Chỉ với những quả bóng bay quen thuộc, bố mẹ có thể biến tấu thành hàng chục trò chơi “vui nổ trời” cho con ở nhà
Trò chơi với bóng bay không những giúp trẻ cải thiện vận động thô mà còn phát triển các kỹ năng vận động tinh, là sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt, hay khả năng phán đoán đường rơi của bóng để đón đầu.
Ở nhà trông con chắc hẳn bố mẹ nào cũng đau đầu vì phải nghĩ ra nhiều trò cho con chơi, để con không xem TV, điện thoại. Tuy nhiên, nếu chịu khó sáng tạo một chút, bố mẹ sẽ có thể bày ra số các trò chơi chỉ từ những vật dụng vô cùng quen thuộc với cuộc sống hàng ngày.
Ngoài những trò chơi từ băng dính, bố mẹ hãy thử dùng bóng bay để làm vật mua vui cho con thông qua các trò chơi vận động. Những trò chơi này không chỉ giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động thô như chạy nhảy để giải tỏa năng lượng, mà nó còn giúp các con phát triển vận động tinh như sự kết hợp giữa tay và mắt, là sự tinh ý nhận ra đường di chuyển của quá bóng để “đón đầu”.
Nếu không tin, bố mẹ hãy tham khảo vài trò chơi bằng bóng bay được gợi ý dưới đây nhé.
*Lưu ý: Bóng bay rất dễ vỡ và những mảnh vỡ của bóng có thể gây nghẹt thở nghiêm trọng cho trẻ em. Do đó, bố mẹ cần dặn dò con lớn và giám sát các bé nhỏ trong khi chơi.
Đây là trò chơi rất phổ biến mà trẻ em cũng thích. Quy tắc chơi vô cùng đơn giản: trẻ cần đánh bóng lên không trung và tuyệt đối không được để bóng rớt xuống chạm đất. Đây là một thử thách đòi hỏi trẻ phải xác định được đường rơi của bóng để còn chạy lại đón, con sẽ phải chạy, nhảy, thậm chí trượt lăn ra để đỡ bóng. Ngoài ra, nó còn cải thiện cơ bắp tay cũng như sự phối hợp giữa tay và mắt của trẻ.
Để trò chơi thêm phần gay cấn, thú vị, bố mẹ có thể yêu cầu con tung hứng nhiều hơn 1 quả bóng hoặc để một tay ở đằng sau lưng. Hãy đếm bấm giờ để xem con có thể tung một bóng trong bao lâu, và con có thể tự vượt qua được kỷ lục của mình hay không.
Bố mẹ hãy đặt một quả bóng giữa hai đầu gối của trẻ và yêu cầu con đi khắp phòng mà không được làm rơi bóng. Thử thách khó hơn dành cho các bé lớn là đi qua một vài trước ngại vật được đặt rải rác trong phòng. Nếu làm rơi bóng, trẻ sẽ phải làm lại từ đầu.
Treo một quả bóng lên một vị trí cao hơn so với chiều cao của con một chút, sau đó, bố mẹ sẽ yêu cầu con thử nhảy lên và chạm tay vào bóng. Bố mẹ sẽ đếm số lần trẻ chạm được liên tiếp. Nếu trẻ chạm tay một cách dễ dàng thì bố mẹ hãy thử bảo con chạm bóng bằng đầu xem sao nhé.
4. Thổi bóng về đích
Bố mẹ cho con một quả bóng, đồng thời vẽ một vạch đích. Nhiệm vụ của con là đưa bóng về đích bằng cách thổi. Ai thổi về đích nhanh hơn thì người đó chiến thắng.
5. Giữ bóng thăng bằng
Trò chơi này yêu cầu trẻ phải giữ bóng ở trên mu bàn tay. Bố mẹ sẽ phải ngạc nhiên khi thấy con tập trung vào việc giữ bóng với những bước di chuyển nhẹ nhàng quanh phòng.
6. Đánh bóng
Video đang HOT
Nếu con đã chán dùng tay để chơi bóng rồi thì bố mẹ hãy cho con cái vợt muỗi, vợt cầu lông, một tờ bìa, quạt giấy… để làm dụng cụ tung hứng bóng hoặc đánh bóng.
Hoặc bố mẹ sẽ thử thách trẻ đặt bóng lên những vật dụng đó, vượt qua chướng ngại vật và mang bóng về đích mà không được làm rơi bóng xuống sàn.
7. Mang bóng bằng chân
Trò này đòi hỏi sự tập trung cao độ khi trẻ phải nằm trên sàn, giơ hai chân lên không trung để giữ một quả bóng rồi trườn về đích. Ai làm rơi bóng thì phải quay về vạch xuất phát và làm lại từ đầu. Ai mang bóng về đích trước thì sẽ giành được chiến thắng.
8. Bóng chuyền
Bố mẹ hãy buộc một đoạn dây giữa 2 ghế, rồi cho trẻ đánh bóng bay qua lại từ bên này sang bên kia như kiểu chơi bóng chuyền. Quy định của trò chơi này là không được để bóng chạm sàn.
9. Khúc côn cầu
Chỉ cần vài trái bóng bay, một cây gậy hoặc một cái bìa cứng cuộn lại, sau đó bố mẹ hướng dẫn trẻ điều khiển bóng sao để cho nó bay vào lưới. Lưới ở đây được làm từ giỏ đựng quần áo hoặc thùng các tông cỡ vừa. Trò này sẽ thật sự hấp dẫn nếu có nhiều bạn cùng chơi.
10. Bóng nước
Nếu trẻ đã chán chơi tất cả các trò chơi kể trên, bố mẹ hãy thử cho con chơi bóng nước nhé. Đảm bảo trẻ nào cũng thích mê. Trò chơi này rất đơn giản: Bố mẹ chỉ cần cho con ra sân, vườn, vào hồ bơi hoặc nhà tắm, rồi bảo con bơm nước vào những quả bóng, sau đó ném vào nhau. Nước sẽ bắn tung tóe trong tiếng cười giòn tan của trẻ.
Mẹ 2 con gợi ý hàng chục trò chơi trong nhà để trẻ chơi cả ngày không biết chán khi nghỉ học giữa đại dịch Corona
Các trò chơi trong nhà mà chị Anh Hoa đưa ra được thiết kế xen kẽ giữa vận động tinh và vận động thô để cân bằng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh cả về tâm-thân-trí. Vì theo chị, việc trẻ ngồi yên 1 chỗ chơi các trò tĩnh không phải là tốt.
Quyết định cho học sinh từ mẫu giáo đến trung học phổ thông nghỉ học thêm 1 tuần của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước đại dịch Corona đã khiến nhiều bố mẹ đứng ngồi không yên. Phần vì bố mẹ còn bận đi làm và không sắp xếp được người trông con, phần vì bố mẹ ở nhà trông con cũng... không biết làm gì cho qua ngày. Nhưng dù cho thế nào đi nữa, nhìn một cách tích cực thì khoảng thời gian "nghỉ Tết lại từ đầu" này cũng là cơ hội để mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên khăng khít hơn.
Và thay vì ngồi nhìn thời gian trôi qua, suốt ngày chỉ cho con ngồi xem tivi, ipad thì hãy gợi ý cho con những hoạt động bổ ích. Chị Anh Hoa (tên thật là Trần Thị Kim Hoa, 33 tuổi, hiện đang sống tại Hà Nội) vốn là một bà mẹ có tiếng trong cộng đồng giáo dục sớm, đã đưa ra những gợi ý rất hay về việc chơi cùng con trong thời điểm đặc biệt này.
Chị Anh Hoa vốn là một bà mẹ được nhiều người biết đến như một chuyên gia giáo dục sớm.
Chị Anh Hoa chia sẻ: "Mình cho rằng việc cho trẻ em nghỉ học trong 1 tuần tới là cần thiết vì an toàn, sức khỏe của các con phải đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên bên cạnh các kỹ năng cần dạy con về sử dụng khẩu trang đúng cách, rửa tay, các kỹ năng sống phòng tránh dịch bệnh... thì trẻ em vẫn cần có thế giới vui chơi của mình. Vậy nên mình muốn đưa ra gợi ý các trò chơi trong nhà cho trẻ để các bố mẹ khác có thể tham khảo cùng".
Truy tìm kho báu
Lấy 1 món đồ vật và đem giấu đi 1 nơi. Nhiệm vụ của các bạn nhỏ là cần lấy 1 tờ giấy đầu tiên nhận nhiệm vụ và làm theo hướng dẫn. Các chỉ dẫn làm sao thật phức tạp, để trẻ phải đi tìm khắp nơi trong nhà.
"Ví dụ như: (1) Nhận nhiệm vụ 2 trong ngăn kéo, (2) Nhảy lò cò 10 bước rồi đến góc nhà, sau cánh cửa lấy nhiệm vụ số 3. (3) Hát 1 bài rồi tìm nhiệm vụ 5 dưới ghế sopha... 10 tờ giấy ghi các chỉ dấu /mệnh lệnh khác nhau và cuối cùng có thể tìm được kho báu. Lần sau các bạn nhỏ phải tự nghĩ ra các quy trình đi tìm kho báu", chị Anh Hoa đưa ra ví dụ cụ thể cho các mẹ.
Thay vì cho con xem ipad, tivi, bố mẹ hãy cùng con chơi các hoạt động giàu tính kết nối và có ý nghĩa.
Sa bàn thành phố/Cảng biển bìa carton
Kiếm hộp bìa carton trải phẳng ra và dùng bút dạ vẽ một sa bàn thành phố. Thực ra với trẻ không cần quá cầu kỳ, bố mẹ và con cùng thiết kế, tưởng tượng: đây là sông, gara, bến tàu, bến xe... và chằng chịt các con đường. Bé dùng các xe ô tô, gấp giấy tàu thuyền... là sẽ say mê chơi.
Đi cà kheo bằng đầu gối
"Trò này lấy cảm hứng từ chính bạn Sâu nhà mình. Chơi trên đệm/chăn hoặc thảm xốp không đau đầu gối nhé. Ngồi như quỳ, rồi vòng 2 tay ra sau túm lấy 2 chân, di chuyển bằng đầu gối sao cho không bị ngã. Khó khăn một chút nhưng cả nhà được những trận cười như nắc nẻ", chị Anh Hoa gợi ý.
Dựng lều trong nhà
Trẻ con rất thích các ngôi nhà nhỏ, lều trại trong nhà. Các bố mẹ có thể lấy chăn/ dựng lều thật hay những hộp carton to cùng một ngọn đèn là hoàn hảo. Cũng sẽ tuyệt hơn nếu bố mẹ lấy các dây đèn nhấp nháy trang trí cây mai đào ngày Tết chăng bên trong/ngoài lều/nhà các bé sẽ rất rất thích.
"Nhà nào không có các vật dụng trên thì có thể lấy cái chăn, trùm lên trên cái bàn và ngay lập tức có một... chỗ chui ra chui vào. Và cùng nhau mang thêm mấy cuốn sách/ đồ ăn vặt để mang đến những giây phút vui cực đại nữa nhé!", chị Anh Hoa nhắn gửi.
Hai bé Sâu (9 tuổi) và Minh (4,5 tuổi) luôn được bố mẹ ưu tiên giành thời gian để chơi cùng hoặc thiết kế các hoạt động bổ ích từ khi còn nhỏ.
Xây tháp
Bằng cách cắt miếng bọt biển, xốp hoặc với các thanh gỗ Kapla dạng thanh nhỏ dài, bạn có thể tạo cho bé trò chơi xây tháp. Khi tham gia thiết kế và xây dựng các công trình có thể giúp bé chơi ngày này qua ngày khác để "xây dựng công trình thế kỷ". Trò chơi đơn giản này không chỉ làm bé thư giãn mà còn giúp trẻ bình tĩnh lại và rèn luyện khả năng tập trung.
Nhảy lò cò trong nhà
Dùng băng dính dán các số vào các ô gạch: 1,2,3,4,5 so le nhau để bé chơi trò nhảy lò cò trong nhà.
Trứng hóa thạch
Lấy 1 số món đồ chơi nhỏ của bé, cho vào quả bóng bay, bơm nước cho phồng to bằng hai nắm đấm, nhỏ 1 số giọt các màu vào lắc đều. Sau đó buộc quả bóng lại và cho vào ngăn đá. Hôm sau muốn chơi thì lấy quả bóng đông đá ra, bóc lột bóng bên ngoài và bé phải chờ băng tan chảy để khám phá ra bên trong quả bóng là gì. Có thể thêm cái thìa/dĩa cho bé đập khám phá.
Chơi các loại cờ, các trò chơi dân gian
Đối với các bạn tiểu học bắt đầu biết đến các loại cờ thì: cờ vua, cá ngựa, cờ tỷ phú... là những loại cờ yêu thích. Có những loại chơi rất nhanh như cờ cá ngựa song cờ tỷ phú lại chơi cực lâu, ngày này qua ngày khác, rất thú vị lại tăng khả năng tính toán, tìm hiểu về đầu tư sinh lời.
Hay bố mẹ có thể giúp các con biết về trò chơi dân gian Việt Nam như ô ăn quan cũng rất thú vị. Dùng bút dạ vẽ trên bìa các tông, sau đó lấy sỏi/đá hoặc bi ve làm quân. Đây là trò chơi dân gian rất phổ biến các bố mẹ có thể cho con chơi.
Khi các con chơi, chị Anh Hoa gần như không dùng đến điện thoại nên rất hạn chế chụp ảnh.
Các trò tung hứng tại chỗ
Vận động trong nhà luôn khó do vướng đồ đạc, nên các trò chơi tung hứng, vận động tại chỗ luôn là lựa chọn tốt như tâng bóng bàn, chơi kendama-1 (trò chơi có nguồn gốc từ Nhật Bản) mà từ trẻ em đến người lớn đều chơi được. Cái hay là chỉ cần chơi tại chỗ mà trẻ vừa vận động, vừa tập trung chú ý mới có thể hoàn thành các động tác để giữ quả bóng trên cây Kendama. Khi trẻ chơi thuần thục, sau này có thể tham gia rất nhiều giải thi đấu ở các nước trên thế giới, sẽ là một trải nghiệm rất thú vị.
Học một điệu nhảy mới
Có rất nhiều điệu nhảy dân vũ khác nhau, bé chọn một điệu nhảy rồi nhảy theo, mỗi ngày 1 chút đến khi nhảy được thành thạo
Làm 1 dự án
Với các trẻ cấp 1,2,3 việc chọn 1 dự án để theo đuổi rất hấp dẫn. Quan sát ngay các con vật xung quanh: con gián, con kiến, nhện... hoặc các hiện tượng, sự biến đổi...để tìm hiểu chuyên sâu về nó cũng là những đề tài rất thú vị.
Học đánh máy 10 ngón
Thời gian nghỉ, bố mẹ có thể cho các bé học thêm đánh máy 10 ngón với các phần mềm trên mạng, mỗi ngày chỉ cần 30 phút hoặc theo level bài học, bé vừa học được thêm kỹ năng mới, lại chủ động trong việc học.
Làm thủ công
Chọn một số các hoạt động tự làm/chế từ các vật liệu trong nhà như: biến chai lọ thành hộp đựng bút, tự chế túi xách, bọc bút... để tận dụng các đồ trong nhà tái chế. Điều quan trọng là các bố mẹ cổ vũ, động viên con, đặt hành trình cố gắng lên trên kết quả.
Cuối cùng, chị Anh Hoa cho rằng, chỉ cần bố mẹ để tâm suy nghĩ một chút các hoạt động để chơi cùng với con, thì một ngôi nhà đơn sơ cũng có thể trở thành thiên đường vui chơi của con.
"Nhà mình có 2 bạn: bạn Sâu 9 tuổi và bạn Minh 4,5 tuổi. Khi các con nghỉ học, nhà không có ông bà, cả nhà phải họp một buổi và cùng nhau nhất trí rằng mình nghỉ làm cùng con. Các con cùng mình đưa ra thời gian biểu, từ giờ giấc sinh hoạt và chơi/học, làm việc nhà ra sao. Gia đình vẫn cố gắng giữ nếp, nhưng bố mẹ xác định rằng do trong ngày thời gian làm việc ít nên "làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm" để thấy nhẹ nhàng hơn. Và quan trọng từ đầu mình xác định mình đi làm vì ai, vì cái gì nên việc sắp xếp cân bằng thời gian cũng không quá khó khăn".
Theo Trí Thức Trẻ
Loại đồ chơi quen thuộc này đã được chứng minh giúp phát triển trí não trẻ Xếp chồng đồ vật lên nhau có thể khiến bạn hình dung đây là một hoạt động đơn giản, chẳng cần nhiều suy nghĩ. Nhưng với trẻ, sự thật hoàn toàn ngược lại! Thoạt nhìn, những chiếc cốc, vòng tròn trong bộ đồ chơi xếp chồng - còn gọi là đồ chơi xây tổ - mang dáng dấp của những công cụ hết...