Chỉ vì tắc trách và thiếu hiểu biết
Các nạn nhân đã hoảng loạn vì bóng tối và khói. Đây là một giả thiết được nhiều cán bộ có kinh nghiệm trong công tác PCCC đưa ra để lý giải cho tính chất, thiệt hại nghiêm trọng của vụ cháy công trình cải tạo quán bar ở số 9 Trần Thánh Tông, Hà Nội làm 6 người chết.
Điểm cháy được nhận định ở giữa khu vực giữa quán bar…
Nỗ lực cứu nạn nhân trong bóng tối
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên ANTĐ, Thượng tá Trần Văn Vụ – Trưởng Phòng Cảnh sát PC&CC Hoàn Kiếm đánh giá: Vụ hỏa hoạn tuy không lớn, cháy cũng được dập tắt nhanh sau 10 phút, song chất cháy lại quá nhiều, lượng công nhân tập trung bên trong để thi công, lắp đặt hệ thống điện, sơn, hàn cắt, lát gạch đông, phân bố ở những khu vực khép kín, nằm sâu bên trong quán. Đến khi hỏa hoạn bùng phát lớn, nhiều người tháo chạy nhưng không kịp.
Trong số 6 nạn nhân thiệt mạng, người đầu tiên được đưa ra ngoài là một người đàn ông trên 30 tuổi, cao to. Thượng sỹ Phạm Văn Công – Đội trưởng Đội Cứu nạn cứu hộ, Phòng Cảnh sát PC&CC Hoàn Kiếm – người đầu tiên tiếp cận, trinh sát đám cháy và phát hiện vị trí các nạn nhân nằm gục kể: Sau khi sử dụng phương tiện phá dỡ đục thủng trần phía sau quán bar, tôi thả thang tre tụt xuống phía dưới. Khác với các vụ cháy thông thường, trong hiện trường vụ cháy này thiếu oxy nên khói độc tỏa ra có màu vàng đậm đặc trưng, khiến tầm nhìn của lực lượng cứu hộ hạn chế. Cách vị trí chân thang 1m, có người đàn ông to cao nằm ngửa bất tỉnh, miệng chảy máu. Vừa thông báo cho đồng đội bên trên đeo bình thở xuống hỗ trợ, Đội trưởng Cứu nạn cứu hộ – Phòng Cảnh sát PC&CC Hoàn Kiếm cùng đồng đội giật bung cúc áo người này, đặt nằm ngửa cho nạn nhân dễ thở. Sau khi cột anh này vào thang, lực lượng cứu nạn kéo người này lên phía trên. Hai nạn nhân tiếp theo nằm cách đó vài bước chân, trong căn phòng rộng chưa đến 10m2, kín bưng, chỉ duy nhất có 1 cửa ra vào. Một người bị ngạt khói trong tình trạng co quắp, người kia nằm úp mặt vào chăn bông.
Trong khi đó, Trung sỹ Nguyễn Hoàng Anh – cán bộ Đội Cứu nạn cứu hộ, tham gia mũi cứu nạn thứ hai tiếp vận từ cửa chính thuật lại: “Sau khi đeo bình dưỡng khí lần theo bờ tường bên phải quán bar – cách cửa khoảng 30m, tôi phát hiện 2 nạn nhân nữ nằm đè lên nhau, thân nhiệt vẫn còn ấm”. Thấy vậy, Trung sỹ Hoàng Anh cùng đồng đội bế thốc 2 người này chạy thẳng ra ngoài. “Đặt người phụ nữ nằm ngửa ra đất, tôi thò tay móc dị vật trong họng nạn nhân, cố hút dịch mũi và hô hấp nhân tạo cho người phụ nữ chừng 30 tuổi”. Sau khoảng 4 phút hô hấp nhân tạo liên tục, người này được chuyển đi bệnh viện song đã không qua khỏi.
…song chất cháy lại quá nhiều nên khi hỏa hoạn bùng phát, nhiều người tháo chạy nhưng không kịp
Vi phạm PCCC khi sửa chữa quán bar
Sáng 20-11, Cơ quan CSĐT CAQ Hai Bà Trưng, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, CATP Hà Nội, Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội… đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân hỏa hoạn. Cơ quan công an đã thu giữ một số mẫu vật về giám định, phục vụ công tác điều tra. Tại hiện trường có nhiều thiết bị máy cắt, máy hàn, đáng chú ý, mỏ hàn vẫn dính trên giàn sắt lắp đặt trên trần nhà.
Trách nhiệm của nhóm công nhân gây cháy đang được cơ quan làm rõ, tuy nhiên, sự tắc trách của chủ quán bar trong công tác đảm bảo an toàn PCCC đã thấy rõ. Theo quy định, bất kể doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nào khi sửa chữa địa điểm kinh doanh phải báo cáo với cơ quan PCCC việc thay đổi thiết kế ban đầu, buộc phải đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC trong suốt quá trình thi công đến khi hoàn thiện. Theo cơ quan PCCC, công tác phòng cháy ở công trình tạm chia thành 2 giai đoạn, trong quá trình thi công và khi đưa vào sử dụng. Theo đó, ngay từ khi bắt đầu xây dựng, chủ đầu tư, nhà thầu đã phải trang bị các phương tiện, niêm yết nội quy đảm bảo an toàn PCCC. Song thực tế, chủ đầu tư công trình sửa chữa, cải tạo quán bar trên không thực hiện quy định này. Cháy gây hậu quả nghiêm trọng vì thế không xem nhẹ trách nhiệm của chủ cơ sở.
Phân tích diễn biến một vụ cháy thông thường, đại diện Phòng nghiệp vụ Sở Cảnh sát PC&CC Hà Nội cho hay: hỏa hoạn nếu được phát hiện sớm trong 5 phút đầu, lực lượng chữa cháy cơ sở kịp thời tổ chức ứng cứu, lửa sẽ nhanh chóng được dập tắt. Còn khi ngọn lửa đã bùng phát tự do 10 – 15 phút, Cảnh sát PC&CC có đến nơi thì thiệt hại cũng rất lớn. Điều này cho thấy vai trò của lực lượng PCCC cơ sở quan trọng như thế nào. Nhìn lại vụ cháy quán bar ở số 9 Trần Thánh Tông sẽ thấy, chẳng ai trong số những người có mặt hiểu nghiệp vụ về PCCC. Nơi đây cũng không hề có phương tiện, thiết bị PCCC đảm bảo để ứng cứu với sự cố. Nhà thầu thờ ơ, chủ đầu tư thiếu sâu sát, thợ hàn không được đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ… cháy là điều dễ hiểu.
Theo ANTD
Đẩy lùi nguy cơ cháy nổ
Phòng Cảnh sát PC&CC Thường Tín - Sở Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội, vừa tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ PCCC cho gần 200 cán bộ đứng đầu cơ sở, đội trưởng đội PCCC cơ sở và những người làm việc trong môi trường nguy hiểm cháy nổ trên địa bàn huyện Thường Tín và Phú Xuyên năm 2013.
Trung tá Đỗ Anh Quyến - Trưởng phòng Cảnh sát PC&CC Thường Tín nhấn mạnh: Từ nay đến Tết Nguyên đán 2014, thời tiết tiếp tục hanh khô, nguy cơ xảy cháy cao, đặc biệt ở các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Buổi tập huấn sẽ giúp 200 học viên là những người đứng đầu lực lượng PCCC cơ sở nâng cao kiến thức phòng ngừa hỏa hoạn.
Theo ANTD
Diễn tập phương án PCCC Sáng ngày 25-5, Phòng Cảnh sát PC&CC quận Hoàn Kiếm (thuộc Sở Cảnh sát PC&CC Hà Nội) đã phối hợp với UBND phường Hàng Gai tổ chức diễn tập công tác PCCC. Tình huống cháy giả định được đặt ra là đám cháy bùng phát tại một cừa hàng kinh doanh sơn và hóa chất phụ gia trên phố Hàng Hòm, phường Hàng...