Chỉ với 3 ngón tay, bạn có thể tự kiểm tra xem mình đang có nguy cơ mắc ung thư vòm họng hay không
Với cách làm này, bạn có thể nhận biết xem trong cơ thể mình có đang tiềm ẩn mầm mống của bệnh ung thư hay không, từ đó có hướng điều trị từ sớm.
Ung thư được biết tới là căn bệnh chưa có thuốc chữa trị dứt điểm nên khiến nhiều người lo lắng khi có nguy cơ mắc phải. Thế nhưng, nếu bạn phát hiện ra các bệnh ung thư từ sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất cao. Trong đó, có một loại ung thư mà bạn có thể phát hiện ra từ sớm thông qua 3 ngón tay. Đó chính là bệnh ung thư vòm họng.
Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm, đứng đầu trong các bệnh ung thư vùng đầu, cổ. Việc sống trong một môi trường quá độc hại như ô nhiễm môi trường, khói bụi vây kín hay tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều cũng đều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ung thư vòm họng do virus EBV (loại virus chính gây ung thư ở tai, mũi, họng) gây ra. Theo các chuyên gia sức khỏe, virus EBV có thể nhiễm vào cơ thể và tồn tại lâu mà không gây ra tác động nào. Vì vậy, dấu hiệu để có thể theo dõi và nhận biết căn bệnh ung thư vòm họng có tiềm ẩn bên trong hay không phụ thuộc vào các hạch bạch huyết nằm dưới phần xương quai hàm.
Các hạch này thường mềm, có kích thước chỉ bằng hạt đậu. Khi chúng có dấu hiệu sưng lên, gây ra cảm giác đau thì có thể là do bạn đã bị nhiễm trùng.
Cách tự kiểm tra ung thư vòm họng tại nhà chỉ bằng 3 ngón tay:
- Áp sát 3 ngón tay trỏ, giữa và áp út vào nhau.
- Sau đó, bạn sờ theo phần cơ chéo nối từ tai xuống phần xương quai hàm.
- Lúc này, bạn cảm nhận xem có thấy khối hạch sưng lên hay không. Nếu không sưng đau thì hãy yên tâm là sức khỏe bình thường, không có vấn đề gì hết.
Trong trường hợp bạn sờ thấy có hạch sưng to bằng một đốt ngón tay, kèm theo cảm giác đau khi chạm vào, nhiều ngày liền không thuyên giảm thì nên nhanh chóng đi khám bởi rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư vòm họng.
Video đang HOT
Một số dấu hiệu khác giúp bạn nhận biết nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng từ sớm:
- Bề mặt thanh quản trở nên thô ráp, khó chịu khi nuốt hoặc nói chuyện.
- Suy giảm thị lực nghiêm trọng, bị lác mắt, lồi mắt, sụp mí mắt…
- Chảy máu mũi.
- Nổi u cục ở cổ.
- Thường xuyên bị ù tai.
- Bị khàn tiếng, ho, đau họng suốt một thời gian dài.
Khi gặp phải những dấu hiệu trên, bạn cần chủ động đi khám ngay để tầm soát bệnh ung thư vòm họng từ sớm. Nhờ đó, bệnh sẽ có cơ hội điều trị hiệu quả và nhanh khỏi hơn.
Source (Nguồn): Sohu, The Healthy
Theo Helino
Cách phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng
Ở nước ta, bệnh ung thư vòm họng (UTVH) đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư vùng đầu cổ và đứng thứ 5 trong các bệnh ung thư nói chung.
Tỷ lệ mắc bệnh cao là như vậy, nhưng các triệu chứng của bệnh lại không điển hình. Chính vì vậy, phát hiện UTVH gặp nhiều khó khăn.
UTVH và những dấu hiệu không thể bỏ qua
UTVH còn được gọi với cái tên là ung thư biểu mô vòm họng (NPC), là một dạng bệnh hiếm của ung thư đầu cổ. Nó xảy ra ở vòm họng, phần trên của họng phía sau mũi.
Vị trí của vòm họng có thể mô tả như sau: Mũi họng nằm "bấp bênh" ở đáy hộp sọ, phía trên vòm miệng. Lỗ mũi sẽ thông với vòm họng. Khi bạn hít thở, không khí sẽ đi vào mũi và đi qua cổ họng và vòm họng, sau đó mới đi vào phổi.
Để phát hiện UTVH sớm ở giai đoạn đầu là khá khó khăn, ngay cả đối với các bác sĩ bởi rất khó để khám vùng mũi họng, hơn thế nữa triệu chứng của UTVH giống một số bệnh khác. Ung thư có thể di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể thông qua mô, hệ thống bạch huyết và máu, phổ biến nhất là xương, phổi và gan.
Bệnh UTVH gồm có 4 giai đoạn là giai đoạn đầu, giai đoạn trung gian, giai đoạn tiến triển, giai đoạn cuối. Bệnh này nếu được phát hiện càng sớm thì khả năng ung thư di căn đến các cơ quan khác càng thấp. Nếu được chữa trị kịp thời cơ hội hồi phục tương đối cao.
Ung thư vòm họng và viêm họng có những dấu hiệu tương đồng.
Cách phát hiện UTVH
Có thể phát hiện UTVH thông qua những triệu chứng phổ biến như:
Sưng cổ, xuất hiện hạch cổ: Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân UTVH, chiếm tới 60-90% các trường hợp. Vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, vì vậy khi có sự xuất hiện của tế bào ung thư ở đây sẽ lây lan nhanh chóng tới các hạch vùng cổ.
Ngạt mũi một bên, chảy nước mũi có máu: Là một trong các triệu chứng sớm của UTVH.
Ho dai dẳng: Bệnh nhân UTVH hay có triệu chứng ho dai dẳng, ho khạc ra đờm dính máu.
Khàn tiếng, khó nghe, cảm giác bị vọng tiếng.
Đau đầu: Thường là đau nửa đầu hoặc đau sâu trong hốc mắt, đây là một triệu chứng thần kinh hay gặp ở bệnh nhân UTVH. Với những bệnh nhân đến muộn có thể có cảm giác tê bì vùng mặt cùng bên đau đầu do dây thần kinh tam thoa bị chèn ép.
Ngoài ra, khi khối u đã xâm lấn và di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như mệt mỏi, giảm cân, khó thở, đau xương...
Nguyên nhân gây bệnh UTVH
Cho đến nay, nguyên nhân gây bệnh UTVH chưa được xác định rõ ràng. Căn nguyên gây bệnh UTVH không phải chỉ do một yếu tố mà có thể do nhiều yếu tố cùng tác động gây ra. Những yếu tố liên quan được xem xét tới như:
Yếu tố môi trường: Gồm điều kiện vi khí hậu, khói bụi, tình trạng ô nhiễm cùng với tập quán ăn uống như ăn cá muối, ăn tương, cà và các chất mốc,... bởi các thứ này có chứa nitrosamine là chất gây ung thư.
Do virus Epstein Barr (EBV): Các nhà khoa học đã phát hiện được bộ gene của virus Epstein Barr trong tế bào của khối u vòm họng và trong huyết thanh của bệnh nhân UTVH. Đồng thời hiệu giá kháng thể IgA kháng VCA-EBV rất cao ở bệnh nhân mắc UTVH, trong khi đó kháng thể này lại rất thấp hoặc không có ở người bình thường hoặc bị các bệnh ung thư khác.
Yếu tố gene di truyền: Người cùng huyết thống có khả năng cùng mắc bệnh UTVH, đã tìm thấy khoảng 30 gene ung thư nội sinh. Bình thường, các gene này ở trạng thái nằm im, khi có một cơ chế cảm ứng nào đó, chúng sẽ thúc đẩy phát triển tạo thành ung thư.
Nam giới có nguy cơ mắc UTVH cao hơn nữ giới. Những thói quen, lối sống không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh UTVH bao gồm: hút thuốc, nghiện rượu, thức ăn kém dưỡng chất, bụi amiăng, vệ sinh kém...
UTVH còn liên quan đến một số loại ung thư khác, ví dụ như nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc UTVH và đồng thời cũng bị ung thư phổi hay bàng quang cùng một lúc. Có thể do các loại ung thư này có cùng một số yếu tố nguy cơ.
Phân biệt UTVH và viêm họng
Triệu chứng của bệnh viêm họng bao gồm: Ngứa, rát, rét run, cơ thể yếu, sưng tấy vùng cổ họng; bệnh nhân thể đau khi nuốt hoặc nói chuyện; họng hoặc amidan có thể sưng tấy đỏ lên... Bên cạnh những triệu chứng điển hình, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, sốt, ớn lạnh, sưng ở cổ, thay đổi giọng nói, toàn thân đau nhức. Đau đầu, khó nuốt, ăn không ngon...
Virus là nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm họng (virus Influenza). Hiếm gặp hơn, vi khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
UTVH và viêm họng đều có một vài triệu chứng giống nhau như khó nuốt, đau họng hay sưng ở cổ. Đôi khi mọi người vẫn còn nhầm lẫn giữa 2 bệnh này. Rất khó để phân biệt UTVH và viêm họng vì các triệu chứng đều rất giống nhau. Nhưng ở UTVH có một vài sự khác biệt như sụt cân nhanh nhưng cũng thường rất mờ nhạt. Tuy vậy điều khác biệt lớn nhất chính là thời gian kéo dài triệu chứng. Nếu các triệu chứng trên tiếp tục kéo dài trong vòng 2 tuần, thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.
Dù viêm họng hay UTVH đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, việc thay đổi lối sống lành mạnh, luyện tập đều đặn và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là cách để bạn bảo vệ sức khỏe của mình trước những căn bệnh xung quanh. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm là đi tầm soát ung thư 1 năm ít nhất 2 lần.
BS. Tấn Hùng
Theo Suckhoedoisong
Phát hiện sớm ung thư vùng đầu, mặt, cổ có tỷ lệ chữa khỏi rất cao Ung thư vùng đầu, mặt, cổ, đặc biệt là ung thư vòm họng hiện đang gia tăng nhanh, nhưng đây lại là những loại ung thư có tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn hẳn các loại ung thư ở các vùng khác trên cơ thể nếu được phát hiện sớm. Đây là thông tin được BSCKII Trần Thị Hợp, nguyên giảng viên...