Chia đôi tình phí – Nên hay không?
Ắt hẳn, đây là một thắc mắc chung cho rất nhiều couple, nhất là các teenboy. Đôi khi, các cặp cãi nhau chỉ vì chuyện có nên “chia đôi tình phí” hay không? Các chàng không bao giờ nỡ để các nàng phải hứng chịu những khoản “tình phí”. Thế nhưng các nàng lại luôn muốn cùng các chàng san sẻ một cách sòng phẳng. Vậy nên hay không và những mối tính như vậy liệu có bền lâu?
Khổ ải quanh những câu chuyện chia tình phí
Không phải cặp nào cũng biết cách hài hòa vấn đề tế nhị này, một số cặp trở nên sứt mẻ vì những suy nghĩ “không thể nói ra”, nhìn đi, nhìn lại, nguyên nhân chính của nó là “tình phí”.
Thảo Nguyên và Đông Hải, 18 tuổi quen nhau đã gần một năm. Trong suốt thời gian yêu nhau, tất cả các khoản cần chi chung của hai người đều được phân chia rất sòng phẳng. Ban đầu, Thảo Nguyên cũng cho rằng như vậy là tốt, vì Nguyên cũng không thích quá dựa dẫm vào bạn trai. Nhưng lâu dần, Nguyên thấy tủi thân và buồn chán vì sự tính toán quá kĩ của Hải. Đi chơi, ăn uống từ bé đến lớn, thậm chí tiền gửi xe Hải cũng ghi nhớ để “chia cho đều”. Bạn bè rầt nhiều người khuyên Nguyên chia tay Hải vì “không nên chấp nhận con trai mà tính toán thiệt hơn ngay cả với bạn gái mình”. Nhưng vì tình cảm một năm qua, mà Nguyên lúc nào cũng lo buồn, vì dù gì, nếu phải chia tay nhau vì chuyện “tiền bạc” thì cũng không đáng chút nào”.
Bên cạnh đó, cũng có những mối tình “chia đôi tình phí” lại bền vững nếu hai người thực sự hiểu và biết cách phối hợp với nhau ăn ý. Thực tế chứng minh, rất nhiều cặp do những vướng mắc về mặt tính toán mà khiến tình cảm bị sứt mẻ rất nhiều. Hay có rất nhiều người hết lòng yêu thương, xây dựng và lo lắng cho người kia lại trở thành “kẻ bị lợi dụng”, vì thế, đôi khi rõ ràng chuyện “tiền bạc” lại rất quan trọng.
Video đang HOT
Cách ứng xử sòng phẳng của teens lại chính là sự thận trọng, để né tránh những rủi ro bị lợi dụng. Hiện nay, không chỉ có người từng thất bại vài lần và rút ra những bài học xương máu sau khi yêu mới trở nên rõ ràng trong các khoan tình phí, rất nhiều teens đang theo xu hướng này. Teens cho rằng như vậy sẽ tốt hơn cho cả hai bên.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Những suy nghĩ của teengirls
40% teengirls cho rằng chịu tình phí là nhiệm vụ của teenboys. Các bạn í thể hiện suy nghĩ một cách thẳng thẳn: “Sẽ rất mệt mỏi nếu như gặp phải một người bạn trai vừa tính toán, vừa keo kiệt. Khi mới yêu nhau mà đã quá xem trọng việc thiệt hơn như vậy thì cũng không nên đặt mối quan hệ lâu dài, để tự làm khổ bản thân.”
Những teengirls này còn cho rằng: “Thích con trai ga lăng, và chuyện đó cũng là một phần nào thể hiện sự ga lăng của các chàng. Việc chi trả tình phí, cũng thể hiện sự kiêu hãnh cuả con trai. Con gái giành trả, đôi khi lại trở thành người vô tình “cướp” đi sự kiêu hãnh ấy”.
60% teengirls còn lại cho rằng nên sòng phẳng trong các khoản chi phí. Những teengirl này muốn chia sẻ bớt gánh nặng và áp lực cho bạn trai. Họ chấp nhận ngay cả nếu có “đau thương” và cho rằng: “Trong chuyện tình cảm, quan trọng nhất là cả hai phải biết cách hiểu và chia sẻ cho nhau. Chuyện tình phí cũng là một trong những điều đó. Không nên coi đó là một vấn đề quá quan trọng”.
Ngoài ra, các teengirls đều đồng ý với một quan điểm là sự sòng phằng thể hiện cái tôi của mỗi người. Sòng phẳng từ đầu thì không ai nợ ai, nếu có chia tay thì cũng thấy “nhẹ nhõm”.
Còn về phía teenboys
15 % teenboys quan niệm rằng, cần sòng phẳng trong các khoản “tình phí” vì ” Bắc thang lên hỏi ông trời, lấy tiền cho gái có đòi được không?”. Đó là kinh nghiệm các teenboys chắt lọc được từ những thằng bạn thân hay sau một vài lần đổ vỡ. Những teenboys trong số này cho biết: “Không phải nói, nhưng chuyện tình cảm và tiền bạc cần rõ ràng. Có qua có lại mới toại lòng nhau. Nếu cứ một mình phải chịu những gánh nặng về chi phí thì rất mệt mỏi. “Bên ấy” cũng cần phải biết chia sẻ gánh nặng mới thật sự hòa hợp được. Còn những “bạn gái” chỉ biết so đo rằng bạn trai mình không “bằng” người khác, thì chia tay còn hơn”.
85% Teenboys còn lại thì có quan điểm hoàn toàn trái ngược với những suy nghĩ trên. Những teenboys này cho biết: “Không chịu được khi thấy những “thằng con trai” phải tính toán với ngay cả bạn gái của mình. Con trai là chỗ dựa cho con gái, nên nếu có thiệt thòi một chút thì cũng chẳng sao”.
Đa số những teenboys này đều cảm thấy nếu cứ quá sòng phẳng so đo thiệt hơn thì tình cảm sẽ rất hời hợt. Mối quan hệ cũng dễ đổ vỡ vì ai cũng chỉ biết lo cho thân mình. Mà điều quan trọng khi hai người yêu nhau không phải so đo xem ai “chi” nhiều hơn ai, mà xem tình cảm của cả hai như thế nào.
Lời khuyên cho các cặp
Tất nhiên, không nên quá sòng phẳng trong chuyện tình yêu. Vì như người ta nói, nếu yêu mà cứ đem ra “cân-đo-đong-đếm” thì đâu phải là yêu nữa. Thế nên, các teens cần biết hài hòa và phối hợp một cách ăn ý với nhau.
Ví dụ nếu biết “đằng ấy” của mình đang trong thời kì “khủng hoảng kinh tế” thì việc hỗ trợ là rất nên. Nhưng cần phải biết hỗ trợ khéo léo và hài hòa. Lòng tự tôn của các teenboys rất cao, dù khó khăn đến mấy, các chàng cũng không muốn “đằng ấy” biết. Vì thế, nhất là các teengirls cần luôn khéo léo và tế nhị trong vấn đề này.
Qúa sòng phẳng trong chuyện tình yêu có thể giúp người trong cuộc tránh được thiệt thòi, nhưng điều này vô tình làm giảm đi lòng tin và rất dễ khiến “đối phương” tủi thân, hay chạnh lòng suy nghĩ.
Vì vậy, trong những lúc vui vẻ, các cặp nên nói chuyện và trao đổi thêm để hiểu nhau và san sẻ với nhau nhiều hơn những khó khăn. Không nên quá sòng phẳng, nhưng cũng không nên dồn hết mọi gánh nặng và trách nhiệm cho “người kia”. Như vậy, tình cảm mới luôn phát triển bền vững được.