Chỉ trồng có 3 sào tre Tứ Quý, mỗi tháng lời hơn 10 triệu đồng
Chỉ trồng có 3 sào tre Tứ Quý lấy măng, bán giống mà ông Nguyễn Văn Minh, ngụ tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu) lãi ròng hơn 120 triệu đồng/năm. Trước kia, cũng như bao nông dân địa phương khác, ông Minh loay hoay không biết trồng cây gì làm giàu trên đất cát bạc màu này. 5 năm nay, cây tre Tứ Quý có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc), gia đình ông Minh rủng rỉnh tiền tiêu.
Người đầu tiên trồng giống tre Tứ Quý để lấy măng ở Bà Rịa-Vũng Tàu là ông Nguyễn Văn Minh, ngụ tại ấp Ông Tô, xã Phước Thuận. Năm 2012, một người thân của ông Minh đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan về tặng ông 2 khóm tre Tứ Quý. Thấy vậy, ông Minh nảy ra ý định nhân giống loại tre này. Sau 1 năm, từ 2 gốc tre ban đầu, ông Minh đã nhân lên được 60 gốc.
Tuy nhiên, khi măng mọc lên vẫn chưa trắng, ngọt như mong muốn. Ông Minh đã dùng trấu, lá tre phủ lên các gốc măng vừa nhú khỏi mặt đất. Nhờ vậy, măng không bị côn trùng phá hoại, vỏ măng trắng hơn, ăn giòn và ngọt hơn. Đây là cách làm giàu từ nông nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Minh kiểm tra búp măng Tứ Quý chuẩn bị được thu hoạch.
Ông Minh cho biết: “Điểm đặc biệt của loại tre Tứ Quý là cho măng quanh năm. Do chất lượng cao hơn nên vào mùa mưa, măng Tứ Quý có giá 20-25 ngàn đồng/kg, cao hơn 3-5 ngàn đồng/kg so với một số loại măng mà người dân địa phương đang trồng như măng Tầm Vông, măng Mơn. Còn mùa khô, các loại măng thông thường ít nên măng Tứ Quý có giá khá cao, từ 40-45 ngàn đồng/kg. Với 3 sào trồng tre Tứ Quý cho 3 tấn măng/năm, cộng với tiền bán giống, sau khi trừ chi phí, tôi thu lãi hơn 120 triệu đồng/năm”.
Sau khi trồng thành công loại măng Tứ Quý, ông Minh đã bán giống, hướng dẫn cách trồng cho nhiều hộ khác trong xã. Trước đây, ông Mai Văn Dũng, ấp Gò Cát, xã Phước Thuận thuộc diện hộ nghèo. Ông Dũng có 7 sào đất nhưng phải bỏ hoang do thiếu nước sản xuất. Ông Dũng phải đi làm phụ hồ để kiếm sống. 3 năm trở lại đây, ông Dũng mua giống tre Tứ Quý về trồng để lấy măng.
Video đang HOT
Sau khi học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước, ông Dũng đã mạnh dạn trồng 500 gốc tre Tứ Quý trên 7 sào đất bỏ hoang. Mùa khô vừa qua, vườn tre của ông cho thu hoạch 5 tấn măng, bán được hơn 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, ông Dũng còn thu được 50 triệu đồng từ việc bán tre giống. Nhờ thu nhập từ cây tre Tứ Quý, gia đình ông Dũng đã thoát nghèo, kinh tế dần khấm khá hơn. Ông Dũng bảo, trồng tre Tứ Quý lấy măng là cách làm giàu ở nông thôn.
Theo ông Trần Minh Bình, ấp Gò Cát, xã Phước Thuận, hiện đang trồng 300 gốc tre Tứ Quý, thị trường tiêu thụ của loại măng Tứ Quý chủ yếu ở huyện Xuyên Mộc, TP.Vũng Tàu, TP.Bà Rịa. Do chất lượng cao và không bị phun thuốc bảo vệ thực vật nên măng Tứ Quý ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Đến kỳ thu hoạch, thương lái tới tận nơi thu mua nên người trồng “rất khỏe”. Hiện nay, mỗi năm, sau khi trừ chi phí, ông Bình thu nhập gần 120 triệu đồng từ trồng măng Tứ Quý.
Bà Nguyễn Thị Kim Hiền, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Thuận cho biết, trước đây, trên địa bàn xã có nhiều diện tích đất cát khô cằn, mùa khô thiếu nước tưới nên nông dân bỏ hoang. Mô hình trồng tre Tứ Quý lấy măng xuất hiện khoảng 5 năm trở lại đây đã đem lại hiệu quả cao, giúp nhiều hộ thoát nghèo.
Hiện nay, trên địa bàn xã có 10 hộ trồng tre Tứ Quý lấy măng với diện tích hơn 5ha. Sắp tới, Hội Nông dân xã sẽ vận động các hộ trồng tre Tứ Quý hình thành tổ hợp tác để trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác, từ đó nâng cao chất lượng măng, ổn định đầu ra của sản phẩm. Đồng thời, nhân rộng mô hình trồng tre Tứ Quý lấy măng tại các vùng đất bạc màu.
Theo Quang Vinh (Báo Bà Rịa-Vũng Tàu)
Nông dân trồng hoa mang cả trăm triệu từ đồng về nhà
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Mê Linh (Hà Nội) đã có điều kiện đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình.
Trồng hoa lãi gấp chục lần trồng lúa
Gia đình ông Nguyễn Duy Tạo ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh là một trong hàng nghìn hộ sử dụng vốn vay Ngân hàng CSXH hiệu quả. Vợ chồng ông Tạo đang tất bật cắt hoa hồng giao cho khách. Ông Tạo thổ lộ: "Xã Mê Linh có chợ đầu mối nên thị trường tiêu thụ hoa rất thuận lợi. Hoa trồng đến đâu bán hết đến đó. Mấy năm nay, hoa hồng được giá nên thu nhập cũng khá. Đây là 1 trong những cách làm giàu từ nông nghiệp...".
Nhờ vốn vay tín dụng CSXH, nhiều hộ trồng hoa ở Mê Linh có thu nhập cao. Ảnh: Thu H
Theo tính toán của ông Tạo, trung bình mỗi sào hoa, sau khi trừ hết chi phí, lãi 10 - 15 triệu đồng/năm, gấp chục lần so với trồng lúa, gấp 4 lần so với trồng rau. Trước đây, khi chưa trồng hoa, người dân xã Mê Linh cứ trăn trở với việc, trồng cây gì để làm giàu. "Tuy nhiên, vốn đầu tư trồng hoa không hề nhỏ. Để đầu tư cho mỗi sào hoa, người dân phải bỏ ra từ 25 - 30 triệu đồng. Gia đình tôi mới thoát nghèo chưa lâu, muốn mở rộng diện tích trồng hoa nhưng không có tiền" - ông Tạo kể.
Đang lúc khó khăn, qua "kênh" Hội ND xã, ông Tạo được Ngân hàng CSXH huyện Mê Linh cho vay 40 triệu đồng chương trình vốn vay giải quyết việc làm. Từ năm 2014 đến nay, ông Tạo đã mở rộng diện tích trồng hoa lên 8 sào. Nhờ trồng hoa, gia đình ông lãi 100 triệu đồng/năm.
Trao đổi với NTNN về tình tình địa phương, ông Nguyễn Văn Bẩy - Phó Chủ tịch Hội ND xã Mê Linh cho biết: "Nghề trồng hoa có ở địa phương từ lâu. Ban đầu chỉ có vài hộ trồng hoa. Nhận thấy thu nhập hấp dẫn, ND xã Mê Linh chuyển sang trồng hoa ngày càng nhiều. Xã có 364,5ha đất nông nghiệp thì có đến 230ha trồng hoa. Cùng với trồng hoa, nhiều hộ dân nơi đây còn làm đầu mối chuyên thu gom hoa bán buôn, bán lẻ khắp các tỉnh, thành. Đây là cách làm giàu ở nông thôn. Để hỗ trợ ND trồng hoa, Hội ND xã Mê Linh đã tín chấp với Ngân hàng CSXH cho 120 hộ vay hơn 2,4 tỷ đồng, trong đó chương trình vay vốn quyết việc làm là lớn nhất.
Hơn 2.000 hộ dân được giúp vốn
"Được Ngân hàng CSXH ủy thác, Hội ND xã rất chú trọng việc kiểm tra sử dụng vốn của các hộ vay. Công tác bình xét, lựa chọn hộ vay được các tổ tiết kiệm và vay vốn của Hội thực hiện công khai, minh bạch và chặt chẽ. Hầu hết các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích và phát huy hiệu quả nguồn vốn" - ông Bẩy khẳng định.
Ông Bẩy thông tin, năm 2016, toàn xã Mê Linh có 1.726 hội viên (chiếm hơn 83% tổng số hội viên) đạt danh hiệu hộ ND sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, hàng trăm hộ trồng hoa có lãi 300 triệu đồng mỗi năm.
Giàu kinh nghiệm chăm sóc, hoa Mê Linh, nhất là hoa hồng ngày càng được thị trường bình dân ưa chuộng. Ảnh: Thu Hà.
Ông Quang Mạnh Hà - Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Mê Linh cho biết, đơn vị này đang thực hiện 8 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ 222,9 tỷ đồng, cho 11.729 lượt hộ vay. Trong đó, dư nợ chương trình cho vay quyết việc làm là 50,9 tỷ đồng đầu tư cho 2.131 hộ vay vốn phát triển sản xuất.
"Năm 2016, nguồn vốn vay chương trình quyết việc làm đã góp phần xây dựng 154 mô hình sản xuất nông nghiệp mới với quy mô hàng hóa trên địa bàn huyện Mê Linh. Trong đó có 45 mô hình được Ngân hàng CSXH cho vay vốn ưu đãi đầu tư mới" - ông Hà thông tin .
Theo Danviet
Chỉ 10 triệu đồng đầu tư được chuồng trại nuôi tới 2.000 con gà Mới nuôi gà ta 3 năm nay, nhưng vợ chồng nông dân người Mường anh Ngọc Văn Tỵ và chị Đinh Thị Hoan ở xóm Đình, xã Thượng Long, huyện Yên Lập (Phú Thọ) là một trong những hộ có quy mô nuôi gà lớn nhất xã. Điều đáng nói, do không có nhiều tiền, gia đình chị Hoan có cách nuôi gà...