“Chỉ vì kỷ luật kém!”
Anh Nguyễn Xuân Cảng (30 tuổi, ở Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) từng có thời gian làm công nhân may ở Hàn Quốc cách đây gần 5 năm, với mức lương 1.000USD/ tháng. Nghe tin Hàn Quốc tạm ngừng tuyển mới lao động Việt Nam, anh Cảng tỏ ra rất quan tâm.
- Anh có nghĩ quyết định trên từ phía Hàn Quốc khiến không ít lao động nước ta thất vọng?
- Hàn Quốc vốn là thị trường lý tưởng, là điểm đến mơ ước của lao động Việt Nam bởi môi trường lao động tốt, mức lương cao. Ngay cả hiện nay, dù thị trường xuất khẩu lao động đã được mở rộng song Hàn Quốc vẫn có sức hút đặc biệt. Tôi có theo dõi mấy kỳ thi tiếng Hàn để tuyển chọn lao động sang Hàn Quốc làm việc gần đây, đợt nào thí sinh cũng đông gấp 5-10 lần chỉ tiêu. Hiện còn hàng chục nghìn lao động đã vượt qua kỳ thi tiếng Hàn năm 2011 nhưng đang phải mòn mỏi chờ được tuyển dụng.
Video đang HOT
- Trước đây, lao động Việt Nam luôn được phía Hàn Quốc ưu tiên chọn lựa số 1. Việc Hàn Quốc ngừng tuyển lao động nước ta trong khi vẫn mở rộng cửa cho lao động nhiều nước khác phản ánh điều gì?
- Lý do khiến vị thế của lao động Việt Nam ngày càng giảm đi chính là vì ý thức, kỷ luật của lao động nước ta còn kém. Đặc biệt nhiều lao động còn hám lợi cá nhân, vì lợi ích trước mắt sẵn sàng phá bỏ các ràng buộc trong hợp đồng để trốn ra làm việc “chui”, cư trú bất hợp pháp. Tự chúng ta đã đánh mất niềm tin đối với phía Hàn Quốc nên mới dẫn đến hệ quả không mong muốn này.
- Đây là thực trạng nhức nhối nhưng không dễ kiểm soát?
- Với những lao động đã dám trốn, phá hợp đồng hoặc không chịu về nước đúng hạn mà cư trú, làm việc chui tại Hàn Quốc sau khi hết hợp đồng thì việc xử phạt hay các giải pháp giữ 15% tiền lương… không thể khiến họ lo sợ. Tôi cho rằng, biện pháp khả thi nhất vẫn là tăng cường vận động, tuyên truyền, giáo dục ý thức kỷ luật cho người lao động, có các biện pháp ràng buộc ngay trong hợp đồng, trước khi người lao động được đưa đi.
Theo ANTD
Đột kích kho hàng lậu
Một kho chứa hàng nhập lậu vừa bị CAP Hạ Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội) phát hiện nằm sâu trong ngõ 162, đường Khương Đình. Tại đây, cơ quan công an đã thu giữ một số lượng lớn hàng điện tử do nước ngoài sản xuất, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
CAP Hạ Đình lập biên bản tạm giữ hàng hóa trong kho của Nguyễn Văn Đức
Sáng 22-7, công tác kiểm đếm, lập biên bản thu giữ hàng hóa vi phạm vẫn được CAP Hạ Đình phối hợp với Cơ quan CSĐT - CAQ Thanh Xuân triển khai. Qua công tác trinh sát, giữa tháng 7-2012, CAP Hạ Đình phát hiện tại đầu ngõ 162 đường Khương Đình, xuất hiện một số đối tượng vận chuyển nhiều bao hàng nghi vấn vào sâu trong ngõ.
Tập trung xác minh, CAP Hạ Đình phát hiện những thùng hàng bên ngoài được bọc bằng hộp giấy carton, bên trong chứa toàn thiết bị âm thanh điện tử do nước ngoài sản xuất. Toàn bộ số hàng này đều được vận chuyển bằng xe ô tô vận tải hạng nhẹ và điểm đến của nó là kho hàng số 4, ngách 162/24 đường Khương Đình do Nguyễn Văn Đức, SN 1981, trú tại thôn Phú Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm (Hà Nội) làm chủ.
Tập trung xác minh, theo dõi, CAP Hạ Đình nắm được những mặt hàng thiết bị âm thanh điện tử nhập vào kho của Đức chủ yếu là của nước ngoài sản xuất và không có hóa đơn, chứng từ. 10h30 ngày 19-7, CAP Hạ Đình bất ngờ kiểm tra kho hàng số 4 do Đức làm chủ, đã phát hiện bên trong có 112 hộp loa và 63 hộp micro các loại, đa số hàng hóa trên đều do Trung Quốc sản xuất và không có giấy tờ gì chứng minh rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Nguyễn Văn Đức khai đã mua số hàng điện tử trôi nổi trên thị trường để bán lại cho những người có nhu cầu. Trị giá số hàng lậu trong kho của Đức khoảng 170 triệu đồng. Theo Trung tá Nguyễn Văn Phong, Trưởng CAP Hạ Đình, hàng hóa trong kho của Đức đều không được kiểm định chất lượng và không có đơn vị nào bảo hành sản phẩm. Hầu hết những loại mặt hàng này đều được tuồn vào các siêu thị điện máy bán với giá rẻ, hoặc sử dụng làm hàng khuyến mại.
CAP Hạ Đình kiểm tra hàng hóa nhập lậu thu tại kho của Nguyễn Văn Đức
Đồng tình với ý kiến của Trung tá Nguyễn Văn Phong, một số cán bộ quản lý thị trường cũng đánh giá có tới 60% loại hàng hóa này xuất hiện tại các siêu thị, hoặc cửa hàng mua bán thiết bị âm thanh điện tử trên thị trường. Tâm lý của người tiêu dùng thường ham rẻ và thích có được sản phẩm khuyến mại, nên những loại hàng hóa kém chất lượng và không được bảo hành này dễ được tiêu thụ hơn dưới hình thức đó. Do vậy, nhiều cá nhân và tập thể kinh doanh đồ điện tử gia dụng, đặc biệt là thiết bị âm thanh thường dùng "chiêu" mua hàng điện tử trôi nổi do Trung Quốc sản xuất, rồi "đấu" vào hàng "xịn" để qua mặt người tiêu dùng. Từ vụ việc này cảnh báo mọi người dân đừng ham rẻ mà mua những mặt hàng thiết bị điện tử kém chất lượng, sẽ không đảm bảo được quyền lợi dẫn đến tiền mất tật mang.
Theo ANTD
Người chỉ huy giỏi ở địa bàn trọng điểm Nhắc đến Trung tá Nguyễn Văn Phong, người dân ở phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân (Hà Nội), đều hình dung đến một cán bộ chỉ huy nhiệt tình, xông xáo, hay giúp đỡ mọi người và rất nhạy bén trong công tác phát hiện, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm. Trung tá Nguyễn Văn Phong (bên ngoài từ phải sang)...