Chỉ vì mảnh giấy nhắc dán trên tủ lạnh, chị dâu xuống tay giết em chồng rồi chôn xác dưới nền phòng ngủ
Dù em chồng không ngừng kêu cứu và xin lỗi nhưng người chị dâu chỉ đáp lại một câu lạnh lùng: “Giờ có nói gì cũng muộn rồi”.
Sự việc rùng rợn xảy ra vào ngày 13/3 tại quận Tân Trang, thành phố Tân Bắc, Đài Loan, Trung Quốc. Theo đó, nạn nhân là chị Diệp Tú Phượng (37 tuổi) và kẻ thủ ác không ai khác chính là chị dâu của cô Trương Phương Hinh (38 tuổi).
Theo đó, ngoài chồng và hai con, gia đình chị Trương còn sống chung với em chồng là chị Diệp. Mối quan hệ giữa Trương và Diệp không hề tốt. Họ thường ngày rất ít nói chuyện với nhau, thậm chí còn không ít lần xảy ra mâu thuẫn do lối sống khác biệt.
Trương Phương Hinh (bên trái) và em chồng Diệp Tú Phượng.
Chị Diệp vốn là một người sống khép kín, thích yên lặng nhưng ngược lại, Trương có tính khí lỗ mãng, cô làm việc gì cũng gây ồn ào, sống rất bừa bộn, gây ảnh hưởng tới những người xung quanh. Đặc biệt là những lần Trương mở tủ lạnh vào ban đêm và đóng cửa rầm rầm khiến Diệp nhiều lần tỉnh giấc và không thể ngủ lại được. Cũng chính vì vậy mà Diệp đã nhiều lần đề nghị anh trai dọn ra ngoài ở, nhưng anh cô vẫn chần chừ mãi, chỉ hứa sẽ cố gắng sang năm mua nhà riêng.
Quá bất mãn về tính thô lỗ của chị dâu, Diệp đã không ít lần kêu than trên mạng xã hội và nói rằng chị dâu cô là một người có tâm lý bất ổn. Sau một thời gian dồn nén, Diệp đành để lại một lời nhắn tới chị dâu được ghi trên giấy nhắc dán trên cửa tủ lạnh rằng: “ Chị đóng cửa tủ nhẹ nhẹ giúp em nhé, em cám ơn!“. Mặc dù là một lời nhắc nhở rất bình thường nhưng nó như giọt nước tràn ly, khiến Trương không nghĩ ngợi gì nhiều mà nhẫn tâm xuống tay sát hại em chồng một cách tàn độc.
Chỉ vì xích mích nhỏ, Trương đã nhẫn tâm sát hại em chồng.
Sáng ngày 11/3, một cuộc cãi vã nảy lửa giữa Trương và Diệp đã xảy ra. Sau khi lời qua tiếng lại, Trương đã đẩy Diệp ngã đập vào máy điều hòa đứng, khiến tay cô bị bầm tím. Không chỉ vậy, Trương còn dùng dao đe dọa cô. Trên trang cá nhân của mình, Diệp viết: “ Chị ta dùng dao đe dọa tôi. Tôi nên làm gì bây giờ? Tôi có nên báo công an không?”.
Vào khoảng 10h sáng ngày 13/3, sau khi đưa con trai tới trường và trở về nhà, Trương và Diệp nói chuyện với nhau một hồi thì xảy ra tranh cãi. Thừa lúc Diệp không để ý, Trương đã dùng cục tạ sắt trong nhà đập vào đầu Diệp khiến cô ngã xuống đất.
Video đang HOT
Hung khí Trương sử dụng để sát hại Diệp.
Cảm thấy chưa trút được cơn tức trong người, Trương còn kéo em chồng vào nhà tắm và dìm đầu Diệp vào bồn tắm cho đến chết. Trong lúc đó, Diệp liên tục kêu cứu và xin lỗi chị dâu nhưng đáp lại cô chỉ là một lời nói lạnh lùng, sắc hơn dao cắt: “Giờ có nói gì cũng muộn rồi”.
Sau đó, Trương tiếp tục nhấn đầu nạn nhân vào bồn tắm cho đến khi cô hết giãy giụa và bong bóng không còn nổi lên nữa. Chắc chắn rằng Diệp đã chết, Trương kéo xác nạn nhân vào phòng ngủ rồi lấy chăn, màn, khăn tắm quấn quanh thi thể cô.
Sau khi giết chết em chồng, Trương còn chôn xác nạn nhân ngay trong phòng ngủ.
Sau khi xong việc, Trương vẫn bình tĩnh lái xe đi mua xi măng về để hoàn thành nốt âm mưu man rợ của mình. Trở về nhà, Trương đục một lỗ to trong phòng ngủ của Diệp rồi chôn xác nạn nhân xuống. Không chỉ vậy, Trương còn cẩn thận đặt một lọ tinh dầu bên trong phòng để ngăn mùi thi thể bốc lên.
Mọi việc chỉ bại lộ khi công ty của Diệp gọi điện cho anh trai của cô báo rằng đã 4 ngày nay cô không đi làm cũng không nhờ ai xin nghỉ làm hộ. Lúc này, người anh trai mới tá hỏa phát hiện em gái mất tích chứ không phải đi công tác mà không báo như những lần trước nên lập tức gọi cho cảnh sát.
Cảnh sát đưa thi thể nạn nhân đến trung tâm pháp y để xác định nguyên nhân tử vong.
Vào phòng Diệp, người anh trai phát hiện thấy bãi xi măng đáng ngờ dưới nền nhà nên báo cho cảnh sát. Sau khi có mặt tại hiện trường, đội cảnh sát sử dụng thiết bị chuyên dụng để đào bãi xi măng đó lên và họ đã sốc nặng khi tìm thấy thi thể Diệp bên dưới nền nhà. Sau đó, thi thể nạn nhân được đưa đến trung tâm pháp y để xác định nguyên nhân tử vong.
Về phần Trương, cô đã rất hoảng loạn khi thấy cảnh sát ập vào nhà nhưng cô vẫn chối bay chối biến tất cả mọi việc. Cho đến khi bị áp giải về đồn điều tra, Trương mới chịu cúi đầu nhận tội: “ Tôi đã giết cô ta rồi chôn xác”.
Trương thừa nhận mọi tội ác của mình bằng thái độ rất thản nhiên.
Theo lời khai của Trương, việc sử dụng xi măng để chôn xác em dâu được cô học theo một bộ phim hài của Hong Kong năm 1991. Hình ảnh Trương đi mua xi măng về nhà cũng được camera an ninh ghi lại.
Gần đây, phiên tòa xét xử Trương mới được diễn ra. Tại tòa, Trương thừa nhận mọi tội lỗi với thái độ rất thản nhiên. Trước bồi thẩm đoàn và các luật sư, Trương thẳng thừng tuyên bố rằng cô không cảm thấy hối hận vì đã ra tay giết hại em chồng và sẵn sàng chấp nhận mức án tù chung thân mà tòa đã đưa ra. Duy chỉ có điều khiến Trương bận lòng nhất là cô phải bỏ lại chồng và 2 đứa con thơ.
Phương An (Theo Apple Daily)
Theo saostar
Làm đường nông thôn mới: Dân "tố" nhau, chính quyền lúng túng
Nhiều hộ dân có rừng ở thôn Phước Thọ (xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, Bình Định) đã làm đơn khiếu nại gửi đến cơ quan chức năng "tố" 2 người dân trong thôn tận dụng xi măng Nhà nước hỗ trợ để làm đường nông thôn mới (NTM) rồi thu phí bất hợp lý.
Hộ có rừng "tố" phí làm đường quá cao
Theo phản ánh của anh Phạm Trung Chấn (32 tuổi, trú thôn Phước Thọ, xã Mỹ Hòa), gần đây nhiều hộ dân có rừng trong thôn đứng ngồi không yên vì mức đóng góp tiền xây dựng đường dẫn vào khu vực khai thác rừng quá cao.
"Tuyến đường dẫn vào rừng được ông Phạm Văn Bé và ông Nguyễn Tân (2 hộ có rừng) cùng bỏ tiền ra làm bằng bê tông, dài khoảng 800m, riêng tuyến đường đất dài hơn 1km (do ông Tân tự bỏ tiền). Tuy nhiên, sau khi đường hoàn thành, 2 ông này yêu cầu các hộ dân có rừng phải đóng 6 triệu đồng/ha nếu đi trên đường bê tông và 12 triệu/ha đối với đường đất. Điều này quá vô lý"-anh Chấn cho hay.
Theo anh Chấn, gia đình anh có 6ha rừng nên phải đóng góp phí gần 100 triệu, trong khi nếu thu hoạch hết rừng thì chỉ thu về chừng 300 triệu. "Tôi nhất quyết không nộp vì số tiền này quá cao. Keo đang chờ thu hoạch nhưng không biết phải làm thế nào, nếu không nộp tiền thì không được đi. Trước khi làm đường tôi không được họp bàn gì cả"- anh Chấn nói.
Anh Phạm Trung Chấn (32 tuổi, xã Mỹ Hòa) không đồng ý nộp tiền làm đường vì cho rằng mức thu quá cao.ảnh: Dũ Tuấn
Nhiều hộ dân có rừng cho rằng, ông Tân và ông Bé tận dụng xi măng Nhà nước hỗ trợ làm đường NTM rồi yêu cầu họ đóng góp với số tiền áp đặt là điều khó chấp nhận.
"Hai ông này nhận xi măng hỗ trợ, tự bỏ tiền làm đường, yêu cầu các hộ trồng rừng đi qua phải đóng góp với số tiền quá cao. Tôi xin tự nguyện đóng góp 15 triệu nhưng không được đồng ý. Họ bắt phải nộp 6 triệu/ha rừng, tôi có hơn 4ha nên phải nộp 25 triệu đồng. Chúng tôi mong muốn chính quyền vào cuộc làm rõ"- đại diện gia đình ông Trần Ngọc Quyền (xã Mỹ Hòa) nói.
Đã thống nhất nhưng lại đổi ý?
Trước đây, chính quyền xã chủ quan tin tưởng các hộ dân tự thỏa thuận với nhau sẽ không có mâu thuẫn nên mới hỗ trợ xi măng. Bây giờ xã vào cuộc giải quyết nhưng các hộ có rừng vẫn không chịu nộp tiền như ban đầu, quay lại khiếu kiện làm phức tạp tình hình. Chúng tôi cũng không biết xử lý thế nào, chỉ còn cách để nhóm hộ tự thỏa thuận với nhau. Nếu có hành vi cản trở giao thông, vi phạm pháp luật thì xã sẽ xử lý"- ông Trương Quang Hùng nói.
Theo lý giải của ông Phạm Văn Bé (67 tuổi), ông chỉ thu hồi số tiền đã bỏ ra để làm đường bê tông, riêng phần đường đất là việc của ông Tân, ông không liên quan. Trước đây, còn đường đất nhiều hộ dân khi khai thác rừng liên tục bị người dân sống ven đường chặn xe vì ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.
Đến năm 2016, có chương trình làm đường NTM nên hơn 10 hộ dân có rừng đã họp bàn xin nhà nước hỗ trợ xi măng và thống nhất cùng góp tiền làm đường bê tông.
"Tuy nhiên, lúc nhận xi măng từ xã thì nhiều hộ đồng ý đóng góp trước đó lại không chung tiền. Trước tình thế đã rồi, tôi và ông Tân mới chung tay làm. Đoạn đường bê tông dài hơn 800m, ngoài số xi măng hỗ trợ còn tiêu tốn khoảng 200 triệu đồng. Nhóm hộ có rừng với diện tích hơn 30ha nên chúng tôi thống nhất mức đóng góp là 6 triệu/ha. Đến nay, chỉ có 6 người đồng ý nộp, còn người có diện tích rừng lớn thì không chịu đóng góp"- ông Bé giãi bày.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên (vợ ông Bé) cho biết thêm: "Vợ chồng tôi là nông dân, cũng có rừng nên mới đứng ra làm đường để vận chuyển và phục vụ chung cho cộng đồng chứ không có lợi lộc gì. Việc thu tiền này chỉ một lần để đủ vốn mà chúng tôi bỏ ra, tất cả giấy tờ thanh toán liên quan đều được ghi chép cẩn thận".
Trong khi đó, ông Tân cũng cho rằng, do gia đình ông có rừng nên làm đường tạo điều kiện cho bà con, không có chuyện lợi dụng kiếm lời.
Ông Trương Quang Hùng - Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa (huyện Phù Mỹ) cho biết, đã tiếp nhận được thông tin khiếu nại liên quan đến vụ việc mà các hộ dân có rừng ở thôn Phước Thọ phản ánh và xã đã họp dân để giải quyết.
"Việc làm đường này không phải UBND xã chủ trì thực hiện mà do đại diện nhóm hộ dân có rừng tại địa phương tự thống nhất, vận động góp tiền xây dựng. Ông Tân và ông Bé đại diện nhóm hộ này tự bỏ tiền ra làm đường bê tông, sau đó các hộ sẽ đóng góp tiền trả lại. Tuy nhiên, làm xong đường thì các hộ dân không đồng ý nộp vì cho rằng phí cao và phát đơn khiếu nại"- ông Hùng cho hay.
Theo ông Hùng, UBND xã Mỹ Hòa đã mời nhóm hộ dân có rừng họp và thống nhất, yêu cầu ông Bé và ông Tân vận động người dân nộp tiền theo thỏa thuận ban đầu để thu hồi vốn. Việc này phải thực hiện đúng quy định, không được lợi dụng để sinh lời. Đặc biệt, không cấm phương tiện lưu thông trên đường để ép buộc các hộ có rừng nộp tiền.
Theo Danviet
Bí thư Đà Nẵng: "Chắc chắn có quan chức đứng đằng sau cò đất" Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa đã nhận định như vậy tại buổi làm việc với lãnh đạo quận ủy, UBND quận Liên Chiểu ngày 14.3. Ông Trương Quang Nghĩa phát biểu tại buổi làm việc với quận Liên Chiểu. Ảnh: Đình Thiên Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lê Quang Nam - Giám đốc Sở TNMT cho rằng,...