Chi tiêu ngân sách quốc phòng: Mỹ giảm, châu Á tăng
Chi tiêu ngân sách quốc phòng toàn cầu tiếp tục giảm trong năm 2013. Mỹ giảm, còn châu Á tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) ngày 14.4.
Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ – Ảnh: Reuters
SIPRI (trụ sở ở Thụy Điển) ước tính chi tiêu ngân sách quốc phòng toàn cầu đạt 1,75 nghìn tỉ trong năm 2013, giảm 1,9% so với 2012, theo tờ China Daily (Trung Quốc) ngày 14.4.
Mỹ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về chi tiêu ngân sách quốc phòng với 640 tỉ USD trong năm 2013, giảm 7,8% so với năm 2012, theo SIPRI.
Trung Quốc đứng thứ 2 với chi tiêu ngân sách quốc phòng năm 2013 là 188 tỉ USD, tăng 7,4% so với năm 2012. Nga đứng thứ 3 với chi tiêu ngân sách quốc phòng 87,8 tỉ USD trong năm 2013, cũng theo SIPRI.
Chi tiêu ngân sách quốc phòng khu vực châu Á năm 2013 tăng 3,6% so với năm 2012, chiếm gần tổng chi tiêu ngân sách quốc phòng toàn cầu trong năm 2013.
Video đang HOT
Đài tiếng nói nước Nga dẫn lời ông Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm Phân tích mua bán vũ khí thế giới, nhận định rằng các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương tăng chi tiêu ngân sách quốc phòng do căng thẳng tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và biển Hoa Đông, nơi giàu dầu mỏ và khí đốt.
SIPRI là một tổ chức độc lập do Thụy Điển thành lập vào năm 1966.
Theo TNO
Cắt giảm ngân sách quốc phòng khiến Mỹ khó còn là siêu cường
Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng đối phó của Mỹ với các cuộc khủng hoảng an ninh toàn cầu.
Theo AP, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear ngày 26/3 cho biết các đồng minh của Mỹ đang thận trọng theo dõi việc chi tiêu quốc phòng của Mỹ và đang tự hỏi liệu Mỹ có còn là một thế lực thật sự để có thể đảm bảo an ninh quốc tế được không.
Đô đốc Locklear và Tướng Curtis Scaparrotti, Tư lệnh Mỹ tại Hàn Quốc, đã có phiên điều trần trước Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ về ngân sách quốc phòng năm 2015 trong đó tập trung vào việc giảm chi tiêu nhằm hướng tới một đội quân nhỏ nhưng tinh nhuệ hơn là một đội quân lớn nhưng ít có tính sẵn sàng chiến đấu.
Hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương (Ảnh AP)
Mặc dù vậy, nhiều thành viên Thượng viện cho rằng biện pháp này sẽ làm suy yếu sức mạnh của quân đội Mỹ trong giai đoạn diễn ra nhiều bất ổn tại châu Âu và châu Á.
Các Thượng Nghị sỹ đặc biệt lo ngại đến việc Trung Quốc liên tục tăng chi tiêu quốc phòng của nước này ở mức 2 con số và tiếp tục phát triển những tàu chiến và tàu ngầm tốt hơn, bên cạnh đó lại còn những nguy cơ hạt nhân từ phía Triều Tiên.
Trong phiên điều trần của mình, Đô đốc Locklear cho biết việc cắt giảm ngân sách sẽ "gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính sẵn sàng chiến đấu và khả năng đối phó với khủng hoảng cũng như giảm khả năng hợp tác với các đồng minh và đối tác của chúng ta trong khu vực".
Tướng Scaparotti cho biết lực lượng quân đội Mỹ ở Hàn Quốc được trang bị rất đầy đủ. Tuy nhiên, ông lo ngại đến việc phải điều thêm quân đến đây trong trường hợp xảy ra khủng hoảng về an ninh trên bán đảo Triều Tiên.
Hiện có khoảng 28.500 binh lính Mỹ đang đồn trú tại Hàn Quốc.
Tướng Scaparotti cũng nói thêm rằng, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un còn khó lường hơn rất nhiều so với người tiền nhiệm của ông và vì vậy có thể gây ra những mối đe dọa lớn hơn nhiều lần.
Các Thượng Nghị sỹ cũng chất vấn Đô đốc Locklear về việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự của mình. Ông Locklear cho biết điều này không ảnh hưởng nhiều đến sức mạnh quân sự của Mỹ trên toàn cầu trong vòng nhiều thập kỷ tới. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng điều này sẽ giúp Trung Quốc có "khả năng gây ảnh hưởng đến kết cục của nhiều vấn đề liên quan đến rất nhiều đối tác và đồng minh của chúng ta".
Mặc dù chi tiêu quốc phòng của Mỹ vẫn vượt xa so với Trung Quốc, lực lượng quân đội của nước này lại phải dàn trải trên những khu vực rộng lớn hơn rất nhiều.
Áp lực về ngân sách của Mỹ đã khiến chính quyền của Tổng thống Barack Obama bị nghi ngờ về khả năng tái cân bằng sức mạnh của quân đội nước này nhất là trong bối cảnh Mỹ đang muốn giảm việc can thiệp quân sự tại Trung Đông cũng như tính toán số lượng cụ thể của Hải quân Mỹ trong trường hợp họ muốn điều thêm tàu đến Thái Bình Dương.
Khi được hỏi về những căng thẳng giữa đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề quần đảo tranh chấp trên biển Hoa Đông, Đô đốc
Locklear cho biết có rất nhiều khả năng xảy ra việc tính toán sai lầm và nguy hiểm nếu các quốc gia châu Á không thể giải quyết được bất đồng. Tuy nhiên, ông cũng cho biết ít có khả năng hai nước nói trên sẽ đối đầu trong tương lai gần.
Mỹ hiện có 50.000 binh lính tại Nhật Bản và những điều khoản trong hiệp ước được ký giữa hai nước đồng nghĩa với việc số binh lính nói trên có thể sẽ phải tham gia vào bất kỳ một cuộc xung đột nào giữa Nhật và Trung Quốc liên quan đến những hòn đảo do Nhật quản lý mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.
Theo VOV
Nhật Bản: Thế giới 'quan ngại' vì Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng Nhật Bản ngày 5.3 nói rằng việc Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng một cách "thiếu minh bạch" là "mối quan ngại" đối với cộng đồng thế giới, sau khi Bắc Kinh tiết lộ tăng ngân sách quốc phòng. Lực lượng quân đội Trung Quốc trong một tập trận ở tỉnh Sơn Tây - Ảnh: Reuters "Sự thiếu minh bạch trong chính...