Chỉ trục vớt đồ cổ, để lại nguyên xác tàu cổ
Đơn vị trúng thầu khai quật tàu cổ chứa đồ cổ tại thôn Châu Thuận Biển (Quảng Ngãi) đã xin “bảo tồn xác tàu tại chỗ, phục vụ công tác du lịch” vì kinh phí trục vớt tàu đã mục này rất lớn.
Ngày 24/6, ông Đoàn Sung, cố vấn Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương (đơn vị trúng thầu khai quật) cho biết, đến thời điểm hiện tại, công tác khai quật con tàu đắm tại thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã sắp hoàn tất.
Theo ông Sung, công ty đã khai quật, trục vớt toàn bộ cổ vật bên trong tàu và đang tiến hành trục vớt số cổ vật rơi vãi bên ngoài. Toàn bộ thân tàu đã được phát lộ ra bên ngoài. Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu con tàu.
Một cổ vật được tìm thấy trong con tàu cổ
“Chúng tôi đang làm văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị sẽ không trục vớt con tàu như phương án ban đầu mà sẽ bảo tồn xác tàu tại chỗ, phục vụ công tác du lịch. Vì hiện nay ván tàu quá mục, không còn nguyên vẹn; việc trục vớt bảo vệ tàu đòi hỏi kinh phí rất lớn”- ông Sung cho biết.
Video đang HOT
Theo thông tin riêng phóng viên có được, số cổ vật khai quật được từ con tàu đắm là 268 thùng (baogồm bát, đĩa, chum…), trong đó, có 177 thùng cổ vật bị vỡ. Số cổ vật này đã được vận chuyển về Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi.
Theo 24h
Chùm ảnh: Trục vớt cổ vật trên con tàu đắm
Sáng nay (4/6), UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức khai quật con tàu đắm tại thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn.
Phương pháp khai quật được thực hiện giống như làm trên bờ và rất thuận lợi cho các nhà khảo cổ nghiên cứu, đánh giá giá trị văn hóa của các hiện vật trên con tàu. Con tàu dài 24 mét, rộng 5 mét cùng nhiều hiện vật được phát lộ sau khi hút hết nước.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia cho biết, các loại lọ, chum còn nguyên mẫu vô cùng có giá trị cho quá trình nghiên cứu khảo cổ. Đồng thời, có những men gốm hoa văn chìm, tương tự với hoa văn gốm sứ thời Trần của nước ta. Theo tiến sĩ Chiến, cổ vật trên tàu này có niên đại vào thế kỷ 14.
Buổi làm việc đầu tiên đã phát lộ tàu cổ, đơn vị trục vớt đã thu được nhiều cổ vật và cho vào khoảng 10 thùng xốp vận chuyển về TP. Quảng Ngãi ngay trong ngày.
Dự kiến, công tác khai quật, trục vớt sẽ hoàn thành trong 60 ngày. Toàn bộ cổ vật phát lộ sẽ được chuyển về Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi với sự giám sát của lực lượng chức năng, bảo vệ chặt chẽ.
Tàu cổ bị đắm tại vùng biển Vũng Tàu, thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn chở cổ vật chủ yếu là đồ gốm sứ gia dụng như bát, chậu, chén, đĩa, lư hương, hộp... thuộc dòng men nâu và men ngọc xanh da táo, ô liu... in nổi rất tinh xảo.
Một số hình ảnh trục vớt cổ vật trên tàu đắm:
Tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia cho biết, các loại lọ, chum còn nguyên mẫu vô cùng có giá trị cho quá trình nghiên cứu khảo cổ.
Theo tiến sĩ Chiến, cổ vật trên tàu này có niên đại vào thế kỷ 14
Đồ gốm sứ gia dụng trên tàu đắm như bát, chậu, chén, đĩa, lư hương, hộp... thuộc dòng men nâu và men ngọc xanh da táo, ô liu... in nổi rất tinh xảo.
Theo 24h
Quảng Ngãi: Dân lại lao ra biển tìm cổ vật Nhiều người vẫn suy nghĩ rằng, con tàu cổ là do dân phát hiện nên phải để cho chính người dân khai thác. Ngày 27/9, trong lúc các thợ lặn của Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương (TP.HCM) phối hợp với Sở VH-TT-DL Quảng Ngãi tiến hành sục cát để con tàu cổ chứa cổ vật lộ lên nhằm đo đạc, lấy mẫu...