Chỉ với RAM 512 MB, game thủ đã từng “say mê” với những trò chơi nào?
Chỉ vài thập kỷ trước, khi mà những chiếc RAM 256, 512 MB vẫn thịnh hành, game thủ đã có thể chơi được nhiều tựa game đỉnh cao.
Ngày nay, với những PC siêu mạnh sở hữu RAM 16 GB, 32 GB hoặc thậm chí là 64 GB (và nhiều hơn), game thủ có thể thỏa thích đắm chìm vào những trò chơi đẹp lung linh, đồ họa sắc nét như thật. Tuy nhiên, chỉ vài thập kỷ trước, khi mà những chiếc RAM 256, 512 MB vẫn thịnh hành, game thủ vẫn có thể chơi được nhiều tựa game đỉnh cao, được xếp vào hàng huyền thoại.
1. Half-Life 2
Half-Life 2 là phần tiếp theo của tựa game Half-Life nổi tiếng. Người chơi sẽ nhập vai vào nhân vật Gordon Freeman, phải chiến đấu với các quái vật và thử thách trong một thế giới hậu tận thế. Game sở hữu cốt truyện sâu sắc, gameplay đa dạng với sự sáng tạo trong việc sử dụng vật phẩm và vũ khí.
2. Warcraft III: Reign of Chaos
Warcraft III là một tựa game chiến thuật thời gian thực được đặt trong thế giới giả tưởng của Warcraft. Người chơi có thể chọn một trong bốn phe: Human, Orc, Undead, hoặc Night Elf, sau đó xây dựng căn cứ, tạo ra quân đội và chiến đấu với đối thủ. Warcraft III được xem là một trong những tựa game chiến thuật huyền thoại, không những vậy, nó còn đặt những viên gạch đầu tiên cho thể loại MOBA sau này.
Video đang HOT
3. Grand Theft Auto: San Andreas
GTA: San Andreas là một trong những tựa game nổi tiếng nhất trong series Grand Theft Auto của Rockstar Games. Người chơi nhập vai vào Carl “CJ” Johnson, một tay xã hội đen trở về quê nhà sau một thời gian dài xa cách. Trong thế giới mở rộng của thành phố Los Santos và các vùng lân cận, người chơi có thể tham gia vào nhiều hoạt động như lái xe, đua xe, chiến đấu, và thậm chí là quản lý một băng nhóm.
4. The Elder Scrolls IV: Oblivion
Oblivion là một trong những tựa game nhập vai mở thế giới của Bethesda Game Studios, đặt trong thế giới giả tưởng của Tamriel. Người chơi có thể tự do khám phá thế giới mở rộng của Cyrodiil, thực hiện các nhiệm vụ, thám hiểm hang động và dungeon, phát triển nhân vật thông qua hệ thống kỹ năng và cấp độ.
5. FIFA 09
FIFA 09 là một trong những phiên bản thành công trong series game bóng đá FIFA của EA Sports. Trong tựa game này, người chơi có thể tham gia vào các trận đấu bóng đá, quản lý CLB, tranh tài ở các giải đấu và chế độ chơi online.
5 tựa game bị chỉ trích vì "móc túi" game thủ
Nhiều tựa game bị chỉ trích vì sử dụng Microtransactions quá đà.
Microtransactions (giao dịch vi mô) đã trở thành một phần của ngành công nghiệp game, nhưng chúng thường gặp phải sự chỉ trích từ cộng đồng game thủ nếu được sử dụng không công bằng hoặc ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game. Dưới đây là 5 tựa game bị game thủ chỉ trích vì việc triển khai microtransactions.
1. Star Wars Battlefront II (2017)
Chế độ trực tuyến của Star Wars Battlefront II gặp phải chỉ trích mạnh mẽ vì việc áp dụng microtransactions trong trò chơi. Ban đầu, người chơi có thể mua các loot box để nhận được lợi ích trong trò chơi, điều này đã gây ra sự bất bình đẳng và ảnh hưởng đến sự cân bằng của trò chơi.
2. Assassin's Creed Odyssey
Trong Assassin's Creed Odyssey, Ubisoft đã triển khai một hệ thống microtransactions để mua đơn vị nội dung in-game như trang phục, vũ khí và trợ giúp. Mặc dù có thể mua được bằng tiền game kiếm được, nhiều game thủ cảm thấy hệ thống này đã làm giảm giá trị của trải nghiệm chơi game.
3. Diablo IV
Thời gian vừa qua, cộng đồng game thủ Dibalo IV đã tỏ ra vô cùng phẫn nộ với hàng loạt "chiêu trò móc túi" mới đến từ Blizzard. Mặc dù đã phải bỏ không ít tiền để mua trò chơi gốc, game thủ giờ đây vẫn phải cắn răng chi thêm khi Diablo IV liên tục cập nhật các Microtransactions.
Trong động thái mới nhất, Blizzard vừa cập nhật "gói nạp siêu VIP" cho Diablo IV. Gói nạp này có giá tận 64,99 USD (thậm chí còn cao hơn cả trò chơi gốc, chỉ 41,99 USD). Game thủ mua gói nạp này sẽ nhận được vô vàn các ưu đãi, trong đó có quyền sở hữu thú cưỡi độc nhất vô nhị Vitreous Scourge. Ngoài gói nạp này ra, game thủ Diablo IV không có bất cứ cách nào khác để có được Vitreous Scourge.
4. Dragon's Dogma 2
Vài ngày sau khi ra mắt, Dragon's Dogma 2 đang bị chỉ trích thậm tệ trên các diễn đàn game thủ. Điểm đánh giá của game trên Steam tụt không phanh từ hơn 85% về chỉ còn 45%, một con số cực kỳ tệ.
Không phải vì game không hay, cũng không phải vì các vấn đề liên quan đến lỗi trò chơi hay máy chủ, tất cả chỉ vì chính sách "móc túi" quá đà mà Capcom đang áp dụng với Dragon's Dogma 2. Chỉ 3 ngày sau khi ra mắt, nhà phát hành game Nhật Bản đã tung ra cả thảy 21 bản mở rộng (DLC) với tổng giá lên đến 975.000đ (gần bằng giá trò chơi gốc). Những Microtransactions (giao dịch vi mô) này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình trải nghiệm game của người chơi, gây mất cân bằng nghiêm trọng giữa người nạp và không nạp.
5. Shadow of War
Trong Middle-earth: Shadow of War, hệ thống microtransactions đã được áp dụng cho cửa hàng trong trò chơi, cho phép người chơi mua các nhân vật và vật phẩm mạnh mẽ bằng tiền thật. Điều này đã gây ra sự phản đối từ cộng đồng game thủ vì nó ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game và cân bằng của trò chơi.
"Móc túi" game thủ với 21 DLC, Dragon's Dogma 2 nhận mưa gạch đá
Black Myth Wukong dính lỗi, Intel có thể là "thủ phạm"? Nhiều người chơi cho biết họ gặp nhiều lỗi ngay lần đầu tiên chơi Black Myth Wukong. Hôm nay, Black Myth Wukong chính thức ra mắt Ngay sau khi ra mắt, Black Myth Wukong đã nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng game thủ. Tuy nhiên, niềm vui ngắn ngủi khi được trải nghiệm tựa game được mong đợi bấy lâu...