Chỉ trồng chè thôi, tôi có gần nửa tỷ đồng mỗi năm
“ Chỉ trồng chè thôi, tôi có gần nửa tỷ đồng mỗi năm”-đó là câu nói tự tin của anh Nguyễn Mạnh Thắng ở thôn Trung Long, xã Trung Yên ( huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Không chỉ trồng thành công 3ha chè giống mới theo quy trình VietGAP cho hiệu quả kinh tế cao, anh Thắng còn tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương…
Không chỉ làm giàu cho gia đình, mấy năm gần đây, anh Nguyễn Mạnh Thắng ở thôn Trung Long, xã Trung Yên (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang còn tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người dân địa phương. Từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chè, mỗi năm anh thu lãi gần nửa tỷ đồng.
Anh Thắng đang dùng máy ép chân không đóng gói chè khô.
Khởi nghiệp từ một sào chè
Khi mới lập gia đình, anh Thắng được bố, mẹ chia “của hồi môn” vẻn vẹn chưa đấy 1 sào đất trồng chè. Sau nhiều đêm trăn trở tìm cách bứt phá thoát nghèo, anh Thắng quyết định gắn bó với nghề làm chè bởi “đây là nghề truyền thống của gia đình. Tuy nghề chè ở Tuyên Quang chưa khá lên nhưng có lẽ là do cách làm thôi”.
Anh Thắng lặn lội sang Thái Nguyên, tìm học hỏi kinh nghiệm từ những người trồng chè lâu năm ở Thái Nguyên. Trở về, anh áp dụng những kinh nghiệm mới học được vào vườn chè của gia đình đồng thời vay vốn mở rộng diện tích chè lên 3ha. Các giống chè địa phương, năng suất thấp được anh thay thế bằng giống chè mới như: LDP1, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên. Thay vì bón phân 2 lần/năm cho chè như trước; giờ cứ 2 tháng anh lại bón phân một lần, đảm bảo cây chè lúc nào cũng hội tụ đủ dinh dưỡng.
Công nhân sao chè búp tươi tại cơ sở của gia đình anh Thắng.
“Từ khi thay đổi giống và thời gian, liều lượng bón phân, cây chè sinh trưởng, phát triển xanh tốt hơn hẳn trước đây. Năng suất chè cũng được nâng lên rõ rệt, tăng thêm từ 4- 5 tấn/ha/năm so với trước đây. Nếu đầu tư hệ thống tưới ẩm, giúp cho cây chè luôn đủ nước ở tất cả các mùa, năng suất sẽ cao hơn rất nhiều. ” – anh Thắng cho biết.
Khi năng suất, sản lượng chè tươi được cải thiện, anh Thắng mạnh dạn đăng ký thực hiện chăm sóc vườn chè theo quy trình Vietgap và đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn. Anh chia sẻ: “Chăm sóc chè theo quy trình VietGap không chỉ nâng cao chất lượng mà giá thành sản phẩm cũng nâng lên rất nhiều. Vì bón phân hữu cơ cân đối và chỉ sử dụng thuốc trừ sâu sinh học nên sản phẩm chè luôn đảm bảo tiêu chí thơm ngon và an toàn; đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng…”
Video đang HOT
Tạo việc làm, thu nhập cho gần 40 lao động
Đến nay anh Thắng đã “sở hữu” 3 ha chè đạt tiêu chuẩn VietGap và một xưởng chế biến rộng rãi với hơn chục máy vò, xào, sấy chè các loại. Theo anh, nếu không “thất bại thảm hại” ở vụ ớt trồng năm 2007, có lẽ anh không toàn tâm, toàn y đối với cây chè và cũng không có được nguồn thu lớn từ làm chè như hiện nay.
Mô hình trồng chè, chế biến chè búp tươi của gia đình anh Thắng tạo việc làm cho 40 lao động địa phương.
Cùng với việc mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng nguyên liệu chè, anh Thắng mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc chế biến chè thành phẩm bán ra thị trường. Năm 2011, xưởng sản xuất chè của anh Thắng hoàn thiện với đủ các loại máy: Máy vò, máy xào, máy sấy, trộn xào lăn đến máy hút chân không giúp bảo quản chè, máy đóng gói….
Nhờ làm ăn được nên anh Thắng còn bao tiêu luôn cả sản phẩm chè tươi cho nhiều hộ nông dân trong vùng. Bình quân, mỗi ngày, xưởng sản xuất của anh Thắng cho “ra lò” hơn 3 tạ chè thành phẩm, được chia thành nhiều loại khác nhau. Anh chó biết: Riêng chè sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn VietGap luôn trong tình trạng “cháy’ hàng. Mới đây, sản phẩm chè VietGap của tôi đã được cấp nhãn hiệu hàng hóa “Trà xanh đặc sản Tuyên Quang – Trung Long trà”.
Anh Thắng giới thiệu về kế hoạch đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm trong trang trại trồng chè của gia đình.
Không chỉ làm giàu cho gia đinh với mức thu lãi gần nửa tỷ đồng/năm, anh Thắng còn góp phần giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 40 lao động nông thôn với việc chăm sóc, thu hái chè; đạt mức lương bình quân 6 triệu đồng/người/tháng.
“Nhiều hội viên, nông dân đến học hỏi kinh nghiệm, được anh Thắng nhiệt tình hướng dẫn. Sau đó họ đã áp dụng vào chăm sóc vườn chè của mình và có thu nhập cao hơn, góp phần cải thiện cuộc sống. Anh Thắng là hội viên điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh và là một trong những hội viên tiêu biểu được Hội Nông dân tỉnh đề nghị Trung ương Hội khen thưởng…”, ông Ma Văn Hiệp – Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Yên, cho biết.
Theo Danviet
Vụ sát hại vợ rồi ôm xác ngủ: Án mạng vì chuyện "chăn gối"
Bị vợ xúc phạm chuyện "chăn gối" và ném dao thách thức, Chuẩn bực tức cầm dao đâm vợ liên tiếp.
Chuẩn tại cơ quan điều tra.
Phòng Cảnh sát Hình sự (PC45), Công an tỉnh Tuyên Quang đang tạm giam Bùi Văn Chuẩn (48 tuổi, trú tại thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) về tội "Giết người". Người đàn ông 48 tuổi là nghi phạm sát hại vợ là chị M (43 tuổi).
Theo điều tra, sáng ngày 28.7, người thân trong gia đình phát hiện chị M và Chuẩn nằm trên giường xung quanh có nhiều vết máu. Chuẩn được đưa đi cấp cứu trong tình trạng hôn mê.
Vào cuộc điều tra, Phòng PC45 Công an tỉnh Tuyên Quang xác định, chị M bị sát hại, nghi phạm chính là Chuẩn.
"Sau khi tỉnh dậy, Chuẩn đã sử dụng dây truyền dịch thắt vào cổ với ý định tự tử nhưng được mọi người phát hiện, ngăn chặn kịp thời", một cán bộ điều tra cho biết.
Căn cứ lời khai của Chuẩn và tài liệu thu thập, cơ quan điều tra bước đầu xác định, Chuẩn mắc bệnh tiểu đường nên chuyện "chăn gối" với vợ gặp vấn đề.
Gân đây, Chuẩn nghe được thông tin vợ có quan hệ ngoài luồng. Qua theo dõi, người đàn ông 48 tuổi thấy vợ thỉnh thoảng chụp ảnh, nhắn tin nên càng thêm nghi ngờ.
Tối 27.7, sau khi ăn cơm, Chuẩn thấy vợ thay quần áo đi xe máy ra ngoài. Nghi ngờ chị M đi với người đàn ông khác, Chuẩn cũng lấy xe máy bám theo sau. Thấy vợ rẽ vào một ngôi nhà có biển và sáng đèn (Chuẩn không biết chữ) nên Chuẩn đành quay trở lại nhà.
Sau khi về nhà, Chuẩn nghi ngờ chị M vào ngôi nhà sáng đèn gặp tình nhân nên nổi máu ghen, liên tục gọi điện giục vợ về nhà.
"Theo tài liệu thu thập, hôm đó chị M hẹn nhóm bạn đi hát karaoke", một cán bộ điều tra cho biết.
Khoảng 23h cùng ngày, chị M trở về nhà và hai vợ chồng lên giường đi ngủ thì nảy sinh mâu thuẫn cãi vã.
Theo lời khai của Chuẩn, khi hai người cãi vã, chị M đã buông lời xúc phạm đối tượng về chuyện "chăn gối". Sau đó, chị M ném con dao để ở trên đầu giường về phía chồng thách thức chồng đâm chết mình.
Nhiều bức tức dồn nén, Chuẩn đã cầm dao đâm chị M nhiều nhát khiến vợ tử vong.
"Chuẩn mắc bệnh tiểu đường nên sau khi uống rượu đối tượng nghĩ mình sẽ chết nên đã tháo hai chiếc nhẫn trên tay vợ và sợi dây chuyền bị đứt cùng số tiền 20 triệu cho vào tủ với mục đích để lại cho cô con gái của hai vợ chồng", cán bộ điều tra Phòng PC45 cho biết.
Sau khi cất tài sản dành để lại cho con, Chuẩn gọi điện cho con gái thông báo nhưng không được nên lên giường nằm cạnh vợ. Chuẩn gối đầu vợ lên tay mình rồi thiếp đi.
Đến sáng hôm sau, người thân sang nhà vợ chồng Chuẩn thì phát hiện sự việc đau lòng.
Theo cán bộ điều tra phòng PC45, vợ chồng Chuẩn có 1 cô con gái nhưng đã lấy chồng xa. Tại địa phương, Chuẩn được đánh giá là người hiền lành yêu thương vợ con. Thường ngày, Chuẩn ở nhà làm chè khô để vợ mang đi bán.
"Chuẩn là người rất yêu chiều vợ, dịp sinh nhật còn mua nhẫn tặng vợ. Nhưng do bức xúc, ghen tuông nghi ngờ vợ quan hệ ngoài luồn mà gây ra án mạng thương tâm", cán bộ điều tra phòng PC45 Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết.
Theo Danviet
RÚNG ĐỘNG: Ghen tuông sát hại vợ rồi cho tử thi gối đầu tay ngủ đến sáng Ngày 31-7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định khởi tố, tạm giam Bùi Văn Chuẩn (48 tuổi), trú tại thị trấn Sơn Dương, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) về hành vi giết người. Tại cơ quan điều tra, Bùi Văn Chuẩn khai nhận, khoảng 19h30' ngày 27-7, sau bữa cơm tối, Chuẩn thấy vợ là chị Lương...