Chỉ với video ngắn 1 phút, NASA cho thấy tương lai không mấy khả quan của con người nếu như cứ tiếp tục xả khí CO2
Nhìn màu sắc của video là đã thấy nóng nực rồi …
Trong suốt 140 năm ghi lại lịch sử, ta thấy năm 2019 vừa kết thúc đã nắm giữ vị trí thứ hai trong thứ hạng những năm nóng nực nhất. 20 năm vừa qua, có tất cả 19 năm đạt danh hiệu “nóng nực nhất trong lịch sử”, một kỷ lục không ai muốn nhưng vẫn cứ được trao.
Chỉ với video dài hơn 1 phút, NASA đã chỉ ra những khoảng thời gian nóng nực trong lịch sử nhân loại. Nhiệt độ trung bình tiếp tục tăng, cháy rừng tiếp tục diễn ra và băng tiếp tục tan, hậu quả của biến đổi khí hậu đã hiện hữu ngay trước mắt.
Theo lời Gavin Schmidt, giám đốc Viện Nghiên cứu Vũ trụ Goddard của NASA, thì những sự kiện thời tiết cực đoan “ đang diễn ra dài kỳ chứ không phải sự kiện ngẫu nhiên do hiệu ứng của thời tiết“. Suốt 800.000 năm nay, chưa bao giờ khí quyển Trái Đất chứa nhiều CO2 tới mức này.
Video mới của NASA cho thấy tương lai không mấy khả quan.
Theo Trí thức trẻ
Xác tàu Titanic dưới đáy biển bị tàu ngầm đâm trúng
Từ ngày 29/7-4/8/2019, các nhà khoa học của tổ chức EYOS Expeditions đã nhiều lần lặn thám hiểm xác tàu Titanic chìm dưới đáy đại dương và "tình cờ" đâm phải xác tàu Titanic.
Tại thời điểm đó, con tàu ngầm bị ảnh hưởng bởi "dòng chảy mạnh và hỗn loạn", "đôi lúc có va chạm với đáy biển và một lần đã va chạm với xác tàu Titanic", báo cáo của EYOS cho biết.
"Chúng tôi đã tình cờ va chạm với tàu Titanic khi chúng tôi ở gần vỏ tàu, một mảnh lớn của thân tàu đã bung ra. Sau đó, chúng tôi quan sát thấy một vết gỉ đỏ ở bên cạnh tàu ngầm của chúng tôi", Rob McCallum, người đứng đầu đoàn thám hiểm, nói với Telegraph.
RMS Titanic Inc., công ty cứu hộ có trụ sở tại Atlanta, bên sở hữu độc quyền việc lấy cổ vật khỏi xác tàu, phản ứng dữ dội trước báo cáo của EYOS. Tại phiên tòa hôm 28/1, công ty này yêu cầu EYOS đưa ra video bằng chứng và cho rằng EYOS phải bị phạt vì tội khai man.
RMS cáo buộc EYOS và Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển quốc gia "đã không thông báo cho RMST và tòa án trong gần 5 tháng gây ra một loạt các vấn đề rắc rối".
Xác con tàu Titanic dưới đáy biển. Con tàu bị chìm vì đâm vào băng trôi năm 1912. Ảnh: Wiki Commons.
EYOS lần đầu tiên thông báo cho Tòa án Quận phía Đông Virginia về vụ việc vào ngày 7/1.
Trong tuyên bố hôm 29/1, người phát ngôn của Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Brady Phillips đã bác bỏ cáo buộc này và khẳng định nhân viên của RMS trong đoàn thám hiểm đã không báo cáo về vụ việc.
Ông Phillips cho biết trong cuộc chiến pháp lý hiện tại, RMST đang xin phép tòa án để "cắt đứt thân tàu và dỡ bỏ các cổ vật từ bên trong con tàu". Phía Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển quốc gia phản đối điều này.
Trước đây, các bên chỉ được phép thu thập các vật phẩm từ mảnh vỡ gần con tàu đắm, không phải từ bên trong thân tàu Titanic.
Trong khi đó, RMST muốn lấy ra một máy phát điện báo không dây Marconi khỏi một "phòng cách âm" mà trong 108 năm qua chưa có người chạm tới.
"Sự phân rã tự nhiên của xác tàu cho thấy trần tàu có thể sụp đổ trong vòng một năm, mãi mãi chôn vùi đài phát thanh này", RMST nói với Telegraph. Phiên xét xử về vụ án dự kiến diễn ra vào ngày 20/2.
Theo news.zing.vn
Phát hiện lỗ thông hơi carbon dioxide dưới đáy biển ngoài khơi Philippines Sâu hàng trăm mét dưới bề mặt đại dương ngoài khơi Philippines, các nhà khoa học đã bắt gặp một điểm nóng của khí carbon dioxide. Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một điểm mới phun ra nhiều carbon dioxide dưới đáy biển ngoài khơi Philippines. Đó là một lỗ thông hơi có thể giúp chúng ta dự đoán các rạn...