Chỉ vì câu nói của bố vợ, con rể 4 năm trời không đến nhà ngoại chúc Tết
Ngay từ ban đầu khi tôi đưa anh về ra mắt, bố mẹ tôi đã không đồng ý để chúng tôi đến với nhau. Bố tôi cứ thế giữ ác cảm với anh đến mãi sau này.
ảnh minh họa
Năm đó khi còn là sinh viên năm thứ 3, tôi đi làm thêm ở một quán phở ở gần nhà và tình cờ quen biết anh. Lúc đó, tôi không biết anh làm nghề gì, chỉ biết anh là khách thường xuyên đến quán của tôi ăn phở. Sau một thời gian, anh bắt chuyện với tôi và chúng tôi trò chuyện với nhau ngày qua ngày.
Sau khi yêu anh vài tháng tôi mới biết anh làm thợ xây. Anh cũng nói với tôi rằng công việc của anh rất bấp bênh và không ổn định. Anh hứa sẽ đi học nghề để có một công việc tốt hơn và lo cho tôi sau này. Tôi không ngại về công việc của anh, tôi nghĩ công việc nào cũng đáng trân trọng, miễn là không vi phạm pháp luật.
Sau khi ra trường, tôi xin làm một công việc văn phòng. Anh lúc đó cũng đi học nghề sửa xe và làm việc ở một cửa hàng sửa xe. Khi anh về nhà tôi ra mắt, bố mẹ tôi đã phản đối dữ dội. Bố mẹ tôi chê anh không học đại học, không có công việc ổn định và nói rằng anh không xứng với tôi. Bố tôi là nhà giáo, tính ông rất bảo thủ, bố nói rằng ông không thể chấp nhận một người con rể như thế.
Vượt qua mọi khó khăn, chúng tôi vẫn quyết tâm đến với nhau khiến bố mẹ tôi cũng mủi lòng. Bố tôi cũng là người cuối cùng đồng ý để tôi tổ chức đám cưới tuy nhiên ông vẫn không vui. Bố mẹ tôi chỉ tổ chức một đám cưới qua loa và khá buồn tẻ.
Sau khi cưới, tôi sinh liền 2 đứa con đẹp như tranh vẽ. Chồng tôi làm việc tốt, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, anh cũng tự mở một cửa hàng sửa xe tại nhà. Tuy nhiên, không vì thế mà bố tôi có thêm thiện cảm với anh ấy.
Video đang HOT
Tôi nhớ Tết 4 năm trước, ngày mùng 2, tôi và chồng đưa 2 con đến về nhà ngoại chúc Tết. Trong bữa cơm trưa, bỗng nhiên nhà tôi có khách, đó là một người bạn đồng nghiệp cũ của bố tôi đến thăm. Trong khi mời bác ngồi xuống ăn cơm cùng, bố tôi đã nói: “Trong nhà tôi, con cái, dâu rể, trừ thằng Đức ra thì tất cả đều được học hành tử tế, đều có bằng thạc sỹ, đại học. Tôi cũng đang động viên các cháu nếu có thể hãy học cao lên vì càng học lại càng hiểu biết”.
Câu nói của bố tôi, khiến chồng tôi đỏ bừng mặt, buông đũa. Tôi để ý sau lúc đó, anh không ăn cũng không nói gì cả và chỉ giục tôi về cho sớm để đi chúc Tết nhà khác. Tôi biết anh tự ái, khi ra về tôi đã nói rằng: “Bố chắc chỉ buột miệng nói thôi. Anh đừng nghĩ ngợi. Quan trọng là em luôn trân trọng và ủng hộ anh đúng không anh?”
Tuy nhiên, chồng tôi hơi khái tính, có lẽ anh đã suy nghĩ quá nhiều. Kể từ đó, chồng tôi rất hiếm khi đến nhà tôi trừ dịp giỗ chạp. Mấy ngày Tết những năm sau, anh thường cáo ốm, cáo bận, không qua chúc Tết nhà tôi mà chỉ để tôi đưa các con về. Khi tôi nài nỉ thì anh cũng nói thẳng ra: “Đi chúc Tết để bị bố vợ sỉ là thằng thất học à? Anh thà ở nhà còn hơn”.
Khi tôi có nhờ mẹ góp ý với bố thì bố tôi vẫn bảo thủ, ông nói rằng: “Tôi nói câu đấy sai à? Nó phải tự nhận thức về bản thân mình chứ? Giờ bà muốn tôi làm gì? Đến xin lỗi thằng con rể quý hóa của bà à?”
Cứ thế đã 4 năm, cứ vào ngày mùng 2 Tết, chỉ có tôi dẫn 2 con về chúc Tết ông bà ngoại. Người quen, họ hàng đều hỏi thăm, khiến tôi chẳng biết nói thế nào. Vì mối bất hòa giữa bố vợ – con rể mà ngày Tết trong nhà tôi bỗng dưng không trọn vẹn.
Tôi không biết phải làm sao để mối quan hệ của bố tôi và chồng được gần gũi hơn. Tết nhất sắp đến rồi, tôi khó nghĩ quá.
Theo Dân Việt
27 Tết lòng vẫn rối như tơ vò, thông gia chiến tranh lạnh chỉ vì lý do chuyện bé xé ra to
Trong khi me chông mắng nhiêc nha tôi thi me đẻ lai câm cưa con rê vê nha ngoai.
Săp Têt rôi ma gia đinh tôi u am qua. Gia đinh vân chuân bi Têt đây đu nhưng không khi năng nê khac hăn nhiêu năm trươc. Thâm chi, bô me chông va bô me tôi đang chiên tranh lanh. Dịp này những năm trước, hai nha vui ve hoi thăm nhau chuyên chuân bi Têt nhât thê nao, rôi vơ chông tôi hi hưng xach qua vê nha ngoai, nha nôi sang chuc Têt, hai nha tu tâp ăn uông... Năm nay chăc không co mua xuân ây.
Chuyên cung chăng co gi to tat, nhưng tôi nghi co thê hanh đông cua minh la nguôn cơn cua moi chuyên. Cach đây mây ngay, tôi tranh thu đi chơ mua cac qua cap cho gia đinh hai bên. Năm nay, bô me tôi mưng tho nên cung muôn tươm tất hơn chút. Vả lại đã 2 năm nay, tôi chẳng về quê ngoại ăn Tết nên càng muốn mua cho bố mẹ nhiều hơn.
Trước khi sắm sửa các thứ, tôi cũng hỏi ý kiến chồng. Ông xã vốn tính vô tư nên tất cả đều đồng ý. Anh ấy cũng thoáng nên mấy chuyện này chẳng mấy bận tâm, miễn sao vợ và nhà vợ thoải mái.
Hôm cúng ông Công ông Táo xong, tôi đi siêu thị mua sắm các loại bánh kẹo chủ yếu hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Thêm vào đó mua cả rượu bia, quần áo mới cho bố mẹ đẻ.
Tôi cũng là đứa hiểu chuyện nên tranh thủ mua quà cáp cho bố mẹ chồng để tránh bị mang tiếng "nhất bên trọng nhất bên khinh". Sau khi trao quà cho bố mẹ chồng, tôi thấy mẹ chồng có vẻ không hài lòng. Bà còn nói kiểu mỉa mai: "Anh chị cho sao thì chúng tôi nhận vậy, chứ biết làm sao được".
Tôi nghĩ mẹ chồng nói bông đùa nhưng câu chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Tới bữa cơm tối, mẹ chồng tôi càng tỏ thái độ hằn học. Thậm chí, còn kể lể con dâu nhà hàng xóm biếu bố mẹ cả chục triệu ăn Tết, quà cáp toàn hàng xịn, chở cả xe máy không hết... nhà mình thì... Tôi và chồng lặng thinh, vì những năm trước cũng chừng đó quà cáp có ai bình luận, khen chê gì đâu.
Tôi cũng không suy nghĩ nhiều, chỉ tự hứa năm sau sẽ mua cho đầy đặn hơn để mẹ chồng hài lòng. Hôm sau, tôi đang đi làm thì nhận được điện thoại của mẹ đẻ gào thét chuyện mẹ chồng gọi điện mắng mỏ không còn chút thể diện nào. Thay vì nói chuyện với tôi và chồng, mẹ chồng gọi điện cho bố mẹ tôi trách móc chuyện quá coi trọng nhà đẻ, chọn quà ngon nhất, xịn nhất, còn nhà chồng chỉ là kiểu "vơ bèo vạt tép".
Mẹ chồng tôi còn thẳng thừng nói: "Ông bà không biết dạy dỗ con gái gì cả. Đi làm dâu rồi thì nhà chồng phải là nhất. Muốn mua gì cho nhà đẻ cũng phải coi nhà chồng đã có chưa. Nhà đẻ không bao giờ có chuyện bằng nhà chồng. Mua sắm toàn thứ đắt tiền như vậy, gia đình tôi không đồng ý. Ông bà xem dạy dỗ lại con cái, không tôi trả lại đấy".
Mẹ đẻ tôi tỏ ra rất uất ức và phẫn nộ khi mẹ chồng tôi nói như vậy. Tôi cũng chỉ biết lý nhí xin lỗi, vừa dứt lời thì nước mắt tuôn như mưa. Tôi không ngờ có một chút quà cáp mà mẹ chồng dám nói những lời oan nghiệt như vậy. Thử hỏi tôi sống ở nhà chồng, 2 năm chưa ăn Tết ở quê, năm nay mua thêm chút quà liệu có gì sai.
Tối hôm đó, tôi kể lại câu chuyện với chồng. Chồng tỏ ra ái ngại và cảm thấy có lỗi với mẹ vợ. Trong khi tôi rửa bát, chồng vào phòng gọi điện xin lỗi bố mẹ vợ. Nhưng khi vừa cầm máy, mẹ tôi đã mắng như tát nước vào mặt. Mẹ tôi không muốn nói chuyện và nghe những lời giải thích.
Mẹ tôi bảo: "Quýt làm thì cam chịu, mẹ làm thì con phải chịu. Tết này nếu anh cùng vợ con về nhà này, tôi đuổi thẳng. Cho nên liệu hồn đừng có bén mảng về quê vợ... Gia đình tôi không có kiểu thông gia như vậy...".
Chồng tôi ra sức giải thích nhưng mẹ tôi cương quyết và tắt máy. Tôi và chồng bần thần ngồi nhìn nhau mà không biết nói gì.
Sáng hôm nay dù đã 27 Tết mà không khí gia đình vẫn rất nặng nề. Chồng tôi nói chuyện với mẹ nhưng bà cương quyết không xin lỗi. Mẹ chồng cho rằng phải làm như vậy để tránh có ngày coi nhà đẻ hơn cả nhà chồng, không coi ai ra gì, thích làm gì thì làm, dám vượt mặt cả chồng rồi cưỡi lên đầu lên cổ.
Tôi muốn không khí hai bên hòa dịu nên nói chuyện với mẹ đẻ nhưng có vẻ không êm xuôi. Mẹ tôi kiên quyết không cho con rể về nhà để mừng thọ và cũng không cho gia đình thông gia sang chúc thọ vào dịp năm mới.
Sắp Tết, tôi và chồng bộn bề công việc của cơ quan và gia đình mà còn nảy sinh thêm những mâu thuẫn không đáng có giữa hai nhà. Tôi cảm thấy ngột ngạt mà không có cách gì có thể gỡ rối nổi.
Theo Emdep
Bố mẹ vợ chỉ quý con rể giàu có mà chẳng coi tôi ra gì Họ toàn chê bai tôi này nọ, chung quy một điều vì điều kiện của tôi không khá bằng anh kia. (Ảnh minh hoạ). Tôi 26 tuổi, lập gia đình được một năm, đang ở riêng. Tôi tính tình vui vẻ, hoạt bát, ăn ngay nói thẳng. Vợ bằng tuổi tôi. Gia đình vợ cũng không có gì khó khăn và dễ tính...