Chi tiêu quân sự thế giới tăng: Chỉ vì mình Trung Quốc
Các chuyên gia quân sự đã đưa ra lí giải về việc chi tiêu quân sự thế giới tăng trở lại sau mấy năm liên tiếp trên đà suy giảm.
Chi tiêu quân sự thế giới năm 2015 tăng 1%
Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa đưa ra bản báo cáo về ngân sách quốc phòng thế giới. Theo đó, lần đầu tiên sau 4 năm sụt giảm, chi tiêu quân sự của các nước đã tăng thêm 1% lên mức 1,7 nghìn tỷ USD trong năm 2015.
Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về ngân sách chi tiêu cho hoạt động quân sự, mặc dù ngân sach quôc phong cua ho đã giảm 2,4%, chi con 596 tỷ USD.
Trung Quốc đứng thứ hai với 215 tỷ USD (tăng thêm 7,4% so với năm 2014).
Ở vị trí thứ ba la Saudi Arabia (87,2 tỷ USD, tăng thêm 5,7% so với năm 2014).
Chiếm vị trí thứ tư la Nga với 66,4 tỷ USD, tăng thêm 7,5%.
Theo cac tac gia cua ban bao cao, trong danh sách 15 quốc gia vơi chi tiêu quân sự cao nhất con co Anh, Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Brazil, Italia, Australia, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Israel.
Video đang HOT
Nhật Bản đứng thứ 8 vơi chi tiêu quân sự 40,9 tỷ USD, nhỉnh hơn chút ít so vơi Đức và Hàn Quốc.
Theo cac tac gia ban bao cao của SIPRI, các chi phí quốc phòng bao gồm không chỉ viêc mua các loại vũ khí, công tác hậu cần quân đội, mà còn xây dựng quân đội, thưc hiên cac cuôc nghiên cứu phát triển, tiền lương trả cho nhân viên dân sự lam viêc cho lực lượng vũ trang, các chi phí hành chính…
Trong những năm qua, Trung Quốc đã liên tiếp tăng ngân sách quốc phòng
Chuyên gia quân sự độc lập Vadim Lukashevich cho rằng, nguyên nhân cua viêc chi tiêu quân sự thế giới tăng trở lại là khá dễ hiểu, xuất phát từ sư căng thẳng đang tăng lên ơ nhiêu khu vưc trên thê giơi.
Đầu tiên la sự tăng cường cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, gia tăng sư cạnh tranh toàn cầu và nhưng mâu thuẫn trong quan hê quôc tê ngày càng tăng do các vấn đề chưa được giải quyết.
Trên thế giới thường xuyên xảy ra nhưng cuôc xung đột, cứ dập tắt cuôc xung đột này thì ngay lâp tưc bung nô cuôc xung đôt khac, ngoai ra con co nhưng cuộc xung đột tiềm ân….
Rõ ràng là thế giới đang bước vào giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh lạnh mới, và mỗi quốc gia muôn tăng cường tiềm lực quôc phong tuy theo quan điêm vê mối nguy cơ đang đe dọa nươc minh.
Nêu ơ châu Âu mức chi tăng nhẹ, thi ngân sách quốc phòng của các nước khu vực châu Á gia tăng với mức độ lớn hơn nhiều. Thê giơi bât ôn đây chi tiêu quân sư tăng lên, ma điêu đo phuc vu lợi ich cua các quốc gia lớn trên thị trường xuất khẩu vũ khí.
Theo_Báo Đất Việt
Đằng sau ngân sách quốc phòng 2016 của Trung Quốc
Một số tướng lĩnh Trung Quốc đã công khai bày tỏ sự thất vọng với mức tăng "khiêm tốn" của ngân sách quốc phòng 2016 vừa được công bố.
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc - Ảnh: USNI
Chính phủ Trung Quốc vừa báo cáo quốc hội nước này về ngân sách quốc phòng năm nay với mức tăng 7,6%, thấp nhất trong 6 năm qua. Tân Hoa xã dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định đây là mức tăng "phù hợp" trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, theo giới quan sát, ngoài lý do tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu bất ổn, mức tăng nói trên còn nằm trong kế hoạch siết lại quân đội của Chủ tịch Tập Cận Bình và một số nhân vật có ảnh hưởng của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tỏ thái độ bất mãn hiếm hoi.
Theo tờ South China Morning Post ngày 7.3, phát biểu tại kỳ họp của Chính hiệp (cơ quan tương đương Mặt trận Tổ quốc - NV) đang diễn ra song song với kỳ họp quốc hội, nguyên Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng Trung Quốc Tiền Lợi Hoa cho rằng mức tăng ngân sách năm nay là một sự "sụt giảm lớn" và "kém xa dự đoán ban đầu của tôi". Ngoài ra, thiếu tướng hải quân về hưu Doãn Trác và nguyên Phó tư lệnh Quân khu Nam Kinh Vương Hồng Quang đều viện dẫn cái gọi là "thách thức an ninh trên biển" để biện luận cho nhu cầu chi tiêu quốc phòng mạnh tay.
Trong khi đó, South China Morning Post dẫn lời các chuyên gia nhận định việc PLA chỉ nhận mức tăng ngân sách "khiêm tốn" còn thể hiện quyết tâm đưa quân đội vào khuôn khổ của Chủ tịch Tập Cận Bình. Một số nguồn thạo tin từ PLA nhận định ông Tập đã có nước cờ khôn ngoan khi phát động chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn để trong sạch hóa hàng ngũ cũng như cảnh cáo những tướng lĩnh cấp cao trước khi tiến hành cải cách quân đội, cắt giảm tới 300.000 nhân sự và siết chặt chi tiêu.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng kế sách của ông Tập không phải không có rủi ro trong bối cảnh Trung Quốc đang cấp tập thực hiện ý đồ quân sự hóa nhằm giành quyền kiểm soát phi pháp Biển Đông cũng như tăng cường tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
"Chủ tịch Tập giao cho quân đội Trung Quốc nhiều việc phải làm hơn nhưng lại siết hầu bao. Điều này có thể phản tác dụng nếu không bảo đảm được sự phục tùng tuyệt đối từ giới tướng lĩnh cấp cao", chuyên gia bình luận quân sự Anthony Wong ở Macau nhận định với South China Morning Post.
Tướng lĩnh Trung Quốc dự cuộc họp Quốc hội thường niên, tại Bắc Kinh ngày 4.3.2016. Nhiều tướng Trung Quốc không hài lòng vì ngân sách quốc phòng năm 2016 tăng kém - Ảnh: Reuters
"Con hổ giấy"
Từ bình luận trên báo chí Trung Quốc sau thông báo về ngân sách quốc phòng 2016 có thể thấy nước này trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cường hành động quân sự trong các vùng biển xung quanh nhằm chiếm quyền kiểm soát đồng thời ngăn chặn Mỹ và đồng minh. Trong đó, tàu sân bay được cho là sẽ đóng vai trò chủ lực. Tuy nhiên, theo nhận định của Cơ quan Tình báo quốc phòng (DIA) thuộc Lầu Năm Góc, các tàu sân bay của PLA sẽ không thể cạnh tranh với khí tài cùng loại của Mỹ.
Chuyên san The National Interest ngày 7.3 dẫn lời Giám đốc DIA Vincent Stewart phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện: "Tàu sân bay Trung Quốc đang chế tạo không có khả năng vượt đại dương như tàu sân bay của chúng ta. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ không thể thực hiện những chiến dịch trên không theo cách chúng ta vận dụng với các tàu sân bay của mình". Theo trung tướng Stewart, các tàu sân bay Trung Quốc, chí ít là trong thời gian đầu, sẽ chỉ mang tính biểu tượng và thị uy nhằm "nhát ma" những nước láng giềng trong tranh chấp chủ quyền trên biển.
Tàu sân bay duy nhất hiện nay của Trung Quốc là chiếc Liêu Ninh được tân trang từ tàu cũ thời Liên Xô nên vẫn sử dụng hệ thống cất/hạ cánh máy bay kiểu cũ và bị hạn chế khả năng triển khai chiến đấu cơ hiện đại. Trong khi đó, tàu sân bay tiếp theo đang được đóng cũng dựa vào thiết kế như Liêu Ninh nên gần như chắc chắn không có hệ thống phóng bằng hơi nước hoặc điện tử như tàu sân bay Mỹ, theo tin tình báo của Lầu Năm Góc.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Ngân sách quốc phòng - vòng kim cô siết quân đội của ông Tập Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phê chuẩn mức tăng ngân sách quốc phòng "thấp một cách bất ngờ" là bằng chứng cho thấy ông đang muốn kiểm soát chặt chẽ hơn quân đội thông qua công cụ kinh tế. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP Nhiều quan chức quân đội Trung Quốc đang có những động thái...