Chỉ trồng su su thôi, 9X thu 200 triệu sau 7 tháng trời
Mới chỉ thu hoạch su su trong khoảng 50 ngày tuy nhiên 9X Nguyễn Thành Được ( Gia Lâm, Lâm Hà, Lâm Đồng) đã thu được khoảng 190 triệu đồng sau hơn 5 tháng xuống giống.
Là loại cây thân leo thuộc họ bầu bí, su su – giống cây được nhiều người dân chọn để làm kinh tế. Nắm được nhu cầu của thị trường vào những tháng mùa mưa tại Lâm Đồng, anh Được đã bàn bạc với gia đình để xuống giống 1,3ha su su.
9X Nguyễn Thành Được chăm sóc những cây su su của mình. Ảnh: Văn Long.
“Trước đây, gia đình tôi trồng đậu ngự nhưng vì giá xuống quá thấp khoảng 25 ngàn đồng/1kg nên tôi đã dùng giàn thép có trước trồng su su. Những tháng mùa mưa, rau ở các nơi thường bị bệnh sản lượng ít nên nếu ai có nông sản để bán giá sẽ rất cao, su su là một loại như thế”, anh Được chia sẻ.
Được sự đồng ý của gia đình, đầu tháng 3.2018, 9X đã liên hệ các nhà vườn để mua quả giống sau đó đưa về nhà ươm. Sau 1 tháng ươm, anh bắt đầu xuống giống. Với diện tích 1,3ha anh trồng được trên 1,300 cây trong khoảng cách 3m.
Những quả su su đã mang lại cho gia đình anh Được nguồn thu lớn. Ảnh: Văn Long.
“3m có nghĩa là cứ hàng cách hàng và gốc cách gốc là 3m. Như những gia đình khác thì họ sẽ trồng khoảng cách rộng hơn, nhưng tôi có cách làm riêng nên trồng dày hơn một chút, năng suất chắc chắn sẽ cao hơn”, anh Được khẳng định.
Video đang HOT
Sau hơn 4 tháng chăm sóc đến nay toàn bộ 1,3ha su su của anh đã cho thu hoạch chính vụ với sản lượng cao. Anh Được cho biết, cứ 5 ngày anh lại hái một lần, mỗi lần thu trung bình khoảng 6 – 7 tạ/sào. Như vậy với tổng diện tích của mình anh thu được trên 10 tấn mỗi đợt. “Có những đợt cao điểm tôi thu 13 tấn với giá khoảng 3,6 ngàn đồng/kg thu về gần 50 triệu đồng. Người làm su nếu được giá 3 – 5 ngàn là đã có lời khá cao, xong giá như hiện nay khoảng 2 ngàn thì nhà vườn có lời nhưng ít”, anh Được phấn khởi.
Anh Được tiếp tục thu hoạch su sau 5 ngày chăm sóc. Ảnh: Văn Long.
Tiết lỗ cách chăm sóc của mình, anh Được cho rằng điều quan trọng nhất là phải có nước, nếu su su thiếu nước sẽ không thể phát triển và cho quả bóng, đẹp được. Cứ hai ngày 9X sẽ tưới su một lần, trong một lần tưới lại chia ra sáng sớm và chiều tối. Chủ yếu gia đình anh bón phân tổng hợp NPK và bổ sung thêm phân bò hoặc phân heo cho cây.
Những quả su su to đều, bóng đẹp trong vườn của anh Được luôn được thương lái trả giá cao. Ảnh: Văn Long.
Bên cạnh đó, khi cây mới leo giàn thì anh phun phân bón lá, khi đã có quả thu bói anh sẽ phun thuốc diệt ruồi vàng. Loại ruồi này khi có quả sẽ đến chích làm cho quả su bị hỏng, nhăn và thối. Toàn bộ khu vườn của anh đã được lắp đặt hệ thống tưới béc tự động để giảm nhân công lao động.
Những chú ruồi vàng khi chích vào quả su sẽ làm hỏng và xấu mã. Ảnh: Văn Long.
Được biết, mỗi cây su su sẽ cho thu hoạch khoảng 6 tháng cộng với khoảng 5 tháng chăm sóc cho đến khi ra quả bói. Hiện nay, anh Được chủ yếu bán cho các tiểu thương đến tận nhà thu mua sau đó chuyển đến các chợ đầu mối tại Đà Lạt hay TP. Hồ Chí Minh để tiêu thụ. Anh Được cũng cho biết, sắp tới nếu giá su su ổn định anh sẽ hợp đồng liên kết cùng một hợp tác xã su su tại địa phương để làm su su VietGap với diện tích 3.000m2.
Theo Danviet
Điều tra, xử lý vụ chặt hạ rừng thông để chiếm đất
UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu UBND huyện Lâm Hà khẩn trương điều tra, xử lý vụ phá rừng tại tiểu khu 270, lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Ban (thị trấn Nam Ban, Lâm Hà) quản lý để lấn chiếm đất.
Ngày 8/9, thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đã ký văn bản chỉ đạo xử lý vụ vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng và đất đai tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà trong thời gian qua.
Hàng chục cây thông nằm gần khu dân cư bị chặt hạ vứt ngổn ngang
Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu huyện Lâm Hà chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan và UBND thị trấn Nam Ban kiểm điểm trách nhiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất, rừng, xây dựng khi để xảy ra các sai phạm tại địa bàn và báo cáo UBND tỉnh trước ngày 15/10.
Đồng thời, huyện Lâm Hà củng cố hồ sơ, truy tìm đối tượng đã triệt hạ và ken gốc hàng chục cây thông thuộc 2 tổ dân phố Chi Lăng và Thăng Long, thị trấn Nam Ban (Lâm Hà) để xử lý theo quy định. Các đơn vị liên quan tổ chức chặt hạ, thu gom những cây thông đã chết và trồng lại trong tháng 9.
Ngoài ra, UBND tỉnh còn chỉ đạo chính quyền địa phương xử lý dứt điểm tình trạng san gạt, lấn chiếm đất rừng, xây dựng trái phép... xảy ra tại tiểu khu 270, thị trấn Nam Nam trong suốt thời gian qua.
Lực lượng chức năng đang kiểm đếm số thông bị chặt hạ
Như Dân trí đã đưa tin, trước đó, tại rừng thông thuộc thị trấn Nam Ban (Lâm Hà), có hàng chục cây thông đã bị cưa hạ nằm ngổn ngang, vết cưa còn rất mới. Nhiều gốc cây thông còn ứa nhựa, lá úa vàng.
Xung quanh còn có những cây thông bị cưa hơn một nửa thân cây, chỉ chờ gió thổi mạnh sẽ bị đổ. Những cây thông trên có đường kính gốc từ 35 - 45cm, cao từ 20 - 30 m.
Điều đáng nói, hiện trường vụ cưa hạ thông nằm sát khu dân cư, chỉ cách UBND thị trấn Nam Ban chừng 1 km, nhưng không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Ở quả đồi phía đối diện, hàng chục cây thông cũng đang chết đứng vì bị khoan lỗ, bơm thuốc diệt cỏ vào thân. Nhiều gốc thông bị cắt ngang vẫn còn ứa nhựa, lá thông còn xanh tươi. Được biết, rừng thông bị phá thuộc diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng, được giao khoán cho nhóm 7 hộ gia đình quản lý, bảo vệ.
Ngọc Hà
Theo Laodong
Vụ phá rừng tại Nam Ban: Yêu cầu xử lý dứt điểm UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu UBND huyện Lâm Hà khẩn trương điều tra, xử lý vụ phá rừng tại tiểu khu 270, lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Ban quản lý để lấn chiếm đất. Ngày 8.9, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản chỉ đạo UBND huyện Lâm Hà điều tra,...