Chi tiêu quốc phòng châu Á tăng gấp đôi sau một thập kỷ
Tên lửa Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh kỷ niệm quốc khánh nước này năm 2012 – Ảnh: Reuters
Chi tiêu quốc phòng của các nước và vùng lãnh thổ châu Á đã tăng mạnh trong thập kỷ qua, đứng đầu là Trung Quốc, nước có ngân sách quốc phòng tăng gấp bốn kể từ năm 2000, theo một nghiên cứu mới công bố.
Theo Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington (Mỹ) hôm 15.10, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc và bốn nước, vùng lãnh thổ ở châu Á đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua.
Cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á vẫn chưa bắt kịp chi tiêu quốc phòng của Mỹ, song nó bảo đảm rằng Mỹ sẽ trung thành với kế hoạch chuyển hướng chiến lược về châu Á – Thái Bình Dương của họ, theo AFP.
Tổng cộng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan đạt mức 224 tỉ USD vào năm ngoái, “gần gấp đôi lượng chi tiêu của năm quốc gia và vùng lãnh thổ này vào năm 2000″, theo nghiên cứu của CSIS.
Vào năm 2005, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã vượt qua Nhật để trở thành nước có chi tiêu quân sự lớn nhất châu Á và đạt mức tăng kỷ lục 13,4% trong năm đó.
Video đang HOT
Trên thế giới, Trung Quốc hiện xếp thứ hai sau Mỹ về tổng chi tiêu quốc phòng mặc dù ngân sách của Lầu Năm Góc (hơn 600 tỉ USD/năm) vẫn vượt xa chi tiêu quốc phòng của Bắc Kinh.
Các chuyên gia nhận xét sự trỗi dậy của Trung Quốc như một gã khổng lồ về kinh tế đã tạo cú hích về chi tiêu quốc phòng giữa lúc Bắc Kinh tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng ra xa biên giới nhằm bảo vệ việc tiếp cận các tuyến đường hàng hải và nguồn tài nguyên.
Tổng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng từ 22,5 tỉ USD từ năm 2000 lên đến 89,9 tỉ USD vào năm ngoái, theo các số liệu chính thức của chính phủ Trung Quốc được CSIS trích dẫn.
Tuy nhiên, nghiên cứu của CSIS thừa nhận những đánh giá độc lập khác lại ước lượng chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc ở mức cao hơn. Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Thụy Điển) ước lượng ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh vào năm ngoái ở mức 142,2 tỉ USD.
Chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ đã tăng 47,6% trong thập kỷ qua, đạt mức 37 tỉ USD vào năm ngoái. Ngân sách quốc phòng của Nhật tăng từ 40 tỉ USD lên mức 58,2 tỉ USD.
Đầu tư quốc phòng của Hàn Quốc phình ra từ 17 tỉ USD lên đến 29 tỉ USD, trong khi ngân sách quốc phòng của Đài Loan tăng với tốc độ chậm hơn, từ 8 tỉ USD trong năm 2000 lên đến 10 tỉ USD vào năm ngoái.
Ngoại trừ Nhật, quốc gia chi 238.000 USD/binh sĩ vào năm ngoái, bốn nước và vùng lãnh thổ còn lại bỏ ra từ 28.000 USD đến 44.000 USD cho chi phí huấn luyện, lương bổng và trang bị cho mỗi người lính, theo nghiên cứu.
“Sự khác nhau chủ yếu do quy mô nhỏ của lực lượng phòng vệ Nhật, vốn xấp xỉ 244.300 binh sĩ vào năm ngoái, tương đối thấp so với các nước khác”, cũng theo nghiên cứu từ CSIS.
Theo TNO
Trung Quốc bạo tay chi tiêu quân sự nhất châu Á
Chi tiêu quân sự ở các cường quốc châu Á gia tăng đáng kể trong thập kỷ qua và Trung Quốc là nước dẫn đầu với ngân sách quốc phòng tăng gấp 4 lần kể từ năm 2000.
Máy bay Trung Quốc trong cuộc diễn tập quân sự ở Tây Tạng hồi tháng 5. Ảnh: Xinhua
Chi tiêu quốc phòng ở Trung Quốc cùng 4 nước và vùng lãnh thổ khác ở châu Á tăng lên gấp đôi trong vòng 10 năm và sẽ vượt qua chi phí quốc phòng của châu Âu năm nay, báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington cho hay.
Cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á có tác động đến chi phí quốc phòng của Mỹ, nhưng dường như cũng là lý do để Mỹ kiên định chiến lược hướng đến châu Á - Thái Bình Dương của mình.
Chi phí quốc quốc phòng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan đạt 224 tỷ USD năm 2011, "tương đương gần gấp đôi chi phí của chính họ trong năm 2000". Với chi tiêu quốc phòng dự kiến vượt châu Âu vào cuối năm 2012, chính sách tái cân bằng hướng đến châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ dường như sẽ tiếp tục", AFP trích nghiên cứu của CSIS cho biết.
Năm 2005, ngân sách quân sự của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nước dẫn đầu ở châu Á với tốc độ tăng trưởng 13,4%. Trong số các nước, Trung Quốc hiện xếp thứ hai sau Mỹ trong tổng số chi tiêu quân sự, mặc dù ngân sách của Lầu Năm Góc vẫn vượt xa chi tiêu quốc phòng của Bắc Kinh với hơn 600 tỷ USD/năm.
Các chuyên gia cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy chi tiêu quốc phòng tăng vọt, và Bắc Kinh tìm kiếm sự ảnh hưởng bên ngoài lãnh thổ của mình để bảo vệ việc khai thác tài nguyên cũng như các lợi ích trên biển.
Năm 2011, Bắc Kinh chi 25,8 tỷ USD cho các loại vũ khí mới và các công trình nghiên cứu, phát triển có liên quan, so với con số 7,3 tỷ USD năm 2000.
Tổng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng từ 22,5 tỷ USD lên đến 89,9 tỷ USD trong vòng 11 năm từ năm 2000 đến 2011, theo con số của chính phủ Trung Quốc công bố. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu cho biết các ước tính độc lập đặt chi tiêu của Trung Quốc ở một mức cao hơn. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm ước tính ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh năm 2011 đạt 142,2 tỷ USD.
Ngân sách quốc phòng của Ấn Độ tăng 47.6% trong thập kỷ qua, đạt 37 tỷ USD năm 2011. Ngân sách của Nhật tăng từ 40 lên 58,2 tỷ USD. Đầu tư quốc phòng của Hàn Quốc tăng lên từ 17 lên 29 tỷ USD, trong khi Đài Loan tăng từ 8 lên 10 tỷ USD từ năm 2000 đến 2011.
Ngoài Nhật Bản, nước đã chi 238.000 USD cho mỗi binh sĩ năm 2011, 4 nước và vùng lãnh thổ còn lại dành 28.000 đến 44.000 USD để đào tạo, thanh toán và trang bị cho mỗi binh sĩ của họ. "Sự khác biệt này chủ yếu xuất phát từ quy mô của các lực lượng, như Nhật chỉ có 244.300 binh sĩ năm 2011, ít hơn nhiều so với các nước khác", nghiên cứu cho hay.
Theo VNE
Úc - Singapore sau sự kiện "tro tàn của châu Á" Thủ tướng Úc Julia Gillard nói lãnh đạo nước này "bị ám ảnh" bởi lời khuyến cáo của Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu năm 1980. Trong chuyến thăm xứ chuột túi dưới thời ông Malcolm Fraser, Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã "thẳng tuốt" nói với người tương nhiệm rằng nếu không cải cách, Úc sẽ trở thành "tro tàn của...