Chia buồn với ‘người ra đi không kịp chờ cải cách’
Các cán bộ hoạch định chính sách dường như cứ nghĩ: đã là doanh nghiệp thế nào cũng vi phạm, đã làm là có sai…
Nhận định này được bà Phạm Chi Lan đưa ra sáng nay, 31-7 tại Hội thảo “Điểm lại pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018″ do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức.
Tại hội thảo, đại diện nhiều doanh nghiệp (DN), hiệp hội DN đưa ra nhận xét về việc các bộ, ngành đã chủ động rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh (ĐKKD), thủ tục hành chính (TTHC). Nhiều đại biểu coi đó là điều đáng mừng và tán thành, cảm ơn các cơ quan chức năng.
Tuy vậy, bà Phạm Chi Lan cho rằng: “Dù có nhiều lời cảm ơn của DN đối với các bộ, ngành… nhưng lại chưa ai lên tiếng chia buồn với các DN đã “ra đi” vì các bộ, ngành không kịp cải cách. Thời gian vài ba năm chờ đợi đã có thể giết chết vài ngàn DN rồi”.
Chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng: tư duy mặc định DN có sai phạm đã làm cải cách ĐKKD khó thực hiện. Ảnh: CHÂN LUẬN
Dẫn chứng số liệu, bà Lan cho hay: riêng 6 thang đầu năm 2018, đã có trên 64.000 DN đăng ký mới, nhưng lại có tới trên 52.000 DN ngưng hoạt động, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm ngoái
“Chưa bao giờ số DN ngưng hoạt động chiếm tới 80% DN đăng ký mới như vậy”, bà Lan nhận định. Riêng quý 2/2018, vẫn theo bà Lan, chỉ có 283.000 việc làm mới được tạo ra, giảm hơn so với quý 2/2017. Đương nhiên, điều này có nguyên do từ thách thức về công nghệ, kinh tế, chiến tranh thương mại… “Nhưng chưa chờ tới những thứ đó thì các vấn đề chính sách kinh tế có thể giết chết DN trong nước rồi”, bà Lan nhận định.
Theo vị chuyên gia kinh tế cao cấp này, các vấn đề về môi trường kinh doanh chiếm tới 50% khả năng cạnh tranh của DN. Vì vậy, ít nhất các ĐKKD phải chịu trách nhiệm 50% cho tình hình nói trên.
Video đang HOT
“Nên có lời điếu cho các DN phải rút ra khỏi thị trường”, bà Lan nói thẳng.
Dĩ nhiên, việc cải cách môi trường kinh doanh, cắt giảm ĐKKD là rất khó khăn, nhọc nhằn. Theo bà Lan, gốc rễ vấn đề nằm ở tư duy mặc định xuyên suốt của các cán bộ, công chức hoạch định chính sách.
“Có thể họ nghĩ đã là DN thế nào cũng có vi phạm, đã làm là có sai, nên có những thứ như thủy sản phải kiểm tra 100%, hay phân luồng quốc tế đã áp dụng mà trong nước vẫn chưa thể vào cuộc sống. Hệ thống quản lý của chúng ta quản lý trên sự nghi ngờ chứ không phải niềm tin”, bà Lan nói và cho rằng: từ tư duy như vậy nên trình độ, nhận thức của cán bộ cũng có vấn đề.
Lẽ ra, theo bà Lan, quản lý nhà nước phải nắm những cái lớn, nhưng ông lớn, để ý tới các vấn đề vĩ mô thì lại buông lỏng tất cả để quản lý những cái nhỏ, những vấn đề vi mô.
“Không quản lý những cái lớn như DNNN thì sẽ mất mát rất lớn cho nền kinh tế. Nhưng quản lý nhà nước lại buông để đi kiểm soát toàn xã hội. Cứ như thế thì làm sao đất nước phát triển được”, bà Lan đặt vấn đề.
Theo bà Lan, các cơ quan nhà nước đang nhầm lẫn kinh khủng khi can thiệp vào công việc kinh doanh của DN, dẫn đến việc “quản lý tùm lum” trong khi lẽ ra nhà nước chỉ can thiệp khi có tranh chấp.
“Có lẽ chúng ta vẫn thấy bóng dáng phân định sai về lợi ích khi quản lý nhà nước tập trung “chiếu tướng” DN nhỏ hơn là DN to, tạo thuận lợi hơn cho FDI thuận so với DN trong nước, DNNN ít bị “soi” hơn so với DNTN”, bà Lan nhận định.
Cuối cùng, chuyên gia này cho rằng: ngay cả quyền lực giữa các bộ với nhau, giữa các cục, vụ trong một bộ cũng bị phân tán và không thống nhất với nhau. Điều này làm cho cải thiện ĐKKD không thực hiện được.
CHÂN LUẬN
Theo LDO
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại TPHCM: Xe chở đề được ưu tiên qua phà
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TPHCM khẳng định mọi công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia đã hoàn tất, ngoài việc đảm bảo về cơ sở vật chất thì vai trò của người thực hiện là quan trọng nhất. Để kỳ thi diễn ra tốt, số lượng đội ngũ cán bộ coi thi tăng nhưng đồng thời phải nắm vững quy chế thi.
Tăng 15% số cán bộ coi thi
Chia sẻ về công tác chuẩn bị, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết: "Đến giờ này công tác chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia đã hoàn tất, đặc biệt chúng tôi quan tâm đến công tác tập huấn cho lãnh đạo các điểm thi, giám thị, cán bộ coi thi ở các điểm thi. Năm nay, TPHCM có 124 điểm thi với hơn 78.300 thí sinh dự thi với hơn 8000 cán bộ coi thi (hơn 3.200 giảng viên ĐH và trên 5.500 giáo viên THPT), tăng 15% so với năm ngoái. Với số lượng đông như thế thì để cán bộ coi thi nắm được nội quy coi thi là điều chúng tôi đặc biệt chú trọng. Sở vừa chuyển giao số liệu, hồ sơ cho 124 điểm thi và tổ chức tập huấn đến tất cả các trưởng, phó điểm thi và thư ký điểm thi về những điểm cần lưu ý trong nội quy coi thi đảm bảo cho kỳ thi an toàn".
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM
Bên cạnh đó, Sở cũng đã tập huấn cho các thanh tra coi thi THPT quốc gia. Năm nay, mỗi một điểm thi sẽ có hai thanh tra sẽ cắm chốt và một số thanh tra lưu động. Ngoài ra, công tác in sao đề thi cũng đã triển khai từ sáng ngày 18/6 tại địa điểm in sao đảm bảo đúng quy trình với 3 vòng cách ly độc lập. Với số lượng đề phải in sao rất lớn lên đến gần 700.000 bản in thì Sở cũng đã chuẩn bị số lượng máy in cao tốc cùng lực lượng cán bộ được huy động lên đến gần 70 người làm việc tới hết ngày 27/6. Công tác in sao này có sự giám sát của thanh tra và lực lượng an ninh (Công an TPHCM).
40 xe ưu tiên chở đề và bài thi
Ông Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ thêm: "Như thường lệ mọi năm, TPHCM luôn bàn giao đề thi hàng ngày. Với 124 điểm thi thì sẽ có hơn 40 xe được bố trí vận chuyển đề thi đến điểm thi mỗi buổi sáng. Riêng những điểm thi ở xa tại Cần Giờ, Củ Chi thì xe vận chuyển đề sẽ được xuất phát sớm hơn. Chúng tôi đã làm việc với các sở ngành liên quan như Giao thông vận tải, Công an để hỗ trợ công tác này. Những xe này sẽ được mang biển hiệu ưu tiên khi qua phà đảm bảo đề đến được điểm thi an toàn sớm trước giờ thi. Thứ 6 tới, các xe đi giao đề sẽ tiến hành chuyến đi tiền trạm trước để nắm lộ trình di chuyển. Do TPHCM đang vào mùa mưa nên chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn các túi ni lông lớn để bọc đề và bài thi, tránh để mưa ướt. Còn tại các điểm thi, chúng tôi cũng kinh nghiệm bố trí các phòng thi xa những khu vực dễ bị mưa tạt ướt. Tại điểm thi cũng bố trí nơi đủ điều kiện để đảm bảo bài thi của thí sinh từ lúc các em nộp đến hội đồng chấm thi phải an toàn".
Tăng lực lượng giám sát
Phó giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Hiếu cho biết ngay ngày 24/6, buổi sáng tại các điểm thi sẽ tập huấn lại lần nữa cho cán bộ coi thi. Sở lưu ý các điểm trưởng, cán bộ coi thi phải qua tập huấn mới được phép coi thi.
"Trong quy chế đã quy định rất rõ, cán bộ coi thi không được phép mang điện thoại di động, các loại máy thu phát thông tin vào khu vực coi thi. Đặc biệt, điện thoại di động phải tắt máy, tắt chế độ reo và để ở khu vực trực của điểm thi. Cán bộ coi thi chỉ được mang những vật dụng theo quy định vào phòng thi như đề thi, giấy nháp và túi hồ sơ điểm danh thí sinh, tuyệt đối không được mang túi xách hay vật dụng cá nhân vào phòng thi. Tôi cho rằng với cách này sẽ loại được việc cán bộ coi thi mang điện thoại di động theo.
Thí sinh tại TPHCM trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017
Hơn nữa, cứ 3 phòng thi sẽ bố trí một cán bộ giám sát, đội ngũ này sẽ có trách nhiệm giám sát các giám thị coi thi và kịp thời phát hiện trường hợp quên điện thoại của cán bộ coi thi.
Chúng tôi đã rà soát cơ sở vật chất, tại mỗi điểm thi đều có những phòng thi dự phòng để ngừa trường hợp có những phòng thi nào xảy ra sự cố do mưa gió thì đã có những phòng thi", ông Hiếu nói.
Thí sinh không nên cố học nhồi nhét đến ngày cuối cùng
Phó giám đốc Sở GD-ĐT nhắc thí sinh khi làm bài thi tổ hợp có một số điểm mới cần lưu ý. "Các bài thi tổ hợp trắc nghiệm thì quy định thời gian nghỉ giữa hai môn thành phần chỉ 10 phút, nên các em phải tranh thủ xử lý những vấn đề cá nhân cho phù hợp thời gian. Bên cạnh đó, thí sinh cũng phải hết sức chú ý mã đề thi của mình. Theo quy chế, môn thi tổ hợp mỗi thí sinh sẽ có một mã đề. Do đó, thí sinh cần nhớ mã đề môn thi thành phần đầu tiên của mình và đối chiếu kỹ ở những môn thành phần sau đó. Đối với thí sinh không thi liên tục 3 môn thành phần, thì các em phải chú ý phần tô đáp án tránh tô trật vị trí câu trên giấy làm bài, máy chấm sẽ không nhận dạng được và nhận kết quả không mong muốn", ông Hiếu chia sẻ.
Ngoài ra, ông Hiếu cũng khuyên thêm: "Các em chú ý việc ăn, ngủ nghỉ thời điểm trước thi phải thật khoa học; không nên thức quá khuya, chú ý tránh ăn uống những món ăn lạ, không quen với cơ thể... để đảm bảo sức khỏe cơ thể thật sự tốt và tinh thần thật thoải mái trước kỳ thi. Không nên cố học đến ngày cuối cùng và ngay bây giờ, các em nên thư giãn để cơ thể và tâm lý trở lại ở một trạng thái tốt nhất".
Lê Phương (ghi)
Theo Dân trí
Lần đầu tiên Việt Nam có đại học lọt top 1.000 thế giới: Định hướng chiến lược phát triển hiệu quả hơn "Kết quả về thứ hạng của QS theo tôi không quá quan trọng, đó chỉ là sự so sánh tương đối nhưng sẽ giúp cho chúng tôi nhìn nhận mình một cách tốt hơn và từ đó có chiến lược phát triển hiệu quả hơn". Đó là chia sẻ của TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá...