Chỉ vài câu nói của con trai mà con dâu một tháng nay cũng chưa dám về nhà ngoại
Nhiều người nhìn vào cứ nghĩ là vợ chồng tôi có đối xử tệ với nó đâu mà suốt ngày thấy bà nội nhớ cháu phải lò dò sang nhà bà ngoại thăm cháu chứ.
Vợ chồng tôi có một con trai và một con gái. Đứa chị cả lấy chồng ở xa còn con trai lấy vợ ở gần nhà chúng tôi. Thằng con trai đi làm xa lâu lâu mới về nên ở nhà chỉ có hai vợ chồng tôi, con dâu và cháu nội. Biết con dâu xa chồng nên chịu nhiều thiệt thòi, vợ chồng tôi coi nó như con trong nhà chẳng bao giờ dám nói nặng lời với nó một câu hay bắt nó phải làm việc gì.
Tôi thương mẹ con nó nên dù sống với nhau 3 năm rồi nhưng không bao giờ tôi bắt nó phải nộp tiền ăn hay điện nước, thậm chí nhiều tháng vợ chồng tôi còn cho tiền cháu mua sữa để uống ấy chứ. Vậy mà lúc nào tôi cũng cảm thấy giữa tôi và con dâu có một khoảng cách rất khó gần gũi, chẳng bao giờ nó chủ động nói chuyện với chúng tôi chỉ khi nào tôi hỏi gì thì nó nói thôi. Nó không phải là đứa nhút nhát hay hỗn láo mà tôi cảm thấy dường như nó không muốn mẹ con được gần gũi tình cảm.
Dù tôi có cố gắng thế nào con dâu vẫn tỏ ra xa cách (Ảnh minh họa)
Những điều đó tôi sẵn sàng bỏ qua hết chỉ mỗi điểm mà tôi không thể chịu đựng ở đứa con dâu đó là suốt ngày ở bên nhà bà ngoại. Một tháng nó ở nhà tôi vài ngày còn lại nhanh nhanh chóng chóng sang bên ngoại ở với lí do thằng con đòi sang bà ngoại. Nhiều người nhìn vào cứ nghĩ là vợ chồng tôi có đối xử tệ với nó đâu mà suốt ngày thấy bà nội nhớ cháu phải lò dò sang nhà bà ngoại thăm cháu chứ.
Có lần tôi phàn nàn với ông chồng thì ông chỉ thở dài một câu:
- Kệ nó nó có chân nó đi sao mình giữ được.
Đang định cãi chồng thì con dâu tay cầm hành lí tay bế con nói với vẻ khó chịu:
- Tại nhà bà ngoại gần chỗ trường con dạy nên buổi trưa qua đấy ăn cơm cho đỡ phiền đến ông bà nội.
Tôi chẳng nói gì chỉ ngẫm gần hơn cùng lắm được có 1 km ăn nhằm gì chứ, thôi im lặng cho mẹ con đỡ xích mích hiềm khích nhau, một điều nhịn chín điều lành. Vậy là hàng ngày tôi càng cố gắng muốn gần gũi con dâu và cháu thì lại càng bị đẩy ra xa.
Sau thời gian đi làm xa con trai tôi cũng được nghỉ phép về nhà chơi, từ khi con về vợ chồng tôi như trẻ ra vài tuổi, hạnh phúc gia đình được đoàn tụ, hàng ngày tôi cũng chẳng phải lóc cóc đạp xe sang bà ngoại thăm cháu nữa. Rồi một ngày đi ngang qua phòng con trai thấy bên trong ồn ào tôi ghé tai vào xem có chuyện gì, giọng con trai tôi quát:
- Sao em suốt ngày bắt anh sang bà ngoại ở vậy, nhà anh đây không ở lại chó chui gầm chạn à. Vậy chắc lúc anh vắng nhà em suốt ngày sang mẹ đẻ để ở đúng không?
- Đúng thì đã sao cho bố mẹ anh đỡ tốn cơm gạo với lại được về nhà em được cảm giác tự do thích làm gì thì làm thích ăn gì thì ăn, đi đâu là em vất con cho bà ngoại cả ngày rồi tụ tập bạn bè cũng chẳng phải lo nghĩ gì. Còn ở nhà chồng em lúc nào cũng phải giữ kẽ khép nép khó chịu lắm.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
- Thế thì em về luôn nhà ngoại đi đừng lấy chồng làm gì nữa, anh thật không ngờ em lại coi gia đình anh như cái nhà trọ vui thì ở không thích thì đi.
- Anh dám đuổi em đi à? Em đi thật đấy.
- Cô cứ đi đi để con lại mà đừng mong thằng này đến đón.
Nó xách vali đi thật, vợ chồng tôi ra sức kéo nó lại thì con trai tôi bực bội:
- Bố mẹ để kệ nó nó thích đi thì đi, lấy chồng rồi là một cô giáo đàng hoàng mà cứ như mình còn trẻ lắm chỉ thích dùng đồ ngoại thôi. Thế mà bố mẹ không nói con sớm để con biết đường dạy bảo vợ.
- Thôi con một điều nhịn chín điều lành.
- Mẹ cứ nhịn mãi nó đè lên đầu lên cổ mẹ đấy, lấy vợ phải cho ra vợ chứ không thể làm chồng mình được. Cái gì cũng có giới hạn của nó mẹ ạ.
Lời nói của con trai tôi thật có uy, mới đi buổi sáng buổi chiều con dâu đã lò mò về cười tươi hơn hớn, con trai tôi hỏi:
- Tưởng đi luôn.
- Cũng định đi nhưng nhớ chồng nhớ con quá không chịu được nữa đành về.
- Chắc bị bà ngoại đuổi về chứ gì, nhìn cái mặt là biết ngay, thôi vào nhà mà cơm nước với mẹ đi rồi tối nhà mình đi chơi.
Con trai đã đi làm được một tháng rồi mà con dâu vẫn chưa dám về nhà ngoại ở, chắc nó được chồng dậy cho bài học nhớ đời nên từ ngày đó nhìn nó cởi mở hơn hòa đồng với bố mẹ hơn. Đúng là mẹ chồng con dâu có hòa thuận hay mâu thuẫn không là do cái uy của thằng con khiến cho vợ biết sợ mẹ biết đường nhường nhịn.
Theo Va/Ngoisao
Cùng một lúc có 2 chàng trai theo đuổi nhưng nhờ điều này, tôi đã không phải hối hận khi chọn anh làm chồng
Một thời gian sau, tôi được chính thức chuyển về phòng dự án với những anh chị dày dặn kinh nghiệm. Cùng lúc đó, có hai anh cùng đội đều tỏ ra quan tâm và quý mến tôi...
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh "thường thường bậc trung". Ba tôi là công nhân đã về nghỉ hưu, còn mẹ tôi buôn bán rau cỏ lặt vặt ở chợ. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do bệnh đau lưng tái phát, mẹ không đi chợ sớm và nâng vác các gánh hàng được nên mẹ đi thu mua đồng nát.
Mẹ tôi hàng ngày đi thu mua đồng nát, bìa carton kiếm thêm thu nhập cho gia đình
(Ảnh minh họa)
Tôi chưa bao giờ có suy nghĩ "miệt thị" hay "xem thường" nghề nghiệp của mẹ đang làm, bởi dù không kiếm được nhiều tiền nhưng đó là công việc chân chính và mang lại niềm vui cho mẹ tôi. Tôi biết, để nuôi nấng 3 chị em tôi ăn học nên người, bố mẹ đã phải rất cố gắng và xoay đủ mọi nghề mưu sinh.
Bản thân tôi được mọi người nhận xét là có sắc vóc, lại thông minh, khéo léo nên ngay từ hồi Đại học đã có rất nhiều chàng trai theo đuổi. Tuy nhiên, thời điểm đó, tôi quyết tâm tập trung học hành thật tốt để sau này ra trường giúp đỡ lại bố mẹ. Tôi học khá tốt, hầu như kì nào cũng có học bổng. Số tiền học bổng hàng tháng, tôi thường để mua sắm sách vở học thêm và quần áo cho các em.
Sau khi ra trường, tôi xin được công việc có thu nhập khá tốt tại một công ty liên doanh với nước ngoài. Mẹ tôi cũng đã già đi rất nhiều. Tôi động viên mẹ không phải đi mua đồng nát, sắt vụn nữa, bởi giờ tôi có thể lo được cho các em rồi, nhưng mẹ không chịu. Mẹ bảo cứ quanh quẩn ở nhà với cái bếp, mẹ thấy tù túng lắm. Mẹ muốn tranh thủ kiếm thêm thu nhập, và hơn nữa là ra ngoài vận động cho khỏe người.
Bao năm rồi vẫn chiếc xe đạp cũ ấy, mẹ vẫn bươn chải trên từng con phố, từng ngõ nhỏ với tiếng rao quen thuộc: "Ai có đồng nát, sắt vụn, giấy báo... bán đi..."
Sau khi vào làm việc tại công ty, tôi cũng có khá nhiều đồng nghiệp nam để ý và thường xuyên nhắn tin làm quen. Nhưng tôi vẫn chưa cảm thấy rung động trước ai.
Một thời gian sau, tôi được chính thức chuyển về phòng dự án với những anh chị dày dặn kinh nghiệm tại công ty. Cũng ở đây, cùng một lúc cho cả hai anh chàng đều tỏ ra quan tâm và quý mến tôi. Sau một thời gian nói chuyện, cả anh An và anh Thành đã "thể hiện" sự cảm mến, ngỏ lời yêu và cùng "theo đuổi" tôi.
Thực sự là tôi rất bất ngờ, bởi cả hai anh ấy đều là những nhân viên xuất sắc của công ty, có ngoại hình, có đam mê và cống hiến hết mình cho công việc. Hoàn cảnh gia đình thì tôi cũng không "đào sâu" tìm hiểu, bởi tôi đã xác định ngay từ đầu - cuộc sống giàu - nghèo, sướng - khổ đều là do bản thân mình quyết định và cố gắng mà có hết, chứ chẳng thể trông chờ vào gia đình hay những tài sản thừa kế được để lại.
(Ảnh minh họa)
Các chị đồng nghiệp ở công ty hình như cũng biết chuyện nên thi thoảng lại trêu, bảo tôi có số đào hoa - nhận lời yêu chàng nào cũng tuyệt cả.
Bản thân tôi thì cảm thấy cần để có thời gian tìm hiểu nhiều hơn thì mới xác định được rõ tình cảm của mình. Cho đến một ngày, tôi đã nhận thấy...
Một ngày nọ, khi phòng chúng tôi đang đi trên đường đến nhà hàng dự tiệc cưới của chị cùng công ty. Do khoảng cách khá gần nên chúng tôi đi xe máy, hôm đó anh Hưng nghỉ nên mọi người "hùa" theo và bảo tôi ngồi sau xe anh An.
Đang đi, bỗng tôi thấy mẹ đi phía trước, tôi liền bảo anh đi chậm lại để chào mẹ.
Mẹ gỡ chiếc nón ra và vẫy vẫy theo chúng tôi. Tôi bỗng thấy mặt anh có vẻ hơi tái đi, anh chỉ gật đầu và khẽ nói: "Bác ạ".
Trên quãng đường còn lại, anh chỉ hỏi tôi đúng một câu: "Tại sao em lại để mẹ em làm nghề đó chứ?"
Tôi liền đáp lại: "Dạ, em cũng có nói vất vả nhưng mẹ em nói ngày nào bận thì nghỉ chứ không phải lúc nào cũng đi. Hơn nữa, mẹ chỉ đi quanh quanh gần nhà..."
(Ảnh minh họa)
- À, không phải thế, mà là làm nghề đó chẳng vinh dự gì cả, nhỡ đi đâu gặp ai thì ngại lắm. Thiếu gì nghề để làm mà phải chọn nghề đó chứ?
Nghe xong, tôi nghĩ bụng thật may mình chưa nhận lời yêu anh, có lẽ anh quá quan trọng công việc và sự hư danh bên ngoài. Vậy còn anh Thành, liệu anh ấy thế nào đây? Tôi hi vọng ấn tượng tốt của tôi về anh sẽ không bị tan biến như vậy.
Một ngày, thật may khi tôi và anh có việc ra ngoài gặp khách hàng. Trời nắng, anh bảo tôi dừng lại ở quán nước mía ven đường uống ly nước rồi mới đi. Đang uống nước, tôi bỗng gặp mẹ đang mua bìa carton của cô quán nước đối diện.
(Ảnh minh họa)
Thấy tôi nhìn theo, anh hỏi: "Người quen của em à?"
- Dạ, mẹ em đấy ạ.
- Ồ thế à. Vậy để anh bảo mẹ sang đây ngồi uống nước cho mát nhé.
Nói đoạn, anh chạy sang đó luôn, một tay chằng lại thùng hàng cho mẹ cẩn thận, một tay dựng chiếc xe đạp của mẹ gọn lại bên đường. Nhìn khuôn mặt anh niềm nở và thân thiện với mẹ, trong lòng tôi cũng thấy vui lây.
Một năm sau, tôi và anh giờ đã là vợ chồng. Còn anh An thì đã chuyển sang công ty đối thủ của chúng tôi - bởi mức lương cao và chế độ hấp dẫn hơn, nhưng sang đó lại liên tục gặp mâu thuẫn với khách hàng.
Thi thoảng, tôi vẫn đùa và nhắc lại đầy tự hào với anh rằng, thật may ngày đó, có một tình huống gặp gỡ mẹ như vậy mà tôi đã chọn đúng người để đồng hành đến suốt cuộc đời, đã không "lấy nhầm chồng". Còn bố mẹ tôi, vẫn luôn hạnh phúc và tự hào khi con gái có được cuộc sống vui vẻ, đầm ấm bên người chồng rất mực thương yêu vợ con.
Theo D.H/Ngoisao
Trợ lý của chồng nhếch mép cười gửi cho chị những hình ảnh đó để rồi sau phải lắp bắp không nói nên lời Chị vừa kết thúc chuyến đi công tác về thì nhận được tin nhắn từ số máy lạ: "Chị check mail luôn nhé, không là không kịp đó". Nhìn kĩ lại, đó là số máy trợ lý của chồng. 5 năm sau ngày cưới, vợ chồng chị đã có một con gái 3 tuổi đáng yêu, xinh xắn, công việc ổn định và...