Chỉ tồn tại một loài vật duy nhất trên đời có màu xanh lam – vì sao sắc màu này lại hiếm đến vậy? Đây là câu trả lời
Thử nghĩ xem, các loài vật có màu xanh lam bạn nhìn thấy trên đời liệu có đếm vừa hết được 10 đầu ngón tay? Mà quan trọng hơn, chưa chắc chúng đã có màu sắc như bạn nghĩ.
Bạn biết không, xanh lam là một trong những màu sắc được đa số chúng ta ưa chuộng. Bằng chứng là có đến 75 quốc gia mang lá cờ với màu xanh lam bên trong.
Nhưng trong tự nhiên, hóa ra sắc màu này lại cực kỳ hiếm gặp, đặc biệt là đối với các loài động vật. Sắc màu này hiếm đến mức, những loài vật bạn gặp có màu sắc này chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi.
Và quan trọng hơn, dù gặp một loài vật có màu xanh lam, chưa chắc đó đã là màu sắc thật sự của chúng đâu. Nhưng lý do vì sao màu sắc này lại hiếm đến vậy?
Màu sắc của động vật phụ thuộc vào thứ chúng ăn
Đa số màu sắc trên lông, da và lông vũ (của các loài chim) có chứa sắc tố liên quan đến thực phẩm chúng ăn mỗi ngày. Chẳng hạn, chim kim oanh có lông vàng bởi chúng thường ăn hoa vàng. Tương tự là hồng hạc, chúng ăn các loài cá, tôm hoặc động vật có vỏ màu đỏ hồng.
Quy tắc này cũng áp dụng đối với các sắc màu khác, như nâu, đỏ và cam. Riêng màu xanh lam lại là trường hợp đặc biệt, bởi chẳng có bất kỳ sinh vật nào thực sự chứa sắc tố xanh trong người. Bởi vậy, các loài vật sẽ không thể có màu xanh nếu chỉ dựa trên thực phẩm chúng ăn mỗi ngày, và đây cũng là lý do vì sao đây là sắc màu hiếm nhất trong thế giới tự nhiên.
Những loài vật có màu xanh không thực sự “xanh”
Video đang HOT
Bạn biết không, màu sắc thực ra là cách chúng ta cảm nhận sóng ánh sáng. Và quy tắc này thực sự áp dụng một cách hoàn hảo cho thế giới tự nhiên.
Một số loài động vật chúng ta tưởng rằng chúng có màu xanh lam, nhưng thực ra đa số các trường hợp là thành quả của quá trình tiến hóa. Các loài vật đã phát triển một phương thức đánh lừa thị giác của chúng ta, bằng cách lợi dụng cấu trúc lông và khả năng phản chiếu ánh sáng.
Chẳng hạn như loài bướm xanh lam, chúng có màu xanh là bởi sở hữu một đôi cánh có khả năng phản chiếu ánh sáng. Đôi cánh ấy có cấu trúc cho phép hấp thụ tất cả mọi màu, chỉ để lại ánh sáng xanh lam. Nhưng cũng bởi sắc xanh ấy dựa hoàn toàn vào cấu trúc hiển vi, nên một khi đôi cánh chịu tác động của các yếu tố khác – chẳng hạn như cồn, màu sắc ấy sẽ biến mất, thậm chí hình dạng cánh cũng sẽ thay đổi.
Chẳng có loài chim nào thực sự xanh cả
Nhiều người có thể tự hỏi rằng vậy tại sao nhiều loài chim – như vẹt Brazil hoặc chim “sát thủ” cassowary – đà điểu đầu mào – cũng có sắc xanh trên người. Nhưng như đã nêu, tất cả cũng đều nằm ở cấu trúc lông.
Các loài chim mang sắc xanh thực chất không có sắc tố nào như vậy trong người. Chúng lợi dụng cấu trúc lông để phản chiếu màu xanh mà thôi. Mỗi sợi lông sẽ có những hạt tinh thể siêu nhỏ, cho phép hấp thụ mọi màu sắc, chỉ để lại màu xanh. Như con vẹt trong ảnh trên, nếu quan sát thật kỹ, nó thực ra có màu xanh lá cây (xanh lục) chứ không phải xanh lam.
Loài vật duy nhất thực sự có màu xanh
Sắc xanh lam thực sự hiếm, nhưng không phải là không có. Trên thế giới tồn tại duy nhất một loài bướm mang sắc màu này, với cái tên… chẳng liên quan: bướm cánh olive, hay olivewing butterfly.
Loài bướm này tiến hóa để sở hữu một số sắc tố xanh ngay tại cánh, và màu sắc này không thể thay đổi bất kể bạn bạn có thay đổi góc nhìn hay làm gì với nó (trừ phi nhuộm cánh thì khác nhé). Và việc vì sao loài bướm này có màu sắc như vậy thì vẫn là điều bí ẩn đối với khoa học.
Sự thật về quy tắc kết đôi 'sống chết có nhau' của chim hồng hạc
Chim hồng hạc là một trong ít loài sinh vật thuộc giới tự nhiên tuân thủ quy tắc kết bạn một một trong cuộc sống khá đặc biệt.
Chúng sống cùng nhau, bay cùng nhau, đứng cạnh nhau và chết cũng cùng nhau.
Chim hồng hạc được rất nhiều người yêu thích vì ngoại hình độc đáo. Bộ lông màu hồng đỏ trên cơ thể khiến chúng trở nên nổi bật trong thế giới loài chim.
Loài chim này cũng sở hữu những đặc điểm khiến giới khoa học kỳ công giải thích. Ví dụ như chuyện chim hồng hạc thích đứng một chân, hay tồn tại cặp 'một vợ một chồng' chung thủy suốt đời ...
Đời sống văn hóa, tình cảm của những cặp đôi chim hồng hạc được cho là hiếm có trong thế giới tự nhiên, thậm chí chúng có quy tắc như con người trong việc chọn bạn đời.
Paul Rose, một nhà sinh thái học hành vi tại Đại học Exeter, đã nghiên cứu tìm hiểu mối liên kết chặt chẽ của các cặp đôi và mối quan hệ xã hội của chim hồng hạc.
Paul Rose đã thu thập dữ liệu về chim hồng hạc ở các khu vực Caribbean, Chile, Andean và các đàn nhỏ sống ở trung tâm Wildfowl và Wetlands, Gloucestershire trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016 cho nghiên cứu của mình.
Nhà nghiên cứu thấy rằng các mối quan hệ của chim hồng hạc duy trì liên kết chặt chẽ, gắn bó keo sơn trong nhiều thập kỷ. Đó là cặp vợ chồng đã kết hôn, tình bạn đồng giới và thậm chí là nhóm ba hoặc bốn bạn thân.
Dễ dàng có thể nhận thấy những cặp đôi chim hồng hạc thân thiết vì chúng luôn đứng gần nhau, khăng khít không rời.
Paul Rose cho biết: "Các mối quan hệ xã hội gắn bó bên nhau lâu dài cho thấy chúng rất quan trọng để loài này tồn tại trong tự nhiên".
Giống như con người, loài chim có tính xã hội cao này cẩn thận chọn bạn chơi và có né tránh một số cá thể nhất định. Hành động này nhằm mục đích ngăn chặn những cuộc cãi vã, giảm căng thẳng.
Để đánh giá chính xác tình cảm khăng khít mạnh mẽ như thế nào, Paul Rose đã chụp ảnh các cặp đôi luôn đứng bên nhau hàng ngày trong suốt bốn mùa.
Nếu một con chim đến quá gần con khác, cá thể còn lại sẽ sử dụng cái cổ dài và mỏ khổng lồ để tấn công nhắc nhở. Thậm chí, đôi khi căng thẳng nổ ra chỉ để cạnh tranh xem cổ con nào dài hơn.
Paul Rose cũng cho biết chiều dài cổ cũng là thước đo thể hiện tình bạn của hồng hạc. Nếu con chim hồng hạc đứng cách nhau khoảng nhỏ hơn chiều dài cổ, chứng tỏ chúng là cặp đôi thân thiết. Nếu đứng xa hơn chiều dài cổ, chúng thuộc nhóm riêng biệt.
Paul Rose cho biết những phát hiện có thể giúp ích trong việc quản lý chim hồng hạc bị giam cầm nên khi di chuyển chim từ vườn thú này sang vườn thú khác. Các nhà quản lý nên chú ý đến tập tích, không nên tách rời những con hồng hạc có liên kết chặt chẽ với nhau.
Hoàng Dung (lược dịch)
Tại sao sách 'Những loài chim nước Mỹ' có giá tới chục triệu USD? Dù có nhiều phiên bản, mỗi bản 'Những loài chim nước Mỹ' đều được bán hàng triệu, thậm chí lên tới chục triệu USD, lọt vào top sách đắt giá nhất thế giới. Lâu nay, những cuốn sách đắt giá thường là độc bản, như những trang bản thảo viết tay của một tác gia, hay phiên bản siêu đặc biệt. Nhưng Những...