Chị tôi, tình yêu và cái chậu giặt
Chị ơi, có những bộ quần áo mà cho dù mình có bỏ vào máy giặt đến cả chục lần, đổ đầy xà phòng, nước xả vào, rồi nhấn vào nút “start” cho máy quay, quay mãi đi, quay đến cả ngàn vạn triệu triệu lần …
ảnh minh họa
Chị họ tôi là một người phụ nữ xinh đẹp, giỏi giang. Tôi nhớ hồi cấp III, đến nhà tôi chơi, chị đã ra dáng thiếu nữ lắm rồi, gương mặt trái xoan, mái tóc mượt mà và nước da trắng hồng mà vẫn còn phải mặc một chiếc quần nâu với hai miếng ticke vá ở mông quần to tướng.
Thời ấy là đầu những năm 1990, con gái ra đường mà chịu khó mặc một chiếc quần có hai “cái TV” to ở mông như vậy tức là gia đình phải nghèo khó lắm.
Nhà bác tôi nghèo thật, bác trai làm nhà báo, bác gái làm nhà giáo, chỉ còn thiếu mỗi một ông nhà văn nữa là gia đình bác đạt chuẩn nghèo hồi ấy, giống như câu người ta thường giễu vui: “Nhà văn nhà báo nhà giáo, ba nhà cộng lại ra ông nhà nghèo”.
Nhà bác tôi ở khu tập thể cơ quan, căn hộ bé như hộp diêm, mỗi lần đến chơi lại thấy chị đang loay hoay cơm nước trong một góc nhà, với chiếc bếp dầu bé tí xíu.
Nhưng chị tôi đảm đang lắm, cơm nấu bữa nào cũng ngon, tôi đi học buổi sáng xong tiện đường toàn vào nhà chị để ăn trực cơm, ngon miệng chén luôn vài bát. Sau này lớn lên biết nghĩ mới thấy thương chị, vì hồi đó tôi vô tư chén luôn cả phần cơm của chị mất rồi. Mà chị tôi không nói gì, chỉ cười cười hiền khô.
Chị vào đại học, ra trường, có một chỗ làm tốt ở công ty nước ngoài, lấy chồng, rồi ăn nên làm ra, lo cho bố mẹ không thiếu thứ gì. Nhưng ở đời không ai được tặng một lúc quá nhiều quà như vậy.
Hôn nhân của chị không mấy hạnh phúc. Dù chị tôi cố gắng thu vén, cần mẫn, chịu thương chịu khó chăm chút cho gia đình, nhưng ông chồng chị vẫn cứ chuội đi như một viên sỏi, lăn và lăn càng ngày càng xa.
Tôi nhớ suốt một thời gian dài cuộc sống vợ chồng chị lục đục, lúc nào ghé đến là thấy chị đang ngồi giặt quần áo. Lần đầu tiên tôi hỏi: “Máy giặt nhà chị hỏng hay sao mà phải ngồi giặt tay thế này?” Chị cười: “Hỏng gì đâu, chị thích giặt tay thôi”.
Video đang HOT
Vài lần sau tôi mới hiểu ra, mỗi khi chị và chồng có chuyện gì đó gây gổ nhau, chị lại mang quần áo ra giặt tay, để dặn lòng mình nén lại, để đừng nói thêm điều gì trong lúc nóng giận có thể khiến cho tình trạng xấu thêm đi.
Chị bảo tôi: “Em ạ, chị ngồi đây, vùi đôi bàn tay trong đống bọt xà phòng trắng muốt, cần mẫn vò từng chiếc áo, chiếc quần của chồng, của con, và của mình. Chị tìm ra chỗ bẩn ở cổ áo sơ mi của chồng, vết hoa quả, kem sữa dây trên quần áo trẻ con, rồi vò kỹ, rồi xả đi, nó lại trắng sạch tinh thơm tho.
Quần áo bẩn thỉu lấm lem đến đâu, chỉ cần chị chịu khó ngồi tỉ mẩn như vậy cũng lại sạch sẽ, thơm tho ngay được. Giặt giũ xong, chị đứng nhìn dây quần áo có đầy đủ của bố, của mẹ, của con đang thảnh thơi phơi mình dưới nắng, rồi chị mỉm cười. Và lúc ấy chị cảm thấy những trở ngại trong chuyện của chị và anh ấy, nhất định sẽ giải quyết được, chưa đến mức phải bó tay”.
Chị tôi đáng yêu là thế đấy.
Hạnh phúc treo trên dây phơi quần áo…
Nhưng cuộc đời bao giờ cũng rất hào phóng những sự trớ trêu. Trong khi chị tôi cố gắng miệt mài như thế để níu giữ hạnh phúc, để dây quần áo nhà chị có đủ cả “của bố, của mẹ và của con” thì anh rể tôi cứ mãi lánh xa.
Anh luôn kiếm tìm một điều gì đó bên ngoài gia đình, có thể là công danh sự nghiệp, có thể là một hình bóng người đàn bà nào khác mà chị tôi cố tình lờ đi “mắt không thấy tim không đau”. Một vài tháng trước đây, tôi ngỡ ngàng nghe tin anh chị đã ra tòa chia tay nhau, trong lặng im và tôn trọng.
Tôi sốc tới mức không dám hỏi thẳng chị điều đó. Cái “triết lý bên chậu giặt” đã không thể cứu vãn được cuộc hôn nhân của chị nữa sao. Mới đây gặp lại nhau, khi vết thương lòng trong chị đã nguôi ngoai phần nào.
Chị bảo tôi: “Ngưỡng chịu đựng của chị đã hết rồi em ạ. Chị luôn cố gắng để giữ bố cho con mình. Nhưng một hôm con bé ốm nặng, sốt cao lắm, chị lo cuống lên, còn anh ấy thì bình thản lắm. Anh ấy chở mẹ con chị đến một phòng khám tư, để mẹ con chị ở lại đó. Con bé sốt mê man nằm truyền nước, chị thì lo đến mụ mẫm cả người.
Còn anh ấy đứng thản nhiên như không, tay khẽ búng búng vào vệt bụi trên tay áo, trên nếp quần, rồi bảo chị: “Mẹ con em ở đây nhé, anh có việc phải đi một chút”.
Việc gì đâu em, chắc lại một cuộc hẹn hò nào đó. Em bảo trong hoàn cảnh ấy, mà anh ấy lại quan tâm đến vệt bụi bám trên vạt quần, vạt áo hơn là con bé đang nằm mê man ở kia thì chị có nên níu kéo nữa hay không?”.
Tôi im lặng nghe chị giãi bày mà thấy lòng mình nghèn nghẹn, có một cái gì đó u uất cứ dâng lên.
Chị ơi, có những bộ quần áo mà cho dù mình có bỏ vào máy giặt đến cả chục lần, đổ đầy xà phòng, nước xả vào, rồi nhấn vào nút “start” cho máy quay. Quay mãi đi, quay đến cả ngàn vạn triệu triệu lần đi. Máy tắt rồi, mình hào hứng đem ra phơi và thất vọng biết bao khi những vết ố bẩn lấm lem vẫn còn nguyên như cũ. Chắc bộ quần áo ấy mình cũng phải dũng cảm mà bỏ đi thôi chị ạ.
Theo PNT
Đàn ông chết vì "chém gió"
Khi căn bệnh "chém gió" như thứ virus lây lan quá mạnh, đã gây ra nhiều "tai nạn" đáng tiếc cho đàn ông.
Chưa thấy "miếng" nhưng đầy tai tiếng
Gần Tết mà không khí gia đình anh Thanh Phong căng thẳng như sắp nổ tung. Chiếc đơn ly dị được vợ anh in hẳn 10 bản để khắp phòng ngủ, phòng khách, trong bếp. Năm nay chắc anh mất Tết chỉ vì cái miệng "chém gió thành bão".
Tất cả chỉ bắt nguồn từ "thú vui" thích khoe thành tích nhất là liên quan tới lĩnh vực "gái gú" của đàn ông. Anh Thanh Phong cũng không ngoại lệ. Ngoài "chém gió" tưng bừng khoe thành tích ngoài hàng cà phê, hàng bia thì anh Phong còn "tiện tay" "nổ" trên Facebook. Tất nhiên không tới mức khoe phô trương nhưng phần chat với mấy ông bạn thì tưng bừng.
"Trưa hôm nọ mới "chén" được em ngon lắm", "Mấy em rau sạch rủ đi nhà nghỉ chả khó lắm"... Hai ông đàn ông cứ "thêm tí mắm, tí muối" để thể hiện "bản lĩnh" đàn ông thời nay.
Mọi chuyện sẽ chả chết ai nếu như anh Thanh Phong không vào facebook bằng iPad của vợ lại vội nhận lời đi nhậu mà quên thoát tài khoản. Thế là những dòng chat "sặc mùi chiến công" tình trường làm cô vợ hoa mắt, "tăng xông". Những dòng chat chính là bằng chứng chống lại mọi sự tử tế của anh trước "tòa án" mà thẩm phán kiêm nguyên đơn đầy những lời buộc tội cay nghiệt nhất.
Mang cả nhân chứng cho cái "buổi trưa hôm nọ" thực ra đang chén thịt chó với ông bạn chí cốt ở hàng Chiếu Hoa chứ không phải nhà nghỉ nhưng lời nói phát ra rồi đâu dễ xí xóa. Sự thực là anh Thanh Phong là "thể loại" "được cái mồm" chứ những người xung quanh chưa ai thấy anh lằng nhằng với các "em út" bao giờ.
Cứ chat vài câu là khắc có "hàng"
Cũng chỉ phải cái tật vui miệng "chém gió" mà anh Duy Trường đang khóc dở mếu dở khi cô vợ trẻ vác bụng bầu 7 tháng giận dỗi bỏ về nhà mẹ đẻ hai tuần nay. Chuyện bắt đầu từ một cuộc rượu la đà của hai ông. Người ta cứ bảo hai mụ đàn bà với một con vịt là thành cái chợ nhưng hai ông đàn ông với một chai rượu cũng thành cái chợ.
Nhân chuyến công tác Hà Nội, ông bạn nối khố của anh Duy Trường ghé qua nhà anh để gặp gỡ, hàn huyên. Lâu không gặp bạn cũ, anh Trường mới sắp một bàn nhậu rồi nói vợ về nhà ngoại cách nhà 200m ngủ cho đỡ mệt còn để hai anh ngủ giao lưu, buôn chuyện.
Chén chú, chén anh một hồi hết gần 2 chai vodka, hai ông đàn ông bắt đầu nói nhảm. Hết chuyện ngày xưa, chuyện ngày nay, giờ tới "chuyện ấy". Anh bạn đùa: "Khổ thân giai mới lấy vợ mà phải "nhịn" 7 tháng nay vì vợ mang bầu".
Anh Trường nửa đùa nửa thật vội thanh minh với bạn: "Cũng không tới nỗi phải nhịn vì giờ kiếm "hàng" rất đơn giản, chỉ cần lên mạng chát vài câu là có ngay. Các em trên đó dễ dãi lắm...".
Đúng đoạn cao trào thì vợ ôm bụng bầu 7 tháng to ngật ngưỡng, mặt tím tái bước vào. Dù ngà ngà rượu nhưng trước ánh mắt kinh hoàng của vợ, anh Trường tỉnh cả người vì biết đã "gây chuyện". Anh vội chống cháy với ông bạn thân nhưng thực chất là với vợ: "Đấy là tao nghe mấy thằng bé cùng phòng nói thế thôi, không biết sự thực thế nào".
Số anh hôm đó đúng là không may, đang đoạn cao trào thì vợ quay về nhà lấy điện thoại bỏ quên trong phòng ngủ. Hóa ra bà bầu đứng ngoài cửa nghe thấy hết, tới đoạn không chịu nổi thì lao thẳng vào nhà.
Hậu quả sau bữa rượu đó là anh "lãnh đủ" với những ngày chất vấn bằng cả cái bụng bầu 7 tháng và nước mắt như mưa của vợ. Anh có nói gì vợ cũng không tin, bảo anh léng phéng bên ngoài lúc vợ có bầu. Anh bị vợ trao cho đủ "danh hiệu" "người đàn ông tồi tệ", "người đàn ông xấu xa" nhất.
Vợ càng nói anh càng thanh mình thì càng khiến mọi việc mất kiểm soát. Theo như lời làm chứng của bạn bè, đồng nghiệp thì anh dù rất đàn ông nhưng tính tới thời điểm này vẫn chung thủy tuyệt đối. Nhưng người quan trọng nhất là vợ anh thì không chịu tin, còn đòi viết đơn li dị.
Hậu quả là anh Trường mất bình tĩnh quát vợ "đang bầu bí thế này chả ai xử cho li dị đâu mà đòi viết đơn". Sau câu nói đó, vợ anh thu dọn đồ về thẳng nhà ngoại mặc cho chồng xin lỗi. Cứ tình hình này năm nay anh chính thức mất Tết.
Theo VNE
Tiền bạc chỉ là chuyện vặt? Mấy ngày nay em lo sốt vó anh biết không? Trong nhà hiện chỉ còn không đến hai triệu. Hai triệu nghe thì nhiều, nhưng đi chợ chỉ vài bữa, đóng hóa đơn tiền điện, tiền nước là hết vèo. Đó là chưa kể món nợ hơn 20 triệu mình đã mượn của người thân, bạn bè. Nhiều người đã đánh tiếng với...