Chì trong son không phải là nguyên nhân gây thâm môi
Môi thâm hay không, son đắt tiền hay bình dân… tất cả đều không phụ thuộc vào độ chì trong son môi mà bạn đang dùng.
Son môi từ lâu đã trở thành một món mỹ phấm bất ly thân của phái đẹp. Không một ai ra đường mà không thoa một chút son để bờ môi và khuôn mặt của mình thêm tươi tắn và rạng rỡ hơn. Nhưng thân thuộc và yêu thích là thế nhưng chưa chắc các nàng đã hiểu hết ngọn ngành về thỏi son mình đang dùng, đặc biệt là về hàm lượng chì có trong thành phần son. Nhiều người vẫn quan niệm, son có chì dễ gây thâm môi nhưng thực chất không hẳn vậy. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được những am hiểu cơ bản và cụ thể nhất về vấn đề này nhé!
Đa phần mọi thỏi son đều có chứa chì
Thực tế thì chì không được bổ sung vào mỹ phẩm phục vụ cho con người vì bất kỳ mục đích nào. Hàm lượng chì có trong đồ trang điểm bắt nguồn từ các thành phần được sử dụng để tạo ra màu sắc trong son môi. Chì hiện diện trong các chất tạo màu dạng bột. Ngoài ra, chì còn xuất hiện dưới dạng tạp chất của các thành phần làm nên son môi như dầu paraffin, vaseline… vì thế việc dùng son môi có chì là điều không tránh khỏi.
Chì trong son môi có tác dụng giúp cho son môi lâu trôi, bền màu. Tuy nhiên chị em cũng không cần quá lo lắng bởi chì là một khoáng chất tự nhiên nên có mặt trong nhiều thứ chúng ta dùng hàng ngày như các loại thực phẩm, rau củ quả có màu hay thậm chí là trong không khí.
Độ chì tuỳ theo màu sắc son
Chì không phải là thành phần mà nhà sản xuất son môi thêm vào sản phẩm bởi chúng không mang lại lợi ích gì. Chì trong mỹ phẩm mà chúng ta hay nói cần được hiểu chính xác là chì trong phẩm màu dùng để làm mỹ phẩm. Những thứ có màu đỏ, hồng trong phẩm màu hay trong tự nhiên đều chứa chì. Sắc hồng chứa lượng chì cao nhất, sau đó là tím và cuối cùng là đỏ. Các nhà khoa học cho rằng, các chất khoáng dùng để làm nhạt màu đỏ sang hồng và tím có thể làm tăng lượng chì trong mỹ phẩm.
Hàm lượng chì không phụ thuộc vào giá thành/hãng son môi
Như đã nói ở trên, đa phần mọi thỏi son đều có chứa chì, hàm lượng chì trong son môi không phụ thuộc vào giá tiền hay hãng son. Bởi không ít hàng son danh tiếng vẫn chứa hàm lượng chì khá cao như son M.A.C hay Tom Ford chẳng hạn, và cũng không ít thỏi son bình dân nhưng lại chứa ít chì. Bên cạnh đó, một hãng mỹ phẩm chẳng may có một dòng son chứa nhiều chì cũng không hoàn toàn đồng nghĩa tất cả các dòng son khác đều như vậy.
Chất chì trong son không gây thâm môi
Khoa học không khẳng định lượng chì trong son có thể gây thâm môi. Môi thâm còn phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân, và lượng chì trong son môi hoàn toàn không thể là thủ phạm khiến đôi môi bị thâm. Với vấn đề môi thâm, bạn nên cân nhắc về quy trình tẩy trang, tẩy tế bào chết cho môi, cung cấp đầy đủ nước và dưỡng chất cho cơ thể của mình. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu đúng về chì trong son môi để có thể chọn màu son ưng ý nhất.
Video đang HOT
Dùng vàng không thể kiểm tra lượng chì trong son
Để phát hiện thành phần chì trong son môi, chị em thường mách nhau kinh nghiệm bôi một chút son ra tay và dùng nhẫn vàng tây chà xát lên vết son đó, nếu ra màu đen càng sẫm thì chứng tỏ son đó chứa hàm lượng chì càng cao. Nhưng đây là một cách thức không được khoa học kiểm chứng. Bởi không chỉ vàng, bạc mà tất cả các kim loại khi chà xát lên nhiều bề mặt vật liệu khác cũng cho màu đen tương tự
Mặc dù độ đậm nhạt của những vệt đen này có thể khác nhau đôi chút, chủ yếu là do sự tương phản màu sắc, nhưng như vậy cũng không thể nói các vật này đều có chì. Thực tế, cho đến nay, với khách hàng vẫn chưa có cách nào để tự mình thử xem có chì trong các sản phẩm mỹ phẩm hay không.
Theo PhunuNews
Mẹo vặt chống thâm môi, xỉn màu cho các bạn gái
Nhiều bạn gái cảm thấy thiếu tự tin khi môi bị thâm. Môi thâm nhiều khi liên quan đến bệnh lý như bệnh tim, ngoài ra cũng có thể do tác động của sắc tố da, của việc dùng mỹ phẩm gây dị ứng.Có khá nhiều người môi bị thâm. Thậm chí việc tô son cũng không cải thiện tình hình được mấy. Sau đây là các mẹo nhỏ giúp bạn gái thoát khỏi bờ môi thâm, xỉn màu.
Uống ít cà phê
Cũng giống như thuốc lá, cà phê cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi bị thâm đen. Loại thức uống này còn khiến răng bị xỉn màu, ố vàng. Nếu muốn sở hữu một nụ cười toả nắng với hàm trắng trắng sáng, đôi môi đỏ hồng, các bạn gái không nên uống nhiều cà phê.
Kiểm tra son môi
Việc sử dụng quá lâu một loại son môi hoặc mỹ phẩm dành cho môi, đặc biệt là với chất lượng thấp cũng có thể gây xỉn màu môi. Chú ý, đừng lạm dụng son môi. Bạn chỉ nên dùng chúng trong những trường hợp bắt buộc và cố gắng mua những sản phẩm từ các thương hiệu có uy tín.
Lạm dụng mỹ phẩm cũng khiến đôi môi của bạn bị xỉn màu.
Thêm vào đó, các bạn gái nên kiểm tra ngày sản xuất và hạn sử dụng của mỹ phẩm dành cho đôi môi. Tuyệt đối không dùng những loại son đã quá hạn.
Những loại son môi có chứa vitamin E và tinh dầu jojoba sẽ giúp giữ ẩm cho đôi môi của bạn. Tuy nhiên, để đôi môi luôn mềm mại, bạn nên sử dụng son dưỡng riêng vào buổi tối, đắp mặt nạ tự nhiên cho đôi môi mỗi ngày. Đặc biệt, đừng quên tẩy trang cho đôi môi khi gỡ bỏ lớp trang điểm.
Cung cấp nước cho môi
Để giữ được màu hồng tự nhiên cho đôi môi, các bạn nữ cần giữ ẩm cho môi, tránh tình trạng khô nứt.
Đặc biệt vào mùa hanh khô hoặc trong điều kiện phòng điều hoà, phái đẹp càng phải chú ý tới việc cung cấp nước cho môi.
Uống nhiều nước, chia thành nhiều lần đều đặn trong suốt cả ngày là biện pháp tối ưu để đôi môi luôn căng mọng. Ngoài ra, các loại nước hoa quả như dưa chuột, dưa hấu, cam, bưởi, chanh... đều rất tốt cho môi.
Không cắn, liếm môi
Các bác sĩ da liễu khuyên phái đẹp không nên liếm hay mím môi như một cách làm mềm môi khi chúng bị khô nứt nẻ. Bởi điều này càng khiến môi khô, nứt nẻ hơn và dẫn tới sạm màu. Các bạn gái cũng nên từ bỏ thói quen cắn môi để tránh gây tổn thương cho khuôn miệng.
Tránh nước Clo
Đôi môi của các bạn gái yêu thích môn bơi lội hoàn toàn có thể chuyển màu, trở nên đen xạm, xỉn hơn vì nước clo. Vì thế, trước khi hoà mình vào làn nước trong bể bơi, các bạn nữ nên bôi một lớp kem dưỡng ẩm và kem chống nắng cho bờ môi xinh.
Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến đôi môi của các bạn gái bị thâm, đen, xạm. Với những trường hợp này, thật khó để bạn có thể biến đôi môi của mình trở nên đỏ hồng như những người khác, ngoại trừ phẫu thuật thẩm mỹ.
Tuy nhiên, nếu không muốn đụng dao kéo, các bạn gái nên sử dụng đều đặn son dưỡng ẩm, mặt nạ cho đôi môi và nhờ cậy tới những thỏi son để có được màu sắc tươi tắn như ý.
Nói không với thuốc lá
Không chỉ có hại cho sức khoẻ, thuốc lá còn khiến đôi môi bị xỉn màu. Vì thế, các bạn gái không nên hút thuốc để bảo vệ bản thân và giúp đôi môi tìm lại sắc hồng tự nhiên.
Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là một trong những nguyên nhân khiến đôi môi của bạn tối màu. Hãy đảm bảo rằng bạn đã sử dụng các sản phẩm chống nắng dành riêng cho bờ môi xinh trước khi đi ra ngoài nhé.
Mặt nạ tự nhiên
Dù đôi môi của bạn bản chất bị thâm đen hay do ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài dẫn tới đổi màu thì việc đắp mặt nạ tự nhiên cho môi là việc bạn không thể bỏ qua. Mật ong, dầu ô liu và nước cốt chanh chính là "thần dược" giúp bạn có đôi môi mềm mại, căng mọng và đỏ hồng tự nhiên.
Trước khi đi ngủ, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng mật ong lên môi để vitamin và dưỡng chất ngấm dần vào môi. Sau một đêm, bạn rửa sạch lại bằng nước sạch và bôi kem dưỡng phù hợp.
Mật ong là "thần dược" dành cho làn môi khô.
Ngoài ra, bạn gái có thể trộn mật ong với đường rồi nhẹ nhàng cọ lên môi để tẩy da chết, giảm khô nứt, thâm đen. Hoặc dùng hỗn hợp gồm chuối chín được xay nhuyễn trộn với sữa tươi và mật ong để làm sáng môi.
Thoa nước chanh hoặc hỗn hợp sữa và nước chanh lên môi rồi massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ cũng là một cách hữu hiệu để làm mờ những vết thâm môi.
Riêng dầu ô liu, khi kết hợp với một thìa cà phê đường lại có tác dụng tẩy tế bào chết, dưỡng ẩm và cải thiện tuần hoàn máu. Massage hỗn hợp này lên môi và thực hiện ít nhất một lần mỗi tuần, đôi môi của bạn sẽ trở nên hồng hào và mịn màng hơn hẳn.
Theo Bacuti
Thâm môi từ đâu ra? Nhiều chị em phụ nữ cho rằng thủ phạm gây ra thâm môi là lượng chì trong son và ra sức tẩy chay các loại son mà họ nghi ngờ là "có rất nhiều chì". Nhưng sự thật, chì không phải nguyên nhân gây ra màu môi không tươi tắn. 1. Môi thâm do máu Môi là vùng da có màu sắc đặc...