Chia 50-50 cổ phần Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo có “soán ngôi” ông Vũ?
Chiều 01/03 tới, Tòa án Nhân dân TP.HCM sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng trong vụ việc ly hôn của Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Tài sản chia đôi, không có nghĩa là “hai phần bằng nhau”
Trước khi HĐXX bước vào phần nghị án kéo dài 3 ngày, phía ông Vũ yêu cầu được phân chia tài sản theo tỷ lệ 70-30. Phía bà Thảo sau nhiều lần đưa ra những đề nghị khác nhau, cuối cùng yêu cầu được phân chia tài sản, trong đó có cổ phần tại Trung Nguyên Legend, theo tỷ lệ 50-50.
Trong khi đó, Viện Kiểm sát nêu quan điểm xét đóng góp của hai người, đề nghị HĐXX xem xét phân chia tỷ lệ để đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động của Trung Nguyên Legend và các công ty con.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Trao đổi với PV Infonet, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội – cho biết, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ, chồng gồm: Tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, những tài sản tranh chấp giữa vợ, chồng nhưng không có căn cứ để chứng minh là tài sản riêng của mỗi bên thì được coi là tài sản chung vợ chồng. Đối với tài sản chung, cả hai bên đều có quyền ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng và định đoạt khối tài sản đó.
Về yêu cầu phân chia tài sản theo tỷ lệ 70-30 từ phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng là chia đôi – Chia làm hai phần, nhưng không có nghĩa là… hai phần bằng nhau.
“ Pháp luật chỉ quy định là “tài sản chung vợ chồng chia đôi” nhưng không có quy định cứng là “chia làm hai phần bằng nhau”. Luật sư Cường nói.
Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp.
Hiện nay, việc chia tài sản chung vợ chồng căn cứ vào quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình, và hướng dẫn chi tiết tại Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Cụ thể việc chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn theo tỷ lệ nào phụ thuộc vào các yếu tố như sau:
Thứ nhất, hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng: được hiểu là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
Video đang HOT
Thứ hai, công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung: được hiểu là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
Thứ ba, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập: được hiểu là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
Thứ tư, yếu tố Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng: đây là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn. Ví dụ như người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
“Trong vụ án giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố trên để làm căn cứ tính tỉ lệ phân chia sao cho phù hợp. Nếu bên ông Vũ và Luật sư của ông Vũ có đầy đủ các tài liệu, chứng cứ chứng minh rằng việc chia cho ông Vũ theo tỉ lệ 70/30 là phù hợp với các quy định pháp luật nêu trên thì tòa án mới có căn cứ để xem xét chấp nhận. Ngược lại, nếu bà Thảo muốn yêu cầu tỉ lệ chia cao hơn thì cũng phải chứng minh các yếu tố trên để tòa án xem xét trên cơ sở pháp luật.” Luật sư Đặng Văn Cường nói.
Dù tỏ ra mệt mỏi nhưng ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn cho thấy ông rất “tỉnh” tại Tòa.
Có 50%, bà Thảo có thể giành quyền lực tại Trung Nguyên?
Trong trường hợp giả sử HĐXX tuyên bà Thảo được hưởng 50% số cổ phần đang tranh chấp tại Trung Nguyên, có thể bà Thảo sẽ có thêm quyền lực tại Tập đoàn và có thể được bầu làm thành viên HĐQT, nhưng không dễ soán vị trí Chủ tịch HĐQT thay ông Vũ.
Khoản 1 Điều 152 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định Chủ tịch HĐQT: “Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.”
Như vậy, với tỷ lệ cổ phần là 50% vốn điều lệ, thì người đó có thể là cổ đông có số cổ phiếu cao nhất của công ty. Tuy nhiên, để bầu ra Chủ tịch Hội đồng quản trị không phải căn cứ vào tỷ lệ cổ phần.
“Để trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty, cần đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành thành viên của Hội đồng quản trị. Tiếp theo, được lựa chọn là chủ tịch Hội đồng quản trị còn phụ thuộc vào số phiếu bầu của Hội đồng quản trị.” Luật sư Đặng Văn Cường phân tích.
Hiền Anh
Theo infonet
Xử vụ ly hôn chủ cà phê Trung Nguyên: Những sai sót về tố tụng
Chưa đảm bảo về thủ tục tố tụng và chứng cứ, chưa đảm bảo quy định về thời gian chuyển hồ sơ, chưa tống đạt quyết định cho luật sư hai bên đương sự... là một số sai sót trong tố tụng của TAND TP.HCM được VKSND TP.HCM chỉ ra trong quá trình xét xử vụ ly hôn của vợ chồng chủ cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
14h chiều nay (1.3.2019), sau 2 lần nghị án, TAND TP.HCM sẽ tiếp tục đưa vụ án ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo ra xét xử.
Trước đó, ngày 25.2, VKSND TP.HCM đã phát biểu quan điểm về vụ ly hôn của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Đồng thời, VKSND chỉ ra những thiếu sót trong quá trình tiến hành tố tụng của TAND TP.HCM.
VKS chỉ rõ, tại các buổi hòa giải, về phần tài sản là tiền, vàng và các tài khoản tại ngân hàng, khoảng hơn 2.000 tỷ đồng (bao gồm tiền Việt Nam, vàng, USD...), bên bị đơn là ông Vũ phản tố, đưa ra xác nhận của ngân hàng, đồng thời Tòa án đã xác minh, thu thập chứng cứ tại các ngân hàng từ 2012 đến 2016.
Tuy nhiên, phía nguyên đơn là bà Thảo không công nhận, cho rằng vấn đề tài sản tại ngân hàng chưa được xác minh cho đến thời điểm hiện nay, chưa được đưa ra để hòa giải. Mặt khác, tại tòa cả hai bên đương sự đều không chứng minh được nguồn gốc số tiền, không đưa ra được chứng cứ chứng minh số tiền còn trong tài khoản ngân hàng.
VKSND nêu quan điểm: TAND TP.HCM còn một số sai sót trong tố tụng.
Cùng với đó, đại diện Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam vắng mặt nên chưa đảm bảo về mặt tố tụng và chứng cứ để xem xét giải quyết vấn đề tài sản tại ngân hàng.
Về thời hạn chuyển hồ sơ cho VKSND, Tòa án gửi Quyết định đưa vụ án ra xét xử và hồ sơ vụ án cho VKSND TP.HCM chưa đủ thời hạn 15 ngày theo quy định điều 220 Bộ luật TTDS năm 2015.
Việc tống đạt các quyết định đưa vụ án ra xét xử và giấy triệu tập đến phiên tòa ngày 29.1.2019, tòa án chưa tống đạt cho luật sư hai bên.
Đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, tòa gửi giấy triệu tập theo đường bưu điện từ ngày 16.1 nhưng đại diện ngân hàng này vắng mặt tại phiên tòa vào các ngày 29.1 và 20, 21.2. Đến ngày 25.2, tòa mới nhận được đơn xin vắng mặt đề ngày 15.2 và xin vắng mặt tại phiên tòa ngày 25.2.2019.
VKSND TP.HCM nhận định: Về mặt thủ tục tố tụng, toà đã khắc phục, tuy nhiên vẫn còn thiếu sót. Vì vụ án kéo dài hơn 3 năm, ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống của hai bên đương sự, một số nội dung đã có đủ cơ sở để giải quyết, nên VKSND nêu quan điểm, đề nghị Tòa án giải quyết một số nội dung trong đơn khởi kiện của nguyên đơn và nội dung phản tố của bị đơn.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong vòng vây của phóng viên báo chí trong chiều 25.2.
Về tình trạng hôn nhân, đề nghị tòa giải quyết cho ông Vũ bà Thảo được ly hôn theo luật định.
Phần con cái: Đồng ý với sự thống nhất của hai bên đương sự, đề nghị giao cho bà Thảo là người trực tiếp chăm sóc ba người con (một người đã qua tuổi vị thành niên). Ông Vũ chịu trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con với số tiền 10 tỷ đồng/năm, từ 2013 đến hết học đại học.
Phần tài sản: Về tài sản là 13 bất động sản phân chia theo sự thỏa thuận của hai bên tại phiên tòa diễn ra trước đó. Đề nghị HĐXX giải quyết theo phương án các bên đưa ra, ai đang sở hữu, sử dụng tài sản nào thì tiếp tục sở hữu bất động sản đó. Bà Thảo chịu trách nhiệm thanh toán lại phần chênh lệch cho ông Vũ.
Về số cổ phần trong 7 công ty thuộc tập đoàn cà phê Trung Nguyên, trước khi xét xử, ông Vũ yêu cầu chia tỉ lệ 70/30, bên bà Thảo đề nghị 50/50. Sau đó bà Thảo đề nghị chia theo tỉ lệ 51/39 tại Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên.
VKSND nhận định, căn cứ Luật Hôn nhân gia đình, tài sản sau thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hợp nhất vợ chồng, khi phân chia có tính đến phần đóng góp và tạo lập của mỗi bên.
Xét đóng góp của ông Vũ, năm 1996 ông Vũ là người tạo lập nên Công ty cà phê Trung Nguyên buổi ban đầu. Năm 1998 bà Thảo lấy ông Vũ, nhưng không chứng minh được việc đóng góp, tạo lập được Công ty cà phê Trung Nguyên.
Xét đóng góp của bà Thảo, sau khi sinh con, bà Thảo có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của Trung Nguyên. Từ 2006 đến nay, bà Thảo tham gia quản lý điều hành, đóng góp nhiều công sức cho Trung Nguyên. Từ những lẽ đó đề nghị tòa xem xét giải quyết phân chia tài sản cho phù hợp.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo trả lời phóng viên báo chí chiều 25.2
Đối với tài sản là tiền, vàng, các tài khoản tại các ngân hàng do còn sai sót về mặt thủ tục nên chưa có đủ cơ sở để giải quyết. Đối với công ty tại Singapore, do trước đó tòa án đã tách ra để giải quyết ở vụ án khác mà chưa nhập về nên không có cơ sở giải quyết trong vụ án này.
Tranh chấp đầy kịch tính
Trước đó, trong hai ngày 20, 21.2, sau hai ngày xét xử hết sức căng thẳng, kịch tính tại tòa, vấn đề tranh chấp cổ phần trong các công ty thuộc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, tài sản tại ngân hàng, công ty tại Singapore chưa được "ngã ngũ". Ông Vũ đề nghị chia cổ phần theo tỷ lệ 70/30, ông Vũ sẽ trả tiền mặt số 30% cổ phần cho bà Thảo và giữ lại tài sản.
Tuy nhiên, bà Thảo muốn chia tài sản cụ thể đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Trung Nguyên 51% cho bà Thảo và 39% cho ông Vũ, lý do mẹ ông Vũ đang nắm giữ gần 10%, như vậy đối với tỷ lệ 51% - 49% các bên không thể dùng ý chí của mình để áp đặt bên kia.
Về khối tài sản là tiền, vàng, các tài khoản nằm trong ngân hàng và công ty bên Singapore, luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà Thảo đề nghị tách thành một vụ án khác và xử lý sau.
Các vấn đề khác về nuôi con, cấp dưỡng nuôi con, phân chia tài sản là bất động sản đã được ông Vũ, bà Thảo thống nhất.
HĐXX quyết định kéo dài thời gian nghị án, chiều nay (1.3), tòa sẽ ra phán quyết về vụ ly hôn được dư luận đặc biệt quan tâm này.
Theo Danviet
Ông chủ cà phê Trung Nguyên hé lộ 5 lần bị bà Thảo ép đi giám định tâm thần "Có người phụ nữ nào, người vợ nào mà nói chồng bị tâm thần, rồi ép chồng đi bệnh viện? Qua đã vì cô ấy mà đi khám ở 5 bệnh viện, 2 hội đồng giám định...", ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã cay đắng thốt lên trong thời gian khi phiên xét xử tạm dừng để HĐXX nghị án. Chiều 25.2, sau...