Chỉ với 250K, học sinh lớp chuyên sở hữu bộ kỷ yếu độc đáo chẳng thua kém tạp chí nổi tiếng nào
Chính vì vừa lưu giữ kỷ niệm vừa không để thua chị kém em, tụi học trò đã nhanh tay làm ra những cuốn kỷ yếu công phu, gây ấn tượng mạnh trên mạng xã hội.
Học sinh cuối cấp, ngoài việc phải đối mặt với kỳ thi quan trọng mang tính bước ngoặt thì còn cùng nhau lưu giữ lại vô vàn khoảnh khắc đáng nhớ bên thầy cô bạn bè qua những shoot hình kỷ yếu. Vậy nên từ lâu kỷ yếu đã trở thành cuộc đua không ngừng nghỉ của tụi học trò, so kè xem lớp nào sáng tạo, lầy lội và độc đáo hơn.
Để tránh “đụng hàng chan chát”, các bạn học sinh chẳng ngần ngại book lich cho một chuyến đi xa, sẵn sàng bỏ tiền bạc, thời gian, công sức chup bô ảnh sang chanh, chi phí lên đến cả chuc triêu đồng. Cũng nhiều bạn cho rằng việc chụp kỷ yếu hiện nay đã mất đi ý nghĩa trong sáng, giản đơn ban đầu, nên sau khi bàn bạc cả chục lần đã quyết định vẫn giữ concept độc lạ nhưng giản dị, đáng yêu mà không kém phần hài hước. Để sau này nhin lai chúng ta se mim cươi vi minh từng 1 thơi hoc sinh đang nhơ như thế.
Chẳng cần tốn quá nhiều tiền bạc cũng như bày vẽ cầu kỳ, học sinh khối 12 tại các trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ, Chuyên Sư Phạm (Hà Nội) vẫn có thể sở hữu một bộ ảnh kỷ yếu hồn nhiên, tinh tế và đầy ý nghĩa.
Cuốn “Niên yếu” của lớp 12D2 trường THPT Chuyên Sư Phạm (Hà Nội). (Ảnh: NVCC)
Liên hệ với team thiết kế, nhóm bạn này chia sẻ về lựa chọn concept kỷ yếu độc đáo này xuất phát từ việc các bạn ấy hy vọng tái hiện những câu chuyện và cảm xúc diễn ra trong suốt 3 năm cấp 3 cũng như muốn sở hữu cuốn “Niên yếu” để lâu lâu mang ra xem lại. Mọi người đã cùng nhau lên ý tưởng và thiết kế 4 phần chính bao gồm: Trang cá nhân của từng thành viên, tổng hợp các hoạt động đã diễn ra, các nội dung tự sáng tạo thêm, bài viết, confession, giáo viên.
Video đang HOT
Bạn Dương Nhật Anh lớp 12D2 trường THPT Chuyên Sư Phạm cho biết: “Mình là người đầu tiên xem trước bản thiết kế này, được xem lại ảnh từ trước đến giờ của cả lớp, nên mình cảm thấy rất hào hứng và có động lực để làm. Mỗi lần lựa chọn ảnh, mình lượm nhặt các khoảnh khắc của lớp suốt 3 năm vừa rồi, nhất là ảnh trong trang ảnh dìm vì mình nghĩ nó khá độc đáo mà chả ai dùng bao giờ. Có những lúc chỉ ngồi chọn ảnh để thiết kế thôi cũng ngồi cười mất 15 phút mới làm tiếp.”
Một sản phẩm vô cùng đáng yêu của lớp 12D trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ (Hà Nội). (Ảnh: NVCC)
“Mình phải chuẩn bị hệ thống tài liệu rất lằng nhằng, mà không phải ai trong lớp cũng hào hứng tham gia vì các bạn chưa biết sản phẩm là gì, nên bọn mình mất kha khá công sức đi giục các bạn gửi ảnh và bài viết. Mình thích nhất phần trang cá nhân, vì phần đấy thể hiện được cá tính riêng, mỗi bạn sở hữu 1 màu sắc và cá tính riêng. Có nhiều thông tin mình đọc rồi mới biết nó là con người như vậy, trong khi 3 năm qua học cùng nó thì chả biết.”. bạn Nguyễn Phan Mỹ Vân lớp 12D2 trường THPT Chuyên Sư Phạm kể.
Chỉ với 250K, mỗi bạn học sinh đã có cho mình một cuốn “Niên yếu” lưu giữ những kỷ niệm, những câu chuyện chứ không đơn thuần là một file hình ảnh thông thường. Đồng thời các thầy cô cũng khá hào hứng, ủng hộ góp ý với ý tưởng độc đáo này của học trò.
Những kỷ niệm thật đẹp của lớp 12T trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ (Hà Nội) được lưu lại trong cuốn kỷ yếu này. (Ảnh: NVCC)
“Những năm tháng học trò dù có vui hay có buồn thì nó cũng sẽ mãi mãi trở thành 1 phần tuổi thơ trong bạn. Đây chính là hành trang chắc chắn nhất giúp chúng ta mạnh mẽ hơn khi bước vào đời. Mấy năm vừa qua, gần như ngày nào chúng ta cũng bên nhau, trải qua vô vàn hỉ nộ ái ố, vậy mà cuối cùng chúng ta lại cần trả tiền để có 1 bộ ảnh ‘giả vờ’ làm kỷ niệm lưu giữ về nhau.
Liệu sau này chúng ta thậm chí có xem lại không? Những bức ảnh trong cuốn ‘Niên yếu’ này tuy không đẹp nhưng nó chính là 1 phần tuổi thơ thực sự của chúng mình, là thứ mà chúng mình sẽ luôn lưu giữ và trân trọng. Hy vọng rồi mọi người cũng sẽ hiểu được kỷ niệm thật sự có giá trị thế nào?”, một bạn trong team ý tưởng tâm sự.
Khóc trong ngày bế giảng chẳng liên quan gì đến chuyện có đi họp lớp hay không!
Trải qua 'kỳ nghỉ Tết huyền thoại', vất vả lắm các cô cậu học trò mới tiến được đến ngày kết thúc năm học. Những ngày này, khi khắp nơi tổ chức bế giảng, người ta lại nhìn thấy bao nhiêu giọt nước mắt rơi.
Những cô cậu học trò cuối cấp chia tay với trường lớp, chia tay với thầy cô bạn bè, một bước ngoặt đang đón đợi phía trước. Dù cố kìm nén đến bao nhiêu thì dường như ai cũng khó lòng ngăn nổi cảm xúc.
Ấy vậy mà, nước mắt vừa rơi, phía sau đã có biết bao lời trách móc.
'Khóc lóc màu mè làm gì? Sau này họp lớp chắc gì đã đi'.
'Gớm ngày xưa khóc cho cố vào, giờ gọi mãi chả thấy tăm hơi đâu'...
Ơ hay nhỉ? Từ bao giờ chuyện cảm xúc cá nhân của từng người lại buộc phải kéo dài và tạo ra 'điểm nhấn' trong tương lai vậy?
Khóc trong ngày bế giảng có gì sai?
Con người thường có tâm lý phản xạ cảm xúc theo số đông. Khi bạn đứng trong một nhóm người mà tất cả cùng đang khóc vì một lý do chung có liên quan đến bạn, chẳng lẽ bạn không thể rơm rớm và nghẹn ngào?
Chưa kể, ở trong hoàn cảnh là một học sinh cuối cấp, bên cạnh việc cảm xúc được đẩy lên bởi bạn bè và hàng loạt các bài phát biểu, bài ca bế giảng đầy day dứt, các sĩ tử tương lai còn áp lực trong mình vì biết bao nhiêu điều dồn nén khác, vậy nên việc bật khóc khi này cũng là chuyện hết sức bình thường.
Những cô cậu học trò sống cho chính hiện tại lúc đó, trân trọng chính cảm xúc tại thời điểm đó, việc này rõ ràng chẳng liên quan gì đến chuyện về sau các bạn trẻ có thể sắp xếp thời gian đi họp lớp hay không.
Ai rồi cũng trưởng thành, lên đại học, đi làm, kết hôn... ai rồi cũng có cuộc sống riêng và các mối quan hệ xã hội khác cần được ưu tiên. Lẽ thường là như vậy, hà cớ gì cảm xúc của ngày hôm nay lại bị 'đặt gạch' để trách cứ nhau về những điều còn chưa diễn ra?
Mà giả sử có không khóc đi... thì lại bị chê là lãnh cảm, không biết trân trọng kỷ niệm, bạn bè, thầy cô. Thế thì chỉ có là phải khóc và giơ thêm tấm bảng 'sau này tôi nhất định sẽ đi họp lớp' thì mới được gọi là hành xử đúng đắn hay sao?
Chuyện khóc trong ngày bế giảng chẳng liên quan gì đến việc có đi họp lớp về sau hay không cả!
Bạn thân mến! Người quan trọng nhất là người đang ở bên ta. Việc quan trọng nhất là việc ta đang làm. Và khoảnh khắc quan trọng nhất của mỗi người chính là hiện tại.
Chỉ cần bạn trân trọng hiện tại đang diễn ra - giống như những giọt nước mắt rơi vào đúng ngày bế giảng, trân trọng người trước mặt là thầy cô, những bạn học sắp phải chia xa, trân trọng việc bên nhau khi chỉ còn vài tiếng là mỗi đứa sẽ lại bận rộn chuyện riêng đến quên cả tên nhau cũng có thể... Chỉ cần vậy thôi, thanh xuân của bạn sẽ đẹp biết chừng nào!
Học sinh Chuyên Lê Hồng Phong khóc nức nở ngày bế giảng: Cám ơn vì đã ở bên nhau! Vậy là, hành trình 12 năm học tập của học sinh khối 12 THPT Chuyên Lê Hồng Phong đã khép lại, mở ra những chặng đường mới ở phía trước. Hôm nay 11/7, học sinh trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong đã chính thức khép lại năm học 2019-2020 bằng lễ bế giảng đầy màu sắc. Với nhiều học sinh lớp 12, lễ...