Chi viện y bác sĩ sẽ không còn ‘chuyển quân’ ồ ạt

Theo dõi VGT trên

Trước kiến nghị chi viện y bác sĩ để chữa trị bệnh nhân COVID-19 của các tỉnh thành, Bộ Y tế đã có quyết định giao 14 bệnh viện hỗ trợ TP.HCM và 9 tỉnh thành đang có số mắc cao.

Chi viện y bác sĩ sẽ không còn chuyển quân ồ ạt - Hình 1

Lực lượng quân y miền Bắc hỗ trợ TP.HCM chống dịch đợt tháng 10-2021 – Ảnh: DUYÊN PHAN

Thế nhưng nhiều ý kiến cũng cho rằng hiện dịch bệnh trải đều các tỉnh thành trên cả nước. Do đó sẽ rất khó điều động số lượng lớn y bác sĩ từ nơi này đến nơi khác như trước đây.

Không thể “chuyển quân” ồ ạt

Ông Đào Xuân Cơ – phó giám đốc phụ trách điều hành Bệnh viện Bạch Mai – cho biết 32 y bác sĩ bệnh viện này đang hỗ trợ 3 bệnh viện tầng 3 của An Giang, đồng thời tổ chức thành nhóm chuyên gia hỗ trợ tuyến huyện của tỉnh An Giang.

Bệnh viện Việt Đức và Phụ sản trung ương cũng đang hỗ trợ Bà Rịa – Vũng Tàu ở Trung tâm hồi sức bệnh nhân COVID-19. Bệnh viện E hỗ trợ tỉnh Tây Ninh.

Ngoài ra hơn 300 y bác sĩ, học viên của Học viện Quân y đã đi hỗ trợ TP.HCM từ hơn 1 tuần trước…

Và ngay sau đề nghị của TP.HCM, hôm qua 17-12 Bộ Y tế đã có cuộc họp bàn nhằm chuẩn bị để có thể điều động nhân lực chi viện. Trao đổi với Tuổi Trẻ, một quan chức có trách nhiệm của Bộ Y tế chia sẻ hiện có những khó khăn khiến không thể có những cuộc điều động, chi viện y bác sĩ ồ ạt như cao điểm tháng 8, 9 vừa qua.

“Thời điểm đỉnh dịch tại TP.HCM và khu vực lân cận thì số mắc mới ở Hà Nội dưới 100 ca/ngày. Tuy nhiên hiện Hà Nội cũng đang rất nóng, số bệnh nhân nặng gia tăng, nếu điều động lượng nhân lực lớn chi viện phía Nam thì lo Hà Nội sẽ chống chếnh” – vị này lo lắng.

Như tại Bệnh viện Bạch Mai hiện mỗi ngày tiếp nhận hơn 2.000 người khám ngoại trú, các khoa nội trú đang tiếp nhận bệnh nhân ở mức 70% quy mô, có khoa đã quá tải. Trong khi đó, Bạch Mai đang có 2 đoàn ở An Giang, 1 đoàn ở Đắk Lắk.

Sắp tới khi số bệnh nhân tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương gia tăng thêm, Bạch Mai lại phải chi viện cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, đồng thời dành khoảng 40% Trung tâm Bệnh nhiệt đới cho bệnh nhân COVID-19 nặng khi cần thiết.

“Trong tình huống này, Bạch Mai chỉ có thể điều động các nhóm chuyên gia. Còn việc điều 500 người để quản lý, điều hành, điều trị hằng ngày hẳn một trung tâm hồi sức bệnh nhân COVID-19 như Bạch Mai đã làm hồi tháng 8, 9, 10 tại TP.HCM là rất khó khăn” – một chuyên gia của Bộ Y tế nhận định.

Chi viện y bác sĩ sẽ không còn chuyển quân ồ ạt - Hình 2

Đại úy – bác sĩ Phùng Thế Giang (Bệnh viện Quân y 354, Tổng cục Hậu cần) cùng các đồng nghiệp tăng cường tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ – Ảnh: H.SỰ

Tăng cường khám chữa bệnh từ xa

Ngay từ khi dịch nóng lên ở Cần Thơ hồi tháng 11, mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, mạng lưới có nòng cốt ban đầu là Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, đã tổ chức một “chi nhánh” đồng hành tại Cần Thơ với 300 y bác sĩ. Hoạt động của mạng lưới này gói gọn trong một nguyên tắc: chăm sóc, theo dõi, quản lý bệnh nhân COVID-19 chặt chẽ nhưng… từ xa.

Mỗi thầy thuốc đồng hành sẽ quản lý một nhóm F0. Bác sĩ sẽ nhận thông tin hằng ngày về tình trạng bệnh, tư vấn điều trị, chuyển tuyến cho bệnh nhân khi cần thiết.

Đây là hình thức hỗ trợ quản lý điều trị F0 có hiệu quả hiện nay, nhất là trong tình trạng gần 3/4 F0 đang điều trị, theo dõi tại nhà. Tại Hà Nội, nhóm của bác sĩ quân y Hoàng Thanh Tuấn, Nguyễn Huy Hoàng cùng nhiều bác sĩ đã lập “nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà” trên nền tảng Facebook từ 3 ngày trước để tư vấn, hỗ trợ F0 cả nước thông qua tư vấn từ xa.

Tháng 9, tháng 10 vừa qua, bác sĩ Tuấn đã có thời gian làm việc tại trạm y tế lưu động ở TP.HCM quản lý F0 điều trị tại nhà nên rất có kinh nghiệm.

Bác sĩ Tuấn chia sẻ: “Đa số F0 tôi theo dõi, điều trị trong 2 tuần trở lại đây ở Hà Nội đều nhẹ, chỉ 7 – 9 ngày là âm tính, hãy giữ sức khỏe, tinh thần tốt, ăn uống tốt là người bệnh mau khỏe lại thôi”.

“Các bệnh viện trung ương khó có thể điều động lượng nhân lực lớn chi viện các vùng dịch nóng như trước đây, mà chỉ có thể điều động các nhóm chuyên gia. Do đó hình thức quản lý F0 online, bên cạnh kêu gọi sự vào cuộc của các y bác sĩ và cả hệ thống y tế tư nhân tham gia sẽ là lối ra cho đợt dịch này” – một chuyên gia trong ngành y tế hiến kế.

Vị chuyên gia cũng nói thêm: Tháng 7 đến tháng 10 vừa qua chúng ta đã kiềm chế, chặn được dịch khi tỉ lệ tiêm chủng còn thấp.

Hết tháng 12 này, Việt Nam sẽ đạt tiêu chuẩn miễn dịch cộng đồng khi toàn bộ dân số 18 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Do đó nếu có sự vào cuộc của từng y bác sĩ cả nước, chúng ta sẽ lại chặn được đợt dịch này.

sao TP.HCM cần chi viện 3.000 y bác sĩ và điều dưỡng?

UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Bộ Y tế đề xuất tiếp tục hỗ trợ, chi viện 1.000 bác sĩ và 2.000 điều dưỡng để tham gia phòng chống dịch COVID-19.

Tại sao TP.HCM có đề xuất này?

Ca nặng và tử vong còn cao

TP.HCM đang là địa phương đứng đầu cả nước về số ca mắc hằng ngày (trên 1.000 ca/ngày, có ngày trên 1.800 ca). Ngoài ra theo số liệu cập nhật từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM ngày 16-12 cho thấy số ca nhập viện tầng 2, 3 trong ngày là 1.065 người, trong khi số xuất viện trong ngày chỉ 1.011 ca.

Số ca tử vong tại TP.HCM cũng đang tăng cao nhất nước. Số ca tử vong luôn duy trì ở mức trên 50 ca và đã có vài ngày trên 90 ca trong khoảng một tháng qua. Như ngày 16-12, TP.HCM ghi nhận 65 ca tử vong, chiếm gần 1/4 tổng số ca tử vong của cả nước (241 ca).

Theo đánh giá của ngành y tế TP.HCM, trong 65 ca tử vong này có 91% kèm bệnh nền, 86% có độ tuổi từ 50 trở lên. Gần đây các bác sĩ điều trị còn ghi nhận bệnh nhân tử vong do nguyên nhân từ việc kháng thuốc ở bệnh nhân mắc COVID-19 nặng bị nhiễm trùng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 17-12, hầu hết các bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 tại TP.HCM đều cho rằng những ngày gần đây số ca chuyển nặng (dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin) có chiều hướng gia tăng. Do đó thiếu nhân lực tại chỗ bởi các lực lượng chi viện đã rút quân.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM với quy mô 400 giường hồi sức đến nay bệnh nhân chuyển đến hơn phân nửa, trong đó có đến 8 ca ECMO (tim phổi nhân tạo).

Video đang HOT

Tại Bệnh viện dã chiến quận 8 (số 1) chỉ có 20 giường hồi sức nhưng đến nay đã có 21 bệnh nhân cần hồi sức. Trong số khoảng 60 ca đang điều trị có đến 5 ca phải thở oxy dòng cao (HFNC), 9 ca thở oxy qua mặt nạ và khoảng 20 ca cần phải hỗ trợ oxy.

“Lực lượng chi viện rút, nguồn nhân lực hiện có đang rất thiếu khi chỉ có khoảng 20 nhân viên y tế, trong đó chỉ có 9 điều dưỡng” – bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, giám đốc điều hành bệnh viện, nói.

Chi viện y bác sĩ sẽ không còn chuyển quân ồ ạt - Hình 3

Các bác sĩ quân y thuộc trạm y tế lưu động phường Tân Thới Nhất (quận 12, TP.HCM) lấy mẫu xét nghiệm cho người dân – Ảnh: DUYÊN PHAN

Sắp quá tải

Từ giữa tháng 10-2021, ngành y tế TP.HCM đã xây dựng kế hoạch về khả năng điều trị khi không còn lực lượng chi viện hỗ trợ.

Theo đó, năng lực điều trị của TP.HCM có thể chịu đựng được trong cùng một thời điểm là 20.000 ca mắc, trong đó gần 5.000 ca phải hỗ trợ hô hấp, 525 ca phải thở máy xâm lấn và 1.300 ca mới nhập viện mỗi ngày.

Nếu đối chiếu với tình hình thực tế hiện nay có thể nhận thấy năng lực y tế của TP.HCM đang tiệm cận với sự quá tải.

Cụ thể trong tổng số 71.832 bệnh nhân đang được cách ly điều trị hiện nay, có 11.574 người điều trị tại các bệnh viện tầng 2, 3 (nặng cần hồi sức). Số ca nặng hỗ trợ hô hấp là 3.153 người, trong đó số ca đang thở máy xâm lấn là 505 người và khoảng 1.200 ca mắc mới/ngày.

Trong văn bản đề xuất chi viện, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hòa Bình nêu để bổ sung nhân lực nhằm mở rộng quy mô giường bệnh, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Y tế xem xét, tiếp tục hỗ trợ bổ sung lực lượng y tế, cụ thể gồm 1.000 bác sĩ và 2.000 điều dưỡng, trong đó có 300 bác sĩ và 600 điều dưỡng có chuyên môn hồi sức cấp cứu để tiếp tục duy trì hoạt động các bệnh viện dã chiến, trung tâm hồi sức, bệnh viện 3 tầng thu dung điều trị COVID-19.

Trước đó ngày 9-12, TP.HCM đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp tục hỗ trợ 537 quân y để tăng cường cho 179 trạm y tế lưu động trên địa bàn.

Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh ở phạm vi cả nước, theo đánh giá của các chuyên gia dịch tễ, đề xuất chi viện của TP.HCM có thể rất khó được đáp ứng đầy đủ. Nhưng từ nội dung đề xuất này có thể nhìn thấy bức tranh về nhân lực y tế chống dịch của TP.HCM đang rất thiếu, đặc biệt ở các tầng điều trị (2, 3) cho bệnh nhân nặng cần hồi sức.

“Bên cạnh trông chờ vào lực lượng chi viện, TP.HCM phải chủ động tự thân vận động, tức huy động các nguồn lực từ y tế tư nhân, y tế nghỉ hưu, sinh viên ngành y, cùng các tình nguyện viên cùng tham gia chống dịch.

Ngành y tế cần phải có một hệ thống dự phòng dài hơi hơn, theo dõi sát diễn tiến dịch bệnh, đặc biệt khi biến chủng Omicron đang xâm nhập ở nhiều nước. Từ đó mới tránh được tình trạng để dịch gia tăng đột biến dẫn đến quá tải hệ thống y tế” – một chuyên gia dịch tễ tại TP.HCM nhìn nhận.

TP.HCM không quá tải giường bệnh

Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu – phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – cho biết hiện tại TP.HCM có khoảng 10.000 giường oxy được thiết kế, trong khi số bệnh nhân cần phải thở oxy tại các bệnh viện hiện chỉ khoảng 3.000 giường.

Như vậy khả năng đáp ứng về số giường oxy và nguồn cung ứng oxy lỏng cho các bệnh viện vẫn đảm bảo và công suất sử dụng mới chỉ đạt 50% so với thời điểm đỉnh dịch.

HOÀNG LỘC

Cần Thơ: sử dụng mọi nguồn lực tại chỗ

Bác sĩ Trần Quốc Luận – giám đốc Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ – cho biết hiện tại bệnh viện đã rút nhân lực trước đó chi viện cho Bệnh viện dã chiến quận Bình Thủy về, cùng với lực lượng y bác sĩ quân y tăng cường của Bộ Quốc phòng về trực tiếp tham gia các êkip điều trị…

Sắp tới bệnh viện sẽ được tăng cường thêm lực lượng sinh viên y khoa năm cuối từ Trường đại học Y dược Cần Thơ. Những sinh viên này sau khi được tập huấn công tác chuyên môn, sẽ trực tiếp bổ sung cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 tầng 2, tầng 3.

Theo Sở Y tế Cần Thơ, ngoài việc xin chi viện từ Bộ Y tế, đơn vị đã tự vận động y bác sĩ từ các bệnh viện tư nhân, các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành sức khỏe trên địa bàn. Một số bệnh viện tư tại Cần Thơ cũng đã cử bác sĩ, điều dưỡng tăng cường cho bệnh viện điều trị COVID trên địa bàn.

Đặc biệt Trường đại học Y dược Cần Thơ và Cao đẳng Y tế Cần Thơ đã hỗ trợ nhiều cán bộ, sinh viên tham gia chống dịch.

T.LŨY

Sóc Trăng, Cà Mau: thiếu bác sĩ dữ lắm!

Ông Nguyễn Văn Dũng – giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau – cho biết đã huy động tổng nhân lực trong và ngoài ngành y tế tham gia phòng chống dịch gồm 2.480 người. Ngoài ra Cà Mau còn huy động thêm 12.000 nhân viên lấy mẫu xét nghiệm và các ngành khác cùng tham gia phòng chống dịch.

Mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt đã có công văn gửi Bộ Y tế đề nghị hỗ trợ khẩn cấp cho Cà Mau. “Để kịp thời khống chế được dịch bệnh, giảm số ca chuyển nặng và tử vong, Cà Mau mong Bộ Y tế sớm hỗ trợ khẩn cấp cho tỉnh” – ông Huỳnh Quốc Việt nói.

Tương tự, ông Trần Văn Dũng – phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng – cho biết đã huy động 100% lực lượng trong và ngoài ngành y tế túc trực 24/24 giờ để chăm sóc, điều trị các bệnh nhân COVID-19 nhưng vẫn không kham nổi. Hiện Sóc Trăng còn thiếu 30 bác sĩ và 70 điều dưỡng trong khu bệnh nhân nặng và 100 bác sĩ, 200 điều dưỡng điều trị F0 tại nhà.

Ông Dũng cho biết đã đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ nhưng có lẽ do bộ cũng còn “kẹt” nhân lực cho nhiều tỉnh nên chưa chi viện được. “Trước mắt tỉnh linh hoạt điều chuyển lực lượng từ địa bàn khác sang hỗ trợ những vùng dịch căng thẳng, giảm quá tải” – ông nói.

K.TÂM

Bình Phước: quá khả năng mới xin chi viện

Lãnh đạo Sở Y tế Bình Phước cho hay các cơ sở thu dung, điều trị ở tỉnh hiện đã bắt đầu có dấu hiệu quá tải. Hiện Bình Phước chuẩn bị có kế hoạch xin Bộ Y tế hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị y tế cho địa phương.

“Với việc số ca bệnh tăng nhanh đã gây áp lực không nhỏ đến lực lượng y tế địa phương. Do đó chúng tôi vừa phải động viên, có cơ chế phù hợp, vừa phải huy động nguồn lực bên ngoài để hỗ trợ. Trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh sẽ tính đến phương án xin chi viện” – lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước chia sẻ.

BÌNH AN

Đồng Nai: y bác sĩ quá tải

Ông Phan Huy Anh Vũ – giám đốc Sở Y tế Đồng Nai – cho hay đội ngũ y bác sĩ đã kiệt sức, quá tải trong công việc.

“Bây giờ số lượng bệnh nhân nặng nhiều khiến anh em quá tải, khó có thể chăm sóc chu đáo từng bệnh nhân được” – ông Vũ bộc bạch và cho biết thêm hiện Đồng Nai cũng cần chi viện nhưng rất khó kiếm nhân lực bổ sung. Bởi các tỉnh ở miền Tây đang bị nặng hơn nên ưu tiên nhân lực hỗ trợ các tỉnh thành này.

A LỘC

Huế, Đà Nẵng: chưa cần chi viện

Ngày 17-12, ông Nguyễn Thanh Bình – phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế – cho biết tỉnh này vẫn đủ nguồn nhân lực để chống dịch và hiện chưa cần đến sự chi viện của Bộ Y tế. Sau khi lực lượng y tế của Bệnh viện Trung ương Huế làm việc ở TP.HCM về lại Huế, sẵn sàng tham gia chống dịch ở tỉnh.

“Do vậy trước mắt nguồn lực về y tế của tỉnh vẫn còn đủ, chưa phải xin Bộ Y tế chi viện” – ông Bình nói.

Tại Đà Nẵng, Bệnh viện dã chiến số 3 đã được thành lập để kịp thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19. Cả 3 bệnh viện dã chiến của Đà Nẵng hiện nay đều sử dụng nguồn lực tại chỗ là nhân viên y tế các bệnh viện.

Để chủ động ứng phó số ca mắc tăng cao, Đà Nẵng đã cho thiết lập 112 trạm y tế lưu động tại 56/56 xã, phường và các trạm y tế lưu động tại các khu công nghiệp để chăm sóc, điều trị ngay từ đầu cho các bệnh nhân, tránh để nặng phải chuyển lên tuyến trên.

N.LINH – T.TRUNG

Tây Ninh: y bác sĩ với “nhiệm vụ kép”

Ông Đỗ Hồng Sơn – phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Tây Ninh – cho biết thời gian qua tuy cũng đã có sự chi viện y tế từ các tỉnh nhưng nguồn thiết bị, nhân lực y tế vẫn bị quá tải. Lực lượng y tế vừa đảm bảo điều trị COVID-19 vừa phải khám chữa bệnh thông thường nên càng quá tải hơn.

Do đó Tây Ninh rất cần sự chi viện y bác sĩ đến từ các tỉnh thành khác. Hôm 8-12, Bộ Y tế đã điều động 34 cán bộ y tế Bệnh viện E vào hỗ trợ Tây Ninh, 50 nhân viên y tế của đoàn Hải Phòng cũng đã có mặt để hỗ trợ điều trị bệnh nhân COVID-19.

C.TUẤN

Chi viện y bác sĩ sẽ không còn chuyển quân ồ ạt - Hình 4

Nhóm y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai chi viện điều trị COVID-19 cho thị xã Tân Châu, An Giang – Ảnh: MINH KHANG

An Giang: đã hỗ trợ nhưng vẫn quá tải

ông Trần Quang Hiền – giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang – cho biết hiện tại An Giang đang trong tình trạng quá tải khu điều trị COVID-19 nên cần sự chi viện của Bộ Y tế rất lớn để giúp điều trị F0 tầng 3. Hiện tại An Giang có 2 đoàn y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và Trường cao đẳng Y tế Sài Gòn đang hỗ trợ tỉnh.

“2 đoàn y tế này đã xuống An Giang hơn 3 tháng nay, chủ yếu hỗ trợ điều trị, chuyển giao kỹ thuật và đào tạo cách điều trị F0 tầng 3. An Giang đang quá tải các khu điều trị nên chúng tôi đề nghị phía Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ 30 nhân viên y tế nữa” – ông Hiền nói.

Một tuần làm tình nguyện viên của bác sĩ người Nga ở chung cư TP.HCM

Một tuần qua, bác sĩ Victor Vladovich dành 3 giờ mỗi sáng để mua giúp thuốc chữa bệnh, đi chợ hộ cho cư dân Vinhomes Central Park (quận Bình Thạnh).

Buổi sáng cuối tuần, khu đô thị Vinhomes Central Park (phường 22, quận Bình Thạnh) vắng vẻ vì đang giãn cách để phòng dịch.

Trên chiếc xe đạp thể thao, anh Victor đeo băng đô của đội tình nguyện viên chung cư, rảo một vòng kiểm tra xem cư dân có ra ngoài khi không cần thiết không. Sau đó, người đàn ông này đạp xe tới nhà thuốc trong nội khu mua thuốc chuyển đến các tòa nhà, rồi nhận đơn đi chợ hộ cho cộng đồng người nước ngoài sinh sống tại đây.

Hôm nay là ngày 7 Victor Vladovich (38 tuổi, quốc tịch Nga) làm công việc tình nguyện viên ở chung cư này.

Người Nga rành tiếng Việt

Từng đọc được thông tin trên nhóm cư dân về việc chung cư cần tình nguyện viên, nhưng Victor không biết cách đăng ký. Đến cuối tuần trước, anh liên hệ lễ tân dưới tòa nhà, ngỏ ý xin được gia nhập đội tình nguyện viên và được đồng ý.

Một tuần nay, Victor thức dậy sớm hơn mọi khi. Anh chuẩn bị khẩu trang, nón bảo hộ, bình nước cá nhân, mang giày thể thao, đeo tấm băng đô nhận diện bên tay phải rồi xuống sảnh tòa nhà, bắt đầu công việc của mình lúc 8h.

Một tuần làm tình nguyện viên của bác sĩ người Nga ở chung cư TP.HCM - Hình 1

Victor Vladovich làm tình nguyện viên trong sáng 2/9 tại Vinhomes Central Park. Ảnh: Kazuyuki Shimizu.

Nhờ thông thạo tiếng Việt, tình nguyện viên Victor không gặp nhiều khó khăn. Anh có thể trò chuyện tự tin với chủ nhà thuốc, bảo vệ. Cư dân Vinhomes Central Park dường như đã quen mặt "ông Tây" trên chiếc xe đạp thể thao, nhanh nhẹn và nhiệt tình giao hàng đến từng tòa nhà.

"Ở nhà một mình trong thời gian dài rất bí bách. Ra ngoài giúp đỡ mọi người tôi thấy rất vui. Gặp tôi giao hàng, cư dân ai cũng chào và nói lời cảm ơn. Qua lớp khẩu trang không nhìn thấy mặt nhau nhưng rất chân tình", Victor kể.

Cộng đồng người nước ngoài sinh sống tại Vinhomes Central Park nhiều người đã biết Victor từ trước, khi nghe tin anh làm tình nguyện viên, họ nhờ anh đi chợ hộ. Những gia đình có con nhỏ thường khó sử dụng thực phẩm mua theo combo để chế biến cho trẻ nên Victor mua giúp đồ ăn dành riêng cho các cháu.

Trong ca trực 3 giờ mỗi sáng, Victor thường giao khoảng 10 đơn thuốc và 3 đơn đi chợ hộ.

"Nhiều người nước ngoài không rành tiếng Việt nên gặp một số khó khăn khi mua hàng. Vì thường ngày hay tư vấn các bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhỏ nên việc mua hàng không khó khăn với tôi. Khó nhất là phải đi tới 3 hoặc 4 của hàng để mua đủ đồ ăn cho các bạn nhỏ", Victor kể về trải nghiệm đi chợ hộ của mình.

Một tuần làm tình nguyện viên của bác sĩ người Nga ở chung cư TP.HCM - Hình 2

Victor Vladovich cùng các tình nguyện viên khác ở chung cư. Ảnh: NVCC.

Từ khi làm tình nguyện, Victor còn biết thêm cộng đồng tình nguyện viên và bác sĩ tại Vinhomes Central Park. Anh bất ngờ khi một bác sĩ tình nguyện trò chuyện với mình bằng tiếng Nga.

"Ở nơi đất khách, nghe được tiếng mẹ đẻ thật vui. Lại là từ người Việt Nam tôi yêu mến. Thật xúc động", Victor bộc bạch.

Anh Nguyễn Như Yên (Trưởng ban quản trị tòa nhà C2) khá bất ngờ khi nhận được thông tin Victor đăng ký làm tình nguyện viên. Anh Yên lo lắng công việc áp lực và thường trực nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khiến Victor khó theo đuổi lâu dài.

"Tôi không ngờ Victor nhiệt tình, nhanh nhẹn và làm việc rất hiệu quả. Anh ấy là cầu nối giữa cộng đồng người nước ngoài và cư dân. Gần đây nhất vào ngày Quốc khánh, Victor phát cờ tới từng nhà để cư dân treo lên ban công, hình ảnh này khiến tôi xúc động", anh Yên chia sẻ.

Một tuần làm tình nguyện viên của bác sĩ người Nga ở chung cư TP.HCM - Hình 3

Một tuần làm tình nguyện viên của bác sĩ người Nga ở chung cư TP.HCM - Hình 4

Một tuần làm tình nguyện viên của bác sĩ người Nga ở chung cư TP.HCM - Hình 5

Victor Vladovich trong những chuyến du lịch Việt Nam trước dịch. Ảnh: NVCC

14 năm gắn bó với Việt Nam

Victor Vladovich sang Việt Nam gần 14 năm. Anh là một bác sĩ gia đình, đào tạo chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp.

Quyết định gắn bó lâu dài với Việt Nam đối với người đàn ông ngoại quốc này là cái duyên. Trong một lần đi công tác tại Hà Nội vào năm 2008, Victor cảm mến đất nước Việt Nam và sau đó đã quyết định bay sang làm việc ở đây, dù khi đó anh chưa biết tiếng Việt và vốn tiếng Anh cũng hạn chế.

Ba mẹ lo lắng cho Victor khi tới một đất nước xa lạ, nhưng họ không cấm cản con cái trước quyết định này.

"Từ khi 16 tuổi, tôi đã tự trang trải chi phí ăn ở, học hành và tự lựa chọn nghề nghiệp để theo đuổi. Do đó, ba mẹ luôn ủng hộ với quyết định của tôi và tin rằng con trai họ sẽ hạnh phúc khi sinh sống ở Việt Nam", Victor nói về lựa chọn sang Việt Nam lập nghiệp năm 24 tuổi.

Một tuần làm tình nguyện viên của bác sĩ người Nga ở chung cư TP.HCM - Hình 6

Anh Vladovich cùng các đồng nghiệp. Ảnh: NVCC

Để học được tiếng Việt, anh đã giao tiếp, bắt chuyện với nhiều người bản xứ. Đến nay, anh có thể trò chuyện thành thạo với bất cứ người Việt Nam nào mà mình gặp. Trang facebook cá nhân của Victor có nhiều bạn bè người Việt và anh thường trả lời bình luận của họ rất rành mạch.

"Trao đổi càng nhiều thì vốn từ mình càng tăng lên. Tôi học tiếng Việt từ chính người Việt Nam qua những lần trò chuyện, bàn bạc công việc hay trong những chuyến tình nguyện", Victor cho hay.

Sau một thời gian ở Hà Nội, vì tính chất công việc nên Victor Vladovich chuyển vào TP.HCM. Nhận thấy việc bảo vệ sức khỏe gia đình rất quan trọng, nên Victor chia sẻ cho mọi người về cách ăn uống, tập thể dục, bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua internet.

Trước dịch, người đàn ông này cũng đi hỗ trợ các trẻ em mồ côi ở khắp nơi trên cả nước. Anh cùng nhóm thiện nguyện của mình xây nhà tình thương, hỗ trợ các em bé kém may mắn khắp các tỉnh thành.

Một tuần làm tình nguyện viên của bác sĩ người Nga ở chung cư TP.HCM - Hình 7

Anh Victor Vladovich trong một lần dã ngoại với học sinh. Ảnh: Trung tâm Anh ngữ IFLY.

Điều khiến Victor quyết định gắn bó với Việt Nam vì có nhiều điểm tương đồng văn hóa với nước Nga. "Nơi đây mọi người sống rất tình cảm. Nhiều người không giàu có nhưng cũng san sẻ cho người gặp khó khăn. Tôi yêu mến người Việt Nam ở điều này", Victorcho hay.

Trong nhiều năm ở Việt Nam, Victor đi rất nhiều nơi. Anh và bạn bè có những kỷ niệm ngắm sương mù ở Sapa, ngắm Vịnh Hạ Long huyền ảo, ghé đồi cát Mũi Né, đến vùng đất Bazan Buôn Ma Thuột hay ngắm biển ở Vũng Tàu, Phú Quốc...

Đi càng nhiều, Victor nhận ra mỗi vùng đất đều có những nét đẹp riêng về con người, văn hoá. "Phong cảnh ở Việt Nam tuyệt đẹp, đặc biệt là các bãi biển", bác sĩ người Nga nói.

Ngoài những chuyến đi, Victor còn thích không khí cổ vũ bóng đá của người dân Việt. Lúc chưa giãn cách, anh hay cùng bạn bè tụ tập reo hò cổ vũ đội tuyển Việt Nam. Những dịp đặc biệt, anh cũng thích khoác lên mình áo dài, trang phục truyền thống của Việt Nam.

Một tuần làm tình nguyện viên của bác sĩ người Nga ở chung cư TP.HCM - Hình 8

Anh Victor Vladovich trong một lần cổ vũ đội tuyển Việt Nam. Ảnh: NVCC.

Nhiều năm đón Tết Việt Nam và lang thang những cung đường của thành phố, Victor thấy đường phố bây giờ của TP.HCM "vắng như Tết", khi anh ngắm nhìn những bức ảnh được chụp lại lúc giãn cách.

Điều người đàn ông này mong muốn là dịch bệnh sớm qua đi, cuộc sống quay trở lại như ngày thường, các bác sĩ, lực lượng chống dịch giảm tải công việc và về với gia đình.

"Tôi rất đồng cảm với lực lượng y bác sĩ ở tuyến đầu. Họ đã rất vất vả để bảo vệ sức khỏe cho người dân thành phố. Mong họ sớm được về nhà, tận hưởng những giây phút đầm ấm bên gia đình sau khi dịch bệnh qua đi", Victor tâm sự.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách ngỡ ngàng khi bánh cốm Nguyên Ninh được làm cạnh nhà vệ sinhKhách ngỡ ngàng khi bánh cốm Nguyên Ninh được làm cạnh nhà vệ sinh
08:34:29 04/01/2025
Đi soi cá, phát hiện bộ xương người dưới mương nước ở Hóc MônĐi soi cá, phát hiện bộ xương người dưới mương nước ở Hóc Môn
15:12:24 05/01/2025
Kỷ luật giáo viên nhận tiền dạy kèm học sinh với giá không hợp lýKỷ luật giáo viên nhận tiền dạy kèm học sinh với giá không hợp lý
07:34:22 04/01/2025
Cô giáo tiểu học bị kỷ luật vì dạy thêm tại nhàCô giáo tiểu học bị kỷ luật vì dạy thêm tại nhà
07:58:50 04/01/2025
Bánh cốm Nguyên Ninh phải tạm dừng hoạt động: "Ổ bệnh" trong khu sản xuấtBánh cốm Nguyên Ninh phải tạm dừng hoạt động: "Ổ bệnh" trong khu sản xuất
08:46:01 04/01/2025
Uống 1 ly rượu với con rể, người đàn ông nhận "kết đắng"Uống 1 ly rượu với con rể, người đàn ông nhận "kết đắng"
13:50:51 04/01/2025
Hòa giải bất thành vụ kiện ĐH Kinh tế quốc dân đòi bồi thường 36 tỷ đồng?Hòa giải bất thành vụ kiện ĐH Kinh tế quốc dân đòi bồi thường 36 tỷ đồng?
10:59:40 04/01/2025
Cháu bé 4 tháng tuổi bị bỏ rơi giữa đêm khuya giá rét ở Nghệ AnCháu bé 4 tháng tuổi bị bỏ rơi giữa đêm khuya giá rét ở Nghệ An
10:50:41 05/01/2025

Tin đang nóng

"Kiếp nạn" của Triệu Lệ Dĩnh: Đụng mặt chồng cũ Phùng Thiệu Phong, tránh "tình tin đồn" vẫn bị 2 sao nam bê bối bao vây ở sự kiện"Kiếp nạn" của Triệu Lệ Dĩnh: Đụng mặt chồng cũ Phùng Thiệu Phong, tránh "tình tin đồn" vẫn bị 2 sao nam bê bối bao vây ở sự kiện
18:28:51 05/01/2025
Anh Tây đi "bão" mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam từ Hà Nội "lạc" lên tận Phú Thọ, ai cũng phải bật cười vì một điềuAnh Tây đi "bão" mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam từ Hà Nội "lạc" lên tận Phú Thọ, ai cũng phải bật cười vì một điều
18:06:54 05/01/2025
Nam diễn viên đang quậy tung Cbiz: Dám đưa loạt sao hạng A "lên thớt", từng dính bê bối lộ 17 GB ảnh nhạy cảmNam diễn viên đang quậy tung Cbiz: Dám đưa loạt sao hạng A "lên thớt", từng dính bê bối lộ 17 GB ảnh nhạy cảm
20:33:26 05/01/2025
Hình ảnh cuối cùng gây chú ý của Thiều Bảo Trâm và bạn trai cũ trước khi chia tayHình ảnh cuối cùng gây chú ý của Thiều Bảo Trâm và bạn trai cũ trước khi chia tay
18:31:50 05/01/2025
Lễ đính hôn "khủng" nhất đầu năm 2025 ở Hậu Giang: Mẹ chồng tặng biệt thự và khách sạn làm quà hỏi cưới, sính lễ khoảng 50 tỷ gồm vàng thỏi, kim cương...Lễ đính hôn "khủng" nhất đầu năm 2025 ở Hậu Giang: Mẹ chồng tặng biệt thự và khách sạn làm quà hỏi cưới, sính lễ khoảng 50 tỷ gồm vàng thỏi, kim cương...
18:24:44 05/01/2025
Nguyễn Xuân Son chờ lập kỷ lục Đông Nam ÁNguyễn Xuân Son chờ lập kỷ lục Đông Nam Á
20:06:30 05/01/2025
Khán giả đồng loạt "Xin lỗi Hứa Kim Tuyền" sau Công diễn 5 Chị đẹp đạp gióKhán giả đồng loạt "Xin lỗi Hứa Kim Tuyền" sau Công diễn 5 Chị đẹp đạp gió
19:54:25 05/01/2025
Sao nữ hạng A khổ sở vì bê bối chồng mua dâm trẻ vị thành niên, đáp trả netizen bằng 1 câuSao nữ hạng A khổ sở vì bê bối chồng mua dâm trẻ vị thành niên, đáp trả netizen bằng 1 câu
20:28:56 05/01/2025

Tin mới nhất

Băng giá phủ trắng đỉnh Fansipan

Băng giá phủ trắng đỉnh Fansipan

12:21:10 05/01/2025
Dự báo trong những ngày tới, nhiệt độ trên đỉnh Fansipan tiếp tục ở mức thấp, hiện tượng băng giá có thể xuất hiện vào buổi sáng. Đây là dịp để du khách trải nghiệm, ngắm cảnh băng giá phủ trắng trên đỉnh Fansipan.
Hai mẹ con đuối nước thương tâm khi đi vò lúa giống

Hai mẹ con đuối nước thương tâm khi đi vò lúa giống

11:00:58 05/01/2025
Ngay sau khi nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng cùng người dân tổ chức tìm kiếm. Khoảng 19h cùng ngày, thi thể hai mẹ con chị T được tìm thấy ở khu vực nước sâu gần đó.
Cháy dữ dội cửa hàng chăm sóc thú cưng ở TP HCM

Cháy dữ dội cửa hàng chăm sóc thú cưng ở TP HCM

10:58:48 05/01/2025
Do chứa nhiều vật liệu dễ cháy nên lửa nhanh chóng bao trùm tầng trệt cửa hàng. Thấy cháy, một số người dân chạy đến tìm cách dập lửa nhưng các biện pháp đều thiếu hiệu quả.
Trực thăng cấp cứu bệnh nhân nguy kịch từ đảo An Bang về đất liền

Trực thăng cấp cứu bệnh nhân nguy kịch từ đảo An Bang về đất liền

19:35:59 04/01/2025
Nhận được lệnh, chiều 3/1, trực thăng EC225 mang số hiệu VN-8620 của Binh đoàn 18 cùng tổ cấp cứu đường không Bệnh viện Quân y 175 Bộ Quốc phòng đã khẩn trương rời sân bay Tân Sơn Nhất để đến đảo An Bang đón bệnh nhân.
Bé gái 4 tuổi ở Trảng Bom tử vong do bệnh ho gà

Bé gái 4 tuổi ở Trảng Bom tử vong do bệnh ho gà

18:55:36 04/01/2025
Trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh ho gà. Đây là trường hợp rất đáng báo động.
Người phụ nữ mang thai 6 tháng cùng 2 con nhỏ sống lang thang trên đường

Người phụ nữ mang thai 6 tháng cùng 2 con nhỏ sống lang thang trên đường

16:21:43 04/01/2025
Chị N. đang mang thai tháng thứ 6 thì chồng bỏ đi. Không có tiền trả nhà trọ, chủ trọ thu lại phòng nên chị đành dắt theo 2 đứa con nhỏ ra đường sống lang thang.
Thủ tướng dự công bố Nghị quyết của Chính phủ về trung tâm tài chính

Thủ tướng dự công bố Nghị quyết của Chính phủ về trung tâm tài chính

16:14:36 04/01/2025
Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế là một trong những đột phá về thể chế, giúp giải phóng các nguồn lực, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Vượt đèn đỏ có thể bị phạt tới 20 triệu đồng: "Thuốc đắng dã tật"

Vượt đèn đỏ có thể bị phạt tới 20 triệu đồng: "Thuốc đắng dã tật"

15:06:59 04/01/2025
Nhiều người quan tâm đến việc tài xế xe máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có thể bị phạt 4-6 triệu đồng (mức cũ là 800.000-1 triệu đồng).
Từ 2025, tổ chức đua xe có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

Từ 2025, tổ chức đua xe có thể bị phạt tới 100 triệu đồng

14:49:25 04/01/2025
Theo Nghị định 168, hành vi tổ chức đua xe trái phép sẽ có mức xử phạt 40-50 triệu đồng đối với cá nhân và 80-100 triệu đồng đối với tổ chức.
Công an làm việc với tài xế lái xe biển xanh chở 3 người trên nóc

Công an làm việc với tài xế lái xe biển xanh chở 3 người trên nóc

14:47:08 04/01/2025
Ngày 3/1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP Hà Nội cho biết Đội CSGT số 6 đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế Đ.V.T. (42 tuổi, quê Thái Bình) về hành vi chở người trên nóc xe.
Hà Nội hôm nay ô nhiễm thứ 2 thế giới

Hà Nội hôm nay ô nhiễm thứ 2 thế giới

13:45:09 04/01/2025
Trang IQAir xếp Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 2 thế giới lúc 11h ngày 4/1. Các hệ thống quan trắc khác của Sở TN&MT cũng đồng loạt đưa chỉ số chất lượng không khí ở thủ đô ở mức kém và xấu.
Vụ cô gái bị hành hung, lột đồ: Chồng ngoại tình, vợ có nên đánh ghen?

Vụ cô gái bị hành hung, lột đồ: Chồng ngoại tình, vợ có nên đánh ghen?

12:16:29 04/01/2025
Một phút nóng giận khi nghi chồng hoặc vợ ngoại tình có thể khiến người bị phản bội đối mặt với nhiều hậu quả mà vẫn không cứu vãn được hôn nhân.

Có thể bạn quan tâm

Lee Min Ho trở lại, gây chú ý với cảnh nóng trong 'Hỏi các vì sao'

Lee Min Ho trở lại, gây chú ý với cảnh nóng trong 'Hỏi các vì sao'

Phim châu á

22:12:37 05/01/2025
Trong tập đầu tiên của Hỏi các vì sao , Lee Min Ho có cảnh giường chiếu táo bạo với bạn diễn, khiến nhiều khán giả bất ngờ.
Như Quỳnh 'nhường đất' để Hồ Văn Cường tỏa sáng mặc tranh cãi

Như Quỳnh 'nhường đất' để Hồ Văn Cường tỏa sáng mặc tranh cãi

Nhạc việt

22:08:32 05/01/2025
Như Quỳnh và Hồ Văn Cường có màn kết hợp ăn ý trên sân khấu Người tình và quê hương . Trước đó, việc nữ ca sĩ mời đàn em tham gia đêm nhạc từng vấp ý kiến trái chiều.
Những tấm giấy siêu mỏng của Nhật Bản thu hút khách hàng toàn cầu

Những tấm giấy siêu mỏng của Nhật Bản thu hút khách hàng toàn cầu

Thế giới

22:05:25 05/01/2025
Loại giấy này đặc biệt bền, chống ố vàng và đổi màu nhưng mỏng đến nỗi khi phủ lên các tài liệu, chữ viết vẫn đọc được dễ dàng. Mặc dù số lượng đơn đặt hàng thường nhỏ, Hidakawashi vẫn đáp ứng bằng các sản phẩm tùy chỉnh.
Khánh Thi nhắc nhở cách xưng hô của Phan Hiển trên sóng truyền hình

Khánh Thi nhắc nhở cách xưng hô của Phan Hiển trên sóng truyền hình

Tv show

22:00:29 05/01/2025
Hội ngộ tại ghế nóng chương trình Bước nhảy hoàn vũ , Khánh Thi có màn phản ứng hài hước khi chồng gọi mình là đàn chị .
SOOBIN bị soi hành động lạ với Hoa hậu Việt: Chính chủ có phản ứng gây bất ngờ

SOOBIN bị soi hành động lạ với Hoa hậu Việt: Chính chủ có phản ứng gây bất ngờ

Sao việt

21:22:00 05/01/2025
Trên trang cá nhân, người đẹp sinh năm 2002 vẫn chia sẻ những hoạt động, lịch trình công việc bận rộn. Ngoài ra cô không chia sẻ gì thêm thông tin liên quan tới ca sĩ SOOBIN.
Brad Pitt và Angelina Jolie tốn 2 triệu USD để theo đuổi vụ ly hôn 8 năm

Brad Pitt và Angelina Jolie tốn 2 triệu USD để theo đuổi vụ ly hôn 8 năm

Sao âu mỹ

21:17:23 05/01/2025
Cuộc chiến ly hôn kéo dài 8 năm giữa cặp sao Hollywood Angelina Jolie và Brad Pitt không chỉ ảnh hưởng tới hình ảnh, công việc, mối quan hệ của họ mà còn tiêu tốn của 2 nghệ sĩ khá nhiều tiền bạc.
Nam sinh lớp 7 bị người đàn ông tát túi bụi, xách áo ném ra đường: Nguồn cơn gây phẫn nộ

Nam sinh lớp 7 bị người đàn ông tát túi bụi, xách áo ném ra đường: Nguồn cơn gây phẫn nộ

Netizen

21:13:45 05/01/2025
Mới đây trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông đánh một bé trai giữa đường khiến dư luận vô cùng bất bình.
Yến My của "Không thời gian" thấy may mắn khi đóng cùng NSND Trung Anh

Yến My của "Không thời gian" thấy may mắn khi đóng cùng NSND Trung Anh

Hậu trường phim

21:10:45 05/01/2025
Trong phim Không thời gian phát trên VTV, Yến My đóng cùng NSND Trung Anh, NSND Như Quỳnh. Nữ diễn viên cho biết cô không áp lực mà thấy có thêm cơ hội học hỏi người đi trước.
Rosé (BLACKPINK) - Nữ thần tượng Kpop đầu tiên lọt top 10 BXH Billboard Radio

Rosé (BLACKPINK) - Nữ thần tượng Kpop đầu tiên lọt top 10 BXH Billboard Radio

Nhạc quốc tế

20:37:14 05/01/2025
Mới đây nhất, trên BXH Billboard Radio, APT. - ca khúc chủ đề của album - đã lọt top 10, giúp bông hồng Australia trở thành nghệ sĩ nữ Kpop đầu tiên làm được điều này.
Lingard sang Việt Nam

Lingard sang Việt Nam

Sao thể thao

20:06:35 05/01/2025
Sáng 5/1 (giờ Hà Nội), dàn sao FC Seoul đáp chuyến bay sang Hà Nội, Việt Nam để chuẩn bị cho đợt tập huấn trước mùa giải 2025.
Chú chó tha 'quả bóng' về nhà, chủ hoảng sợ khi phát hiện sự thật

Chú chó tha 'quả bóng' về nhà, chủ hoảng sợ khi phát hiện sự thật

Lạ vui

19:57:55 05/01/2025
Sự việc hy hữu xảy ra tại Non Sung, tỉnh Udon Thani. Vào giờ nghỉ trưa, anh Jittakorn Talangjit (34 tuổi) đang ở nhà thì cậu con trai 4 tuổi chạy đến với một vật thể lạ trong tay. Cậu bé hỏi bố đó là gì.