không có bất cứ ca mắc bệnh nào. Bệnh cúm mùa ghi nhận 616 ca trong tháng 11/2024, giảm 24,04% so với tháng 10/2024, nhưng tăng 22,22% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, các bệnh nguy hiểm mới nổi không ghi nhận trường hợp mắc.
Video đang HOT
Đẩy lùi nguy cơ
Ngành y tế xác định nhiều nguyên nhân làm gia tăng bệnh truyền nhiễm. Các bệnh được phòng bằng vắc xin như sởi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, khiến miễn dịch cộng đồng không đủ ngăn ngừa lây lan. Cùng với đó, gián đoạn cung ứng vắc xin, thủ tục mua sắm kéo dài… Bệnh dại có tỷ lệ t.ử von.g cao, do quản lý đàn chó, mèo chưa tốt. Tỷ lệ tiêm phòng thấp và tình trạng chó, mèo thả rông. Dù SXH giảm so với năm 2023, nhưng số ca mắc vẫn cao do biến đổi khí hậu, khí hậu nóng ẩm và đô thị hóa nhanh. Sự chủ động diệt lăng quăng, muỗi trong cộng đồng còn hạn chế…
Bộ Y tế nhận định tình hình bệnh truyền nhiễm năm 2025: Tại Việt Nam, bệnh SXH, tay chân miệng có nguy cơ gia tăng do biến đổi khí hậu, giao thương, du lịch, đô thị hóa và sự chủ quan trong phòng bệnh. Các bệnh dự phòng bằng vắc xin có thể gia tăng nếu tỷ lệ tiêm chủng không đạt yêu cầu và quản lý tiêm chủng còn hạn chế, dẫn đến khả năng tăng ca nhập viện. Tỷ lệ t.ử von.g bệnh dại sẽ cao nếu tỷ lệ tiêm phòng, quản lý đàn vật nuôi (chó, mèo) còn yếu và sự chủ quan của người dân. Các bệnh nguy hiểm mới nổi như Mpox, cúm gia cầm độc lực cao có nguy cơ gia tăng với các biến chủng mới…
Để giảm tối đa tỷ lệ mắc, t.ử von.g do các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế yêu cầu nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, đẩy mạnh các chiến dịch diệt lăng quăng, muỗi.
Tăng cường quản lý đàn vật nuôi, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến tiêm phòng. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng bệnh cá nhân trong cộng đồng.
Quảng Bình có cơ hội lớn tiến tới loại trừ sốt rét vào năm 2026
Mỗi năm toàn tỉnh Quảng Bình có hơn 200.000 người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành được bảo vệ bằng hóa chất diệt muỗi, hơn 10.000 bệnh nhân được cấp thuố.c điều trị sốt rét miễn phí.
Tại Quảng Bình, để phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét, thời gian qua các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương phối hợp triển khai nhiều hoạt động mang lại hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, ngành y tế đi đầu triển khai nhiều chương trình với sự hỗ trợ của các đơn vị trong và ngoài tỉnh, địa phương này hiện không còn ghi nhận ổ dịch nào.
Thực hiện phun tẩm hóa chất diệt muỗi cho cư dân vùng miền núi biên giới.
Theo thống kê, năm 2015 Quảng Bình ghi nhận 609 trường hợp mắc bệnh sốt rét. Đến năm 2023 trên địa bàn tỉnh này chỉ còn ghi nhận 2 ca sốt rét ngoại lai từ châu Phi trở về. Quảng Bình không có sốt rét ác tính, không có t.ử von.g do sốt rét, không có dịch sốt rét xảy ra và phạm vi lưu hành bệnh sốt rét cũng dần được thu hẹp.
Đến cuối năm 2023, CDC Quảng Bình quyết định công nhận loại trừ bệnh sốt rét cho 2 đơn vị là thành phố đồng Hới và thị xã Ba Đồn. Từ đó thấy rằng tỉnh Quảng Bình đang có cơ hội lớn để tiến tới loại trừ sốt rét vào năm 2026.
"Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng Plasmodium gây nên và do muỗi Anophen truyền từ người bệnh (người có ký sinh trùng sốt rét) sang người lành. Loại bệnh này có 4 hình thức truyền bệnh do muỗi đốt (đây là phương thức chủ yếu), truyền má.u có nhiễm ký sinh trùng sốt rét, mẹ truyền sang con qua nhau thai bị tổn thương (hiếm gặp), tiêm chích bơm tiêm dính má.u có ký sinh trùng sốt rét", bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Bình cho biết.
Theo lãnh đạo CDC Quảng Bình, mọi người đều có thể nhiễm sốt rét. Miễn dịch sốt rét không đầy đủ và ngắn do vậy có thể bị tái nhiễm ngay. Không có miễn dịch chéo nên một người có thể nhiễm đồng thời hai ba loại ký sinh trùng sốt rét.. Mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét nếu sống hoặc có qua lại địa bàn có sốt rét lưu hành và bị muỗi Anophen đốt.
Theo thống kê, mỗi năm toàn tỉnh Quảng Bình có hơn 200.000 người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành được bảo vệ bằng hóa chất diệt muỗi, hơn 10.000 bệnh nhân được cấp thuố.c điều trị sốt rét miễn phí.
Mỗi năm toàn tỉnh Quảng Bình có hơn 200.000 người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành được bảo vệ bằng hóa chất diệt muỗi.
Giám đốc CDC Quảng Bình nhận định, mặc dù đạt được những thành công nhất định, nhưng vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, bệnh sốt rét vẫn là mối đ.e dọ.a và có nguy cơ quay trở lại. Nhiều vấn đề như ký sinh trùng sốt rét kháng thuố.c, muỗi kháng hóa chất, khả năng phục hồi muỗi truyền bệnh ở các vùng đã ngừng các biện pháp can thiệp cùng với mầm bệnh có trong cộng đồng là nguyên nhân gây lây lan loại bệnh này.
Sự di biến động dân cư khó kiểm soát, trong đó phải kể đến là dân di cư tự do, giao lưu biên giới, người dân đi rừng, ngủ rẫy... Cùng với đó, môi trường tại các vùng sốt rét lưu hành có nhiều biến động do yếu tố khí hậu, thời tiết; điều kiện kinh tế - xã hội vùng sốt rét còn nhiều khó khăn... là những nguyên nhân có thể làm gia tăng bệnh sốt rét.
"Chúng ta không được chủ quan, lơ là và cần nỗ lực nhiều hơn nữa để củng cố các yếu tố bền vững tránh nguy cơ sốt rét quay trở lại", bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp khuyến cáo.
Cán bộ y tế phổ biến kiến thức về phòng, chống sốt rét.
Để tiến tới loại trừ sốt rét trên địa bàn toàn tỉnh vào năm 2025 (sớm hơn 5 năm so với lộ trình của Bộ Y tế đề ra), tỉnh Quảng Bình chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể trong thực hiện "Kế hoạch loại trừ bệnh sốt rét trên phạm vi toàn tỉnh vào năm 2025" đến các cấp ngành, đoàn thể, đơn vị chuyên môn, chính quyền các địa phương.
Cùng với đó, tỉnh này cũng đề ra nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để thực hiện trong công tác chỉ đạo điều hành như: truyền thông giáo dục sức khỏe; củng cố mạng lưới y tế cơ sở; công tác kiểm tra, thanh tra; hoạt động tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.
Đoàn diễu hành, tuyên truyền phòng, chống và loại trừ sốt rét.
"Việc phòng, chống và loại trừ sốt rét có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sức khỏe của người dân, góp phần làm giảm gánh nặng bệnh tật cho người dân, đặc biệt đối với xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là một nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài không chỉ riêng ngành y tế mà còn là nhiệm vụ của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và của cả cộng đồng", bác sĩ Đỗ Quốc Tiệp chia sẻ.
TP.HCM loại trừ sốt rét trong 3 năm liên tiếp Năm 2020, TP.HCM là 1 trong 46 địa phương trên cả nước được công nhận loại trừ bệnh sốt rét, trong các năm 2021, 2022, thành phố không phát sinh ca bệnh sốt rét nào. Thông tin trên được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết ngày 24/4. Theo HCDC, năm 2023, TP.HCM ghi nhận 21 ca sốt rét, chủ...