Chỉ với 8 triệu, cô gái Đà Nẵng cải tạo căn phòng trọ 12m ’sang trang mới’
Không gian phòng trọ tuy nhỏ hẹp nhưng được Thanh Trâm cải tạo lại một cách khéo léo nên rộng rãi và hợp xu hướng hơn.
Phần lớn thời gian bây giờ của Thanh Trâm (hiện đang sống và làm việc tại Đà Nẵng) là ở nhà. Và thứ có thể giúp Trâm được thoải mái làm việc và sinh hoạt duy nhất chỉ có thể là một căn phòng tinh giản và “chill”. Vì thế nên cô đã chẳng ngần ngại refresh lại căn phòng nhỏ này!
“Phòng mình thuê hơi nhỏ, diện tích chỉ 12 mét vuông nên đồ đạc chủ yếu chọn những gì cần thiết và chất lượng chứ không ham của rẻ. Phòng mình tuy nhỏ nhưng có gác xép nên bao nhiêu đồ ít dùng tới đều cho lên trên tất, nhà vệ sinh cũng ở trên luôn, chủ yếu sinh hoạt phía dưới. Thế nên đoạn trên mình để làm thành kho và vệ sinh giặt giũ”, Trâm chia sẻ.
Thanh Trâm (hiện đang sống và làm việc tại Đà Nẵng).
Căn phòng trọ trước và sau cải tạo của Trâm.
Trâm mua giường pallet với giá 1,2 triệu; tủ 2,9 triệu; tab đầu giường 1,1 triệu; chăn ga 300k; tranh 100k; gương tròn 450k; bàn học 1,5 triệu. Tổng chi phí là 8 triệu. Còn lại là tận dụng đồ cũ.
Sau khi decor lại phòng, Trâm rút ra 1 số kinh nghiệm cơ bản. Thứ nhất là cần chọn tone màu phù hợp, tránh các sản phẩm khi mix lại lộn xộn. Giải quyết phần thô trước như: tường, sàn, đèn điện nếu gặp phải căn phòng cũ.
Liệt kê ra các sản phẩm cần thiết nhất để mua. Ví dụ như giường, kệ, tủ, bàn… sau đó hãy chọn đồ trang trí như tranh, gương, hoa… Nếu bạn biết một chút về vẽ, hãy phác thảo ra giấy cách sắp xếp trước để tránh việc phải di chuyển nhiều lần. Và sau đó thì set up trang trí là được.
Không gian lớn nhất trong phòng là để đặt giường ngủ.
Tủ này Trâm để bỏ sách vở, một ít tập tài liệu và đồ đạc linh tinh…
Video đang HOT
Nằm từ giường nhìn ra phòng.
Góc bàn làm việc nhỏ gọn và đa năng của Trâm.
Cô bạn cũng sử dụng nhiều hộp đựng để lưu trữ.
Cầu thang lên tầng 2. Các thanh bậc thang được tận dụng để cất đồ.
Tủ đầu giường theo phong cách vintage.
Không gian phòng trọ về đêm cũng rất chill.
Đắm mình trong nhà Tường Vàng mang hơi thở phố cổ Hội An
Nhà Tường Vàng được thiết kế với tinh thần giữ gìn nét kiến bản địa kết hợp với yếu tố hiện đại trong kiến trúc.
Công trình nhà Tường Vàng được xây dựng trên khu đất có diện tịch 237 m , mặt tiền hướng Đông Nam tọa lạc trong khu dân đông đúc thuộc phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Ngôi nhà là tổ ấm dành cho một gia đình nhỏ bốn thành viên gồm vợ chồng và hai con nhỏ.
Chủ nhà yêu cầu thiết kế đảm bảo tính riêng tư trong công trình đồng thời hòa quyện cùng thiên nhiên. Theo KTS 23o5Studio, nhà Tường Vàng được thiết kế nhằm phát huy các giá trị của thiên nhiên và văn hóa địa phương, kết hợp các yếu tố hiện đại trong kiến trúc.
KTS đề xuất một giải pháp kiến trúc đơn giản, đề cập đến các giá trị kiến trúc của nhà cổ Hội An, một nơi bảo tồn văn hóa và nghệ thuật bản địa độc đáo.
Công trình nổi bật với màu sơn mang sắc vàng của nắng và hệ hai mái dốc mang bóng dáng của phố cổ Hội An vào nhà.
Sân vườn phía trước được trồng nhiều loại cây dân dã như chuối kiểng, cây cau khiến cho không gian trở nên xanh mát hơn.
Sắc vàng của nắng được lan tỏa khắp công trình từ vị trí cổng, bức tường trong nhà.
Các không gian mở, hiên nhà, mặt nước tạo ra một bộ đệm tự nhiên trước khi vào nhà.
KST giữ mạch ý tưởng về sự luân chuyển giữa không gian sống và thiên nhiên, đưa con người đến gần hơn với thiên nhiên.
Theo đó, bên trong nhà là không gian sinh hoạt chung bao gồm phòng khách, bếp ăn làm trung tâm, không gian ngủ được bố trí nép về phía Đông Bắc.
Việc bố trí này nhằm hạn chế tối đa nhiệt lượng hấp thu kết hợp cùng mái hiên vươn dài nhằm ngăn bức xạ trực tiếp trên bề mặt kính, tạo ra một lớp không gian đệm để ngăn nhiệt lượng vào công trình.
Không gian sinh hoạt chính của ngôi nhà được bố trí về hướng Đông Bắc cùng với mái hiên dài nhằm hạn chế lượng nhiệt lớn vào không gian này.
Không gian phòng khách thông thoáng, lấy sáng từ hai hai hướng nhà phía trước và phía sau.
KTS cho biết, không gian sinh hoạt chung được KTS tính toán kĩ lưỡng về vấn đề chiếu sáng và thông gió.
Các phòng ngủ, nhà bếp và nhà vệ sinh được bố trí ở cả hai bên, để lại một không gian rộng lớn cho các hoạt động gia đình và vui chơi của trẻ em.
Các không gian phụ, không gian giao thông được bố trí về phía Tây Nam, chịu nhiệt lượng lớn nhất trong ngày.
Khu vực sinh hoạt, nhà bếp, sân vườn được kết nối và tương tác.
Không gian tầng lửng thông với tầng trệt. Trên tầng này có không gian trống nhiều để gia đình có thể vui chơi cùng nhau.
Việc sử dụng các vật liệu như vườn nhiệt đới, mái ngói và tường vàng gợi lại hình ảnh kiến trúc quen thuộc những ngôi nhà ở Hội An .
Hai mái dốc lớn có khoảng trống ở giữa tạo sự chuyển tiếp giữa các không gian sống trong nhà.
Phòng ngủ ở tầng lửng kết nối với thiên nhiên bên ngoài thông qua hệ cửa kính trong suốt. Từ không gian này có thể nhìn ngắm được khu vườn đằng trước nhà.
Nhà vệ sinh đủ ánh sáng và gió tự nhiên, không gian này cũng mộc mạc, giản dị với những bức tường bằng đá mài và trần bê tông.
Ảnh: Hiroyuki Oki.
Chàng trai Sài Gòn cải tạo căn hộ trên tầng áp mái thành không gian sống đẹp mê mẩn Từng góc nhỏ được "biến hình" thật ấn tượng với những mảng xanh cùng ánh sáng ngập tràn, các khu vực chức năng được sắp xếp khéo léo để tạo nên chốn riêng tư tiện ích dành cho mọi người trong gia đình. Mỗi người đều có một giấc mơ về tổ ấm, về chốn đi về khác nhau. Có người yêu thích...