Chỉ từ 1 tấm ảnh trên Twitter, các nhà khoa học phát hiện một loại sinh vật ký sinh hoàn toàn mới
Chấm trắng bé xíu không lọt qua con mắt tinh tường của nhà nghiên cứu Ana Sofia Reboleira.
Chúng ta dùng mạng xã hội để giải trí, liên lạc với bạn bè là chính. Có lẽ ta cũng không thể ngờ nền tảng này còn là công cụ hỗ trợ nghiên cứu khoa học: một nhóm các chuyên gia tới từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch thuộc Đại học Copenhagen vừa phát hiện ra một loài nấm ký sinh hoàn toàn mới thông qua một tấm ảnh được đăng trên Twitter.
Khởi đầu của khám phá này là thói quen lướt mạng xã hội của nhà sinh vật học Ana Sofia Reboleira công tác tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch; ngón tay lướt Twitter của cô dừng lại tại một tấm ảnh kỳ lạ. Cộng sự của cô tại Virginia Tech, Derek Hennen chia sẻ bức ảnh cho thấy một con cuốn chiếu Bắc Mỹ với những chấm trắng kỳ lạ trên cơ thể. Chi tiết bé xíu không qua được con mắt chuyên nghiệp của cô Reboleira.
“ Tôi có thể thấy thứ gì đó trông như nấm xuất hiện trên bề mặt con cuốn chiếu. Trước thời điểm này, những nấm trên chưa từng xuất hiện trên loài cuốn chiếu Bắc Mỹ. Tôi đã mang hình này tới cho cộng sự xem. Đó là lúc chúng tôi chạy xuống kho dữ liệu của bảo tàng và bắt đầu tìm kiếm“, cô Ana Sofia Reboleira kể lại.
Vòng tròn đỏ khoanh vị trí hai chấm trắm xuất hiện trên người con cuốn chiếu Cambala, chính là hai sinh vật ký sinh khoa học chưa từng ghi lại.
Video đang HOT
Cô và nhà nghiên cứu Henrik Enghoff đã phát hiện ra nhiều mẫu vật nấm khác cùng loài với sinh vật mới được phát hiện, cũng xuất hiện trên vài con cuốn chiếu Bắc Mỹ có trong bộ sưu tập sinh vật tại Bảo tàng; thứ nấm này chưa từng xuất hiện trong bất cứ văn bản nào. Điều này khẳng định sự tồn tại của loài nấm thuộc bộ Laboulbeniales – một bộ nấm ký sinh nhỏ bé, kỳ lạ, chưa được nghiên cứu cụ thể vốn ưa thích côn trùng.
Các nhà nghiên cứu đặt tên sinh vật mới được phát hiện là Troglomyces twitteri.
Cô Ana Sofia Reboleira nói rằng khám phá mới là ví dụ cho thấy việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội có thể dẫn tới những sự kiện không ai ngờ tới.
“ Theo như tôi biết, đây là lần đầu tiên khoa học phát hiện ra loài mới trên Twitter. Nó cho thấy tầm quan trọng của những nền tảng này trong chia sẻ nghiên cứu – và qua đó đạt được kết quả mới“. Cô Reboleira tin rằng mạng xã hội nói chung đang đóng vai trò lớn trong nghiên cứu, và bên cạnh đó cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của bộ sưu tập sinh vật khổng lồ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch đã giúp cô thành công.
Khoa học chưa biết nhiều về bộ nấm Laboulbeniales; ta mới hay vẻ ngoài của chúng giống ấu trùng cỡ nhỏ, thứ nấm này đặc biệt vì chúng mọc bên ngoài vật chủ, như trong trường hợp của Troglomyces twitteri, chúng mọc trên bộ phận sinh dục của con cuốn chiếu.
Cô Reboleira tin rằng nấm sẽ không chỉ cho ta kiến thức về vật chủ là những con côn trùng, mà còn về cơ chế đằng sau khả năng ký sinh của sinh vật. Cô mong nghiên cứu mới sẽ mang lại những kiến thức hữu ích liên quan tới những sinh vật ký sinh khác có thể gây hại cho con người.
Tìm thấy loài ký sinh mới trong khi lướt Twitter
Đây là lần đầu tiên một loài sinh vật được phát hiện nhờ ảnh chụp trên mạng xã hội Twitter.
Nhà sinh vật học Ana Sofia Reboleira đền từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Đại học Copenhagen (Đan Mạch) đã phát hiện một loài ký sinh mới khi đang sử dụng Twitter. Báo cáo về nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí MycoKeys vào ngày 14/5.
Trong khi sử dụng Twitter, Reboleira đã nhìn thấy ảnh chụp một con vật nhiều chân Mỹ (American millipede), thuộc nhóm động vật thân đốt được đăng bởi Derek Hennen, đang học Tiến sĩ tại Đại học Bách khoa Virginia. Anh có một tài khoản Twitter chỉ để đăng ảnh những con động vật nhiều chân.
Hình ảnh con vật nhiều chân của Hennen chứa chi tiết loài nấm ký sinh chưa từng được phát hiện (vùng khoanh đỏ). Ảnh: Derek Hennen.
Con vật nhiều chân mà Reboleira tìm thấy trông khá đặc biệt nên đã quan sát và phân tích kỹ.
"Tôi nhìn thấy thứ giống như nấm trên thân con millipede này. Nó chưa từng được tìm thấy trên các loài millipede tại Mỹ", Reboleira chia sẻ.
Bức ảnh con millipede này được Hennen đăng tải lần đầu vào năm 2018, là lời hứa sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ. Hennen cũng chia sẻ lại quá trình phát hiện loài nấm mới trên Twitter vào ngày 15/5.
Reboleira đã tìm hiểu loài nấm kỳ lạ này bằng cách tìm kiếm mẫu vật liên quan đến các loài millipede Mỹ được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên.
"Điều này đã xác nhận sự tồn tại của một loài nấm Laboulbeniales chưa từng được biết đến - loài ký sinh nhỏ, kỳ quái và đầy bí ẩn chuyên tấn công các loài côn trùng và động vật nhiều chân", báo cáo cho biết.
Loài nấm mới được đặt tên là Troglomyces twitteri, thuộc loài Laboulbeniales. Nó sẽ chọc thủng thân vật chủ rồi chui vào, chỉ để lộ một nửa thân ra ngoài. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu loài nấm này và mối quan hệ của nó với vật chủ.
"Đây là lần đầu tiên một loài sinh vật mới được phát hiện nhờ Twitter. Nó cho thấy tầm quan trọng của các nền tảng xã hội trong việc chia sẻ nghiên cứu để đạt được những thành tựu mới", Reboleira chia sẻ.
Theo CNET, cô cũng khuyến khích mọi người đăng nhiều ảnh thiên nhiên lên mạng xã hội, chú ý những chi tiết nhỏ vì biết đâu một loài sinh vật kỳ lạ nào đó đang hiện diện trong ảnh.
Tìm thấy yếu tố gây ung thư đáng sợ ở các cô gái trẻ Các nhà khoa học Đan Mạch đã phát hiện ra một đột biến gene ung thư vú hoàn toàn mới thường tấn công vào các phụ nữ rất trẻ. Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi Đại học Copenhagen, vừa công bố trên tạp chí khoa học The Journal of Clinical Investigation. Sau những phát hiện ban đầu trên một bệnh nhân cụ thể,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một dòng tin nhắn ngắn ngủi nhưng khiến hàng nghìn người cay mắt

Xôn xao đoạn tin nhắn ViruSs gửi đến nữ diễn viên nổi tiếng vì muốn có 1 cuộc "cuộc hẹn hò riêng tư"

Bức ảnh được 1 thầy giáo đăng lên MXH khiến các bậc phụ huynh "dậy sóng": Xem mà xót xa cho con em chúng ta quá!

'Thánh ăn' gây sốc khi bất ngờ thú nhận sự thật về giới tính của bản thân

Cô gái tá túc trong nhà vệ sinh của cửa hàng để tiết kiệm tiền

Cường Đô La đưa con gái rượu đi xem trường cấp 1: Soi học phí mới thấy đúng chuẩn "trường nhà giàu"

Cách ViruSs kiếm tiền từ drama tình ái: Ước tính kiếm gần 600 triệu đồng sau 3 tập "phát sóng", nhưng chưa phải số tổng

Cảnh tượng kinh hoàng với nhà vô địch Olympic: Đang chụp ảnh cưới phải tháo chạy vì động đất

ViruSs tung timeline "tà lưa" với Pháo và Ngọc Kem, nhờ ChatGPT ra định nghĩa thế nào là hẹn hò nhưng chưa yêu

Nam thanh niên khổ sở vì cái tên đặc biệt, thậm chí không lấy nổi vợ

Full diễn biến màn đấu tố tình - tiền của ViruSs và Pháo trên livestream: Không ai dám bỏ điện thoại xuống!

Pháo tiết lộ trả tiền hẹn hò, còn bị hỏi vay thêm, ViruSs phản pháo: "Mang chuyện tài chính nói thì tôi cũng chịu"
Có thể bạn quan tâm

Dị ứng và đau đầu do xoang
Sức khỏe
21:06:33 29/03/2025
Rộ tin Mỹ dừng đóng góp cho WTO theo chủ trương của ông Trump
Thế giới
20:58:49 29/03/2025
Không thể nhận ra ngoại hình gây sốc của Ariana Grande
Nhạc quốc tế
20:54:06 29/03/2025
Ngắm cầu Nguyễn Hoàng lung linh về đêm trên dòng sông Hương
Du lịch
20:51:00 29/03/2025
Nghệ sĩ châu Á bị "phong sát" khắc nghiệt vì thiếu hiểu biết văn hóa lịch sử: Chưa một ai có thể quay lại showbiz
Sao châu á
20:50:20 29/03/2025
Midu khoe clip du lịch Trung Quốc: Visual chồng thiếu gia thành tâm điểm, lộ 1 hành động siêu mê vợ!
Sao việt
20:41:59 29/03/2025
Phát hiện lăng mộ của vị pharaoh Ai Cập bí ẩn có niên đại 3.600 năm
Lạ vui
20:30:03 29/03/2025
Nạn nhân mới nhất của "lời nguyền Oscar"?
Hậu trường phim
19:49:10 29/03/2025
Mật danh: Kế toán - Bộ phim hành động mãn nhãn
Phim âu mỹ
19:46:44 29/03/2025
Những con giáp yêu hết mình nhưng không hề lụy tình, nâng lên được nhưng lúc đặt xuống lại hết sức phũ phàng
Trắc nghiệm
18:11:56 29/03/2025