Chỉ vì một câu nói vô tình tôi đã bị mẹ chồng bắt ép phải ly dị
Mẹ chồng tôi là người rất khó tính hay soi mói con dâu từng li từng tí một nhưng tôi mặc kệ.
Cuộc sống của hai vợ chồng tôi cũng hạnh phúc như bao gia đình khác có hai con gái xinh xắn và một ngôi nhà khang trang sạch sẽ. Chồng thì đi làm xa chỉ mấy mẹ con tôi ở nhà, còn bố mẹ chồng tôi ở nhà bên cạnh. Bản tính tôi thẳng thắn ăn to nói lớn có người quý mến thì lại thích cái tính của tôi, có người ghét thì thấy khó chịu mỗi khi gặp tôi.
Nhưng tôi không coi ai là kẻ thù mà luôn tôn trọng và yêu quý họ. Mẹ chồng tôi là người rất khó tính hay soi mói con dâu từng li từng tí một nhưng tôi mặc kệ miễn mình không làm trái đạo lí là được. Những lúc bà cau có mặt mày chửi bới vô cớ tôi để cho bà nói hết rồi tôi góp ý sau. Lần đó chồng tôi đi xa về chưa hết mệt đã vội sang chào hỏi bố mẹ chồng, bà đánh luôn cho câu:
- Mày đi xa về vác người không sang nhà tao mà không biết ngại à?
Nghe mẹ nói vậy chồng tôi giận lắm đi thẳng về nhà chửi tôi:
- Anh bảo em mang quà sang biếu bà đi không mang, giờ mẹ chửi có ê mặt không?
- Thì em phải sắp xếp thời gian ra chợ mua chứ, tại anh không nghỉ ngơi đi vừa về đã vác mặt sang nó khổ vậy đấy.
Mẹ chồng suốt ngày tìm cách soi mói con dâu (Ảnh minh họa)
Nói rồi sợ chồng chửi tôi vội vàng ra chợ mua mấy hộp bánh về biếu mẹ chồng cho xong chuyện, ai ngờ về đến nhà nồi thịt kho của tôi cũng đen như than may chưa nổ bếp không thì còn lớn chuyện nữa. Đưa quà sang biếu ông bà đâu đã xong bà phán cho câu:
- Chúng mày muốn tao bị tiểu đường chết đâu mà đi biếu quà bánh vậy, người già chỉ thích tiền thôi con ạ.
- Mẹ không thích quà bọn con biếu thì thôi chứ tiền thì con chẳng có, lần này anh ấy về còn lấy tiền mang đi chứ làm gì có đồng xu dính túi.
Video đang HOT
Nói rồi tôi quay ngoắt trở về chẳng thèm đôi co với mẹ chồng nữa không lại lắm chuyện. Lần đó giận mẹ chồng cả tuần tôi chẳng thèm bén bảng sang. Nhưng thời gian làm cho tôi cũng quên dần chuyện không vui đã xảy ra nên nhân lúc nhà có bát canh cá khoai ngon tôi mang sang biếu bố mẹ chồng để làm hòa. Vừa bước vào nhà tôi đã ngửi thấy mùi khó chịu ở đâu đó tìm quanh quẩn phát hiện ra ở trên giường thấy chiếu ướt ướt, tôi nói một câu vô tình:
- Giường của bố mẹ còn bẩn hơn cả cái toilet nhà con, thôi bố mẹ ăn bát canh con nấu cho nó nóng để con mang chiếu ra giặt ù tí là xong.
Đang định cầm chiếu đi giặt thì bị mẹ chồng quát một cái khiến tôi giật cả mình:
- Chị mang bát canh của chị về đi đừng nghĩ là mang bát canh sang biếu rồi muốn nói gì thì nói. Ừ nhà tôi bẩn nhà tôi đâu sạch như nhà chị, chị hãy cút về đi, khinh nhà tôi bẩn từ nay đừng sang nữa.
Vừa nói bà vừa đưa tôi bát canh rồi đẩy tôi về. Biết mình đã nói quá lời nên mẹ chồng giận dỗi tôi liền ra sức xin lỗi ai ngờ bà chẳng thèm tha thứ còn hất luôn bát canh nóng vào mặt tôi mà chửi đuổi tôi về.
Rồi ngay tối hôm ấy chồng gọi điện thoại về chửi mắng tôi thậm tệ:
- Anh thật không ngờ em lại khinh thường bố mẹ em vậy, vừa chê giường nhà mẹ bẩn hơn toilet nhà mình lại hất cả bát canh nóng vào mặt mẹ nữa. Bố mẹ anh làm gì không phải với em thì em cố mà nhịn chứ đạo làm con ai lại thế. Anh thà chia tay vợ chứ quyết không để bố mẹ chịu khổ vì con dâu bất hiếu được.
Dù thanh minh thế nào đi nữa chồng tôi cũng không thèm nghe mà tắt máy ngay lập tức. Buồn chán những ngày sau đó tôi ăn không ngon ngủ không yên chẳng biết phải làm gì để chứng minh mình vô tội và rất tôn trọng bố mẹ chồng chẳng qua tại cái miệng bô bô của tôi làm khổ cái thân. Có lẽ chồng tôi không yên tâm để làm việc nên mấy ngày sau đó anh trở về nhà ngay.
Thấy con trai vừa về bố mẹ chồng đã sang ngay rồi ra sức tố cáo tội lỗi của con dâu, biết phần lớn những chuyện ông bà nói là bịa đặt vu khống nào là tôi suốt ngày sang chửi mắng bố mẹ chồng, lại còn liếc mắt đưa tình với mấy thằng con trai trẻ của khu phố,… Chồng tôi nghe xong liền kết luận một câu xanh rờn:
- Con cảm ơn bố mẹ đã nói tất cả những sự thật xấu xa về người vợ mà con từng tin tưởng thương yêu, giờ thì cuộc hôn nhân của chúng ta dừng tại đây thôi.
(Ảnh minh họa)
Nghe xong tôi choáng một phần do ăn uống mấy hôm nay không ra gì nên sức khỏe yếu một phần thất vọng về chồng dù có nói cũng chẳng thanh minh nổi nên tôi cố tình rù rù đi rồi lăn ra sàn nhà để cho mọi người sợ hãi. Mọi người vội đưa tôi vào bệnh viện cấp cứu, chỉ một lát sau dù không muốn tỉnh bác sĩ cũng ép tôi phải tỉnh không họ lại chọc vài mũi tiêm nữa thì lại đống tiền đổ lên đầu tôi thì khổ. Nằm trong phòng chăm sóc bệnh nhân tôi vừa khóc vừa nói với chồng:
- Những điều bố mẹ nói tất cả đều là bịa đặt có nói anh cũng chẳng tin nhưng trước khi chết em phải nói không sau khi chết em không siêu thoát được. Anh tin em hay tin bố mẹ anh?
- Thôi em đừng nói nữa, mà em phục hồi rồi chết làm sao được?
- Em nghe thấy bác sĩ nói với nhau là em mắc chứng bệnh nhồi máu cơ tim nên khi bị trấn động mạnh sẽ rất dễ bị tử vong, may em được cấp cứu kịp thời chứ lần sau không được may mắn như vậy nữa đâu.
Ngày xuất viện chỉ có chồng tôi đưa về, cho đến khi về nhà bố mẹ chồng mới có mặt ở nhà tôi, tưởng ông bà sẽ vui vẻ bỏ qua chuyện cũ cho tôi ai ngờ vẫn lải nhải chuyện cũ để ép chồng tôi phải ly dị:
- Con hãy nhanh làm đơn ly hôn nó đi cho khỏe, người đâu chẳng được điểm gì nay lại mắc bệnh tim nữa nuôi nó rồi khổ con ạ.
- Con thật không ngờ bố mẹ thất đức vậy, vợ con vừa về đến nhà bố mẹ không hỏi han được câu đàng hoàng lại đổ dầu vào lửa. Bố mẹ muốn vợ con uất ức đến chết rồi mới thôi à. Con sẽ không ly dị gì hết, con sẽ chăm cô ấy đến chọn đời. Bố mẹ về đi để cho vợ con được nghỉ ngơi.
Đó đúng là bài học nhớ đời cho tôi điều chỉnh tính cách bỗ bã ăn nói vô duyên của mình.
Theo GĐVN
Này cô gái, hãy ngừng ngưỡng mộ đàn ông theo kiểu "cỗ máy kiếm tiền"
Những định kiến rất nặng nề rằng là đàn ông muốn được vợ, gia đình nhà vợ, xã hội nể trọng thì nhất định phải kiếm tiền thật giỏi đã vô tình khiến rất nhiều những khả năng khác, giá trị khác của đàn ông bị coi rẻ.
Tôi rất thích lời tuyên thệ "Yes, I do!" trong cuộc hôn nhân ở các nước phương Tây. Khi bạn kết hôn, tức là bạn tình nguyện sống trọn đời với vợ/chồng của mình dù trẻ hay già, dù khỏe mạnh hay ốm đau, bệnh tật... và chỉ có cái chết mới có thể chia lìa được hai bạn. Thế nhưng, ở Việt Nam, nếu như vợ đi làm kiếm được nhiều tiền hơn chồng, thì cuộc hôn nhân đó đã bước một chân trên bờ vực thẳm rồi.
Trước khi kết hôn (thậm chí là khi đang yêu nhau), chuyện lương bổng, sự nghiệp của các anh đã được gia đình các chị đem ra mổ xẻ: "Nó làm nghề gì? Lương khá không? Một tháng được bao nhiêu củ? Có làm thêm làm nếm được gì không? Có cơ hội thăng tiến không?"... Rất nhiều chị em giờ khi chọn người yêu hay bạn đời, thì cái nhìn đầu tiên bao giờ cũng dành cho vẻ ngoài: Quần áo, xe cộ, sau đó là công việc, lương bổng, gia thế... Chẳng biết từ bao giờ, giá trị của đàn ông được quy đổi hết ra khả năng kiếm tiền? Rất nhiều những khả năng khác như chăm sóc con cái, giỏi quán xuyến việc nhà, nấu ăn ngon, sống tình cảm... bị liệt vào hàng thứ yếu hoặc thậm chí bị lờ tịt đi. Đàn ông kiếm được càng nhiều tiền thì giá trị càng cao.
Ảnh minh họa
Nhưng...
Hôn nhân đâu phải là một cuộc đua và vợ chồng cũng đâu phải "đối thủ" của nhau để ai cũng có thể đem chuyện lương bổng của vợ chồng lên bàn cân mà so sánh. Cứ như thể vợ chồng đến với nhau không chỉ vì tình yêu mà còn vì mức lương tương xứng. Cứ như thể khả năng kiếm tiền vượt trội của các bé trai so với các bé gái đã được bộ gen quy định sẵn ngay từ khi chúng còn nằm trong bụng mẹ. Đàn ông kiếm tiền ít hơn vợ sẽ mang nhục, còn phụ nữ kiếm tiền giỏi hơn chồng sẽ trở thành mối hiểm họa đe dọa hôn nhân. Cứ đem chuyện tiền bạc ra xét nét hơn thua thì có lẽ vợ chồng chỉ có thể cùng nhau đi được một đoạn đường chứ sao có thể cùng nhau đi đến hết cuộc đời được?
Người ta hay nói "Của chồng, công vợ". Tức sự thành đạt của người chồng ít nhiều đều có công sức đóng góp của người vợ. Nhờ người vợ chu toàn việc nhà và làm tốt vai trò hậu phương vững chắc thì người chồng mới có thể yên tâm ra ngoài gầy dựng công danh, sự nghiệp. Vậy tại sao chúng ta không nghĩ ngược lại: "Của vợ, công chồng". Sự thành đạt của người vợ cũng ít nhiều có sự góp sức của người chồng. Nếu không có sự hỗ trợ, động viên của người chồng, liệu người vợ có dễ dàng gặt hái được thành công trong sự nghiệp?
Tôi biết có rất nhiều gia đình không hạnh phúc chỉ vì người chồng quá "lép vế" so với vợ, cụ thể là kiếm được ít tiền hơn vợ, sự nghiệp không thành đạt bằng vợ. Và trong trường hợp ấy, người chồng sẽ dễ bị mang tiếng là "Bám váy vợ", "Để vợ nuôi"... Những định kiến rất nặng nề rằng là đàn ông muốn được vợ/ gia đình nhà vợ/ xã hội nể trọng thì nhất định phải kiếm tiền thật giỏi đã vô tình khiến rất nhiều những khả năng khác, giá trị khác của đàn ông bị coi rẻ.
"Rất nhiều chị em giờ khi chọn người yêu hay bạn đời, thì cái nhìn đầu tiên bao giờ cũng dành cho vẻ ngoài..." - Ảnh minh họa
Chị K.Oanh là trưởng phòng kinh doanh một công ty chế biến thực phẩm đông lạnh trong khi anh Tiến, chồng chị, chỉ là nhân viên kế toán của một cửa hàng điện máy. Vì khối lượng công việc nhiều, chuyện con cái, nhà cửa chị Oanh giao đứt cho chồng lo liệu. Bị họ hàng, lối xóm, đồng nghiệp và thậm chí là gia đình bên vợ tối ngày mỉa mai "Số hưởng vì được nhờ vợ", anh Tiến tự ái rồi dần chuyển qua xét nét vợ, ngày nào cũng kiếm cớ sinh sự với vợ. Không khí trong nhà không lúc nào được yên ả. Chị Oanh đi làm về đã mệt mỏi, lại liên tục bị chồng hoạnh họe liền nổi cơn tam bành. Trong một lần quá bức xúc, chị Oanh đã hét lên: "Tôi đi làm kiếm tiền nuôi cả cái nhà này cũng đủ mệt mỏi lắm rồi. Anh không để tôi yên được phút nào à?". Anh Tiến chết sững: "Cô đi làm, tôi cũng đi làm. Cơm tôi ăn hàng ngày đều từ tiền của cô mà ra chắc?". Lúc ấy, chị Oanh mới biết mình đã lỡ lời. Còn anh Tiến ngậm ngùi nhận ra, bấy lâu nay, vợ anh vẫn cho rằng chồng "ăn bám" vợ.
Đấy, ai bảo vợ chồng khó khăn, sống chết đều có nhau? Chỉ cần có sự chênh lệch về tiền lương thôi cũng đủ khiến cho người "lép vế" hơn suy sụp. Tại sao chúng ta cứ tự đặt mọi thứ vào trong khuôn khổ rồi cũng tự cho mình cái quyền phán xét khả năng lẫn hạnh phúc của người khác? Nhìn lại xem, xung quanh bạn vẫn có không ít những cặp đôi vợ là "thuyền trưởng" - chồng là "thuyền phó" mà gia đình vẫn hạnh phúc đấy thôi. Bạn lấy vợ/chồng chứ đâu có lấy cả cái xã hội ngoài kia?
Nếu bạn cảm thấy khả năng chăm sóc con cái, nhà cửa; khả năng san sẻ mọi điều với vợ của đàn ông là một đức tính quý, là một trong những yếu tố quan trọng giúp cuộc sống hôn nhân trở nên viên mãn, thì nó sẽ là như vậy. Một người chồng thành đạt trong sự nghiệp, tháng nào cũng đem rất nhiều tiền về cho vợ nhưng tối ngày mải mê họp hành, tiếp khách, chẳng biết một ngày của vợ con mình trôi qua như thế nào, thì bạn có cảm thấy hạnh phúc không?
Tôi có quen một cặp vợ chồng người miền Tây. Anh chồng là viên chức nhà nước, chị vợ ở nhà mở quán ăn. Khi chị sinh đứa con đầu lòng, anh quyết định nghỉ hẳn công việc ở cơ quan nhà nước để ở nhà phụ vợ. Hàng ngày, chị đi chợ, nấu ăn. Anh phục vụ bàn, thu tiền và rửa chén đĩa. Hàng xóm nhìn vào ai cũng chép miệng chê anh dại, có công việc đàng hoàng không muốn, lại muốn ở nhà "rúc váy" vợ. Chuyện đến tai anh, anh chỉ cười xòa: "Thiên hạ ai nghĩ sao mặc. Miễn sao hai vợ chồng tui cơm lành canh ngọt là được rồi. Thuận vợ thuận chồng, chuyện gì rồi cũng êm xuôi hết. Hơi sức đâu mà để tâm tới lời ra tiếng vào ngoài kia!". Hạnh phúc thực ra chỉ giản đơn vậy thôi.
Theo 2sao
Tuổi xuân của tôi là những ngày hờn tủi, giờ sắp đến lúc tốt đẹp thì lại nảy ra chuyện này Chính mẹ chồng tôi cũng đã nói anh ấy hãy buông tay để tôi đi lấy chồng mới, vậy mà anh ấy không chịu. Cái khiến tôi khổ nhất đó là anh ấy vay tiền nặng lãi, nợ nần khắp nơi. (Ảnh minh họa) Tôi kết hôn cách đây 10 năm khi vừa tròn 19 tuổi. Chúng tôi đến với nhau không phải...