Chi tiết vụ bắt giữ băng nhóm xã hội đen chuyên nghề… cướp xác
Thu tiền bảo kê của người lao động buôn gánh bán bưng, bảo kê việc thăm nuôi bệnh nhân, cướp xác vòi tiền… là hoạt động hàng ngày mà băng nhóm do Nguyễn Kim Của cầm đầu thực hiện tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, quận 5, TP.HCM.
Liên quan đến vụ xóa băng nhóm xã hội đen tại bệnh viện như ANTĐ đã thông tin, chiều 16/8 lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, công an TP.HCM cho biết, đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, truy bắt các đối tượng có liên quan. Hiện công an TP.HCM đã ra quyết định bắt giữ 11 đối tượng để điều tra, xử lý về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”.
Ông trùm Nguyễn Kim Của – kẻ cầm đầu băng nhóm
Bước đầu đối tượng Nguyễn Kim Của (SN 1970, trú quận Bình Tân) và những đàn em bị bắt giữ khai nhận chúng hoạt động từ năm 2009 đến nay. Được biết cách đây 3 năm khi vừa mãn hạn tù, Của đã quy tụ một số tay du thủ du thực lập thành băng nhóm xã hội đen chuyên bám vào bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (đường Hùng Vương, phường 12, quận 5, TP.HCM) để kiếm sống bằng thủ đoạn giang hồ.
Giúp sức cho Của trong việc tổ chức điều hành băng nhóm còn có 1 số đối tượng khác là Huỳnh Thị Loan (SN 1970, trú quận Bình Tân) – là vợ của Của, “kế toán” của băng nhóm; Huỳnh Như (tự Bé Đen, SN 1991, trú quận Bình Tân) – con nuôi của Của, là nữ quái chuyên dẫn đàn em để uy hiếp, hành hung các nạn nhân; Vương Sỹ Hừng (SN 1970, trú quận 8) – có nhiệm vụ trực tiếp thu tiền bảo kê của các nạn nhân… Và nhiều tay giang hồ mặt mũi bặm trợn, hình đầy hình xăm trổ khác…
Được biết có vai trò cầm đầu nhưng Của rất ít khi xuất hiện, mọi việc chỉ huy đám giang hồ du thủ du thực đi thu tiền và uy hiếp, đánh đập các nạn nhân do Huỳnh Như đảm nhiệm.
3 đối tượng đắc lực trong băng xã hội đen bệnh viện gồm (từ trái qua): Huỳnh Thị Loan (vợ Của),
Huỳnh Như (con gái nuôi của Của) và Vương Sỹ Hùng
Thủ đoạn của băng nhóm này là uy hiếp, đánh đập những người hành nghề xe ôm, bán hàng rong, buôn gánh bán bưng… trước cổng và xunh quanh bệnh viện Phạm Ngọc Thạch buộc họ phải đóng “hụi chết” cho chúng là 25 ngàn đồng/người/ngày. Khi bị bắt chúng khai, đã thường xuyên bắt 20 xe ôm, 30 người buôn bán đóng tiền bảo kê theo mức nói trên suốt 3 năm qua.
Video đang HOT
Ngoài ra, quy định của bệnh viện là bệnh nhân điều trị được ở phòng cách ly để chữa trị, nhiều người có ý muốn vào chăm sóc bệnh nhân phải chung chi cho chúng 100 ngàn đồng/người/ngày. Để bảo kê được việc này chúng đã uy hiếp, thậm chí là hành hung y bác sĩ, điều dưỡng buộc họ phải cho người nhà vào chăm sóc bệnh nhân. Mới đây chúng đã hành hung điều dưỡng D khi ông này không đồng ý; thậm chí là chúng dùng mã tấu chém thương tích nặng 1 bảo vệ tên V khi anh này vào can ngăn. Chúng khai, hoạt động này diễn ra thường xuyên và hàng ngày, đến nay không thể nào nhớ nổi.
Suốt 3 năm qua những người buôn bánh bán bưng trước bệnh viện Phạm Ngọc Thạch
phải đóng những khoản “hụi chết” nuôi sống những tay giang hồ
Chưa dừng lại ở đó, mỗi khi có người xấu số qua đời tại bệnh viện thì Của chỉ đạo đàn em “đánh cướp thi thể”. Cụ thể là chúng tự tiện đánh xe ô tô vào bệnh viện bốc thi thể nạn nhân đưa lên xe rồi yêu cầu người nhà phải để cho chúng chở về nhà, với giá cả do chúng tự quy định. Nếu người nhà không đồng ý thì chúng lại khuân thi thể xuống trả lại, rồi đòi tiền công 1 triệu đồng; sau đó hành hung họ dù gia đình đang cảnh tang gia. Về cách kiếm sống này, chúng khai là không thống kê được, chỉ biết là khi có nạn nhân qua đời tại bệnh viên thì lập tức gây án bằng cách “cướp xác” như trên.
Được biết khi tiếp nhận nguồn thông tin tố giác của nạn nhân, cơ quan CSĐT công an TP.HCM đã xác lập chuyên án và giao cho đội phòng chống tội phạm có tổ chức thuộc phòng hình sự phá án. Các trinh sát đã có giai đoạn mất ăn mất ngủ, sáng đêm đeo bám theo tung tích của các đối tượng torng băng nhóm xã hội đen do Của cầm đầu.
Khi nắm đầu đủ chứng cứ và cách thức hoạt động của băng nhóm này, rạng sáng 15/8 toàn bộ quân số của đội phòng chống tội phạm có tổ chức được huy động vào cuộc. Lúc này lực lượng công an chia làm 4 mũi, đồng loạt đánh úp và bắt giữ 11 đối tượng, trong đó có cả ông trùm Nguyễn Kim Của.
BT Công an: "Đa số CSGT không nhận hối lộ"
"Trong môi trường công tác chịu rất nhiều áp lực, tuyệt đại đa số CSGT giữ được phẩm chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối lộ, không tiêu cực" - Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định.
Chiều 14/6, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công an. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là những vấn đề nóng của phiên làm việc này.
Tuyệt đại đa số cảnh sát giao thông không nhận hối lộ
Là người thứ hai đặt câu hỏi trong phiên chất vấn, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đề cập đến hiện tượng tiêu cực trong một bộ phận cảnh sát giao thông. Theo ông, cử tri ghi nhận những đóng góp của các chiến sĩ giao thông nhưng "cử tri cũng phản ánh có một bộ phận không nhỏ cảnh sát giao thông (CSGT) còn có tiêu cực, nhận tiền mãi lộ rồi bỏ qua vi phạm. Đây có thể nói là một trong những nguyên nhân góp phần làm mất an toàn giao thông."
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng, do môi trường công tác của lực lượng CSGT dễ nảy sinh tiêu cực và vi phạm. Tuy nhiên, ông cho biết Bộ Công an đặc biệt coi trọng công tác phòng, chống tiêu cực, vi phạm trong lực lượng CSGT và "xin vui mừng báo cáo với Quốc hội và các vị đại biểu Quốc hội, có thể nói trong thời gian vừa qua công tác xây dựng lực lượng CSGT, công tác đấu tranh phòng, chống tiêu cực vi phạm trong lực lượng CSGT đã có chuyển biến rất tích cực."
Bộ trưởng Bộ Công an cũng cho biết, "hàng trăm cán bộ, CSGT đã không nhận hối lộ, nộp lại hàng trăm triệu đồng, có thể nói có rất nhiều những tấm gương dũng cảm hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Trong những năm gần đây đã có 11 đồng chí hy sinh và hơn 200 đồng chí bị thương trong khi làm nhiệm vụ."
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang
Ngoài ra, người đứng đầu ngành Công an cũng nhận định, "trong môi trường công tác chịu rất nhiều áp lực, tuyệt đại đa số CSGT giữ được phẩm chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối lộ, không tiêu cực, không vi phạm nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ cảnh sát giao thông vẫn vi phạm điều lệnh công an nhân dân, vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng."
Ông cũng cho biết, thái độ của Đảng ủy cơ quan Trung ương và Bộ công an rất nghiêm túc trong vấn đề này. Chúng tôi đã chỉ đạo xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Công an cũng thừa nhận, không thể một sớm, một chiều có thể giải quyết một cách cơ bản hay chấm dứt được tình trạng CSGT tiêu cực vi phạm. "Cho nên chúng tôi đang tiếp tục chỉ đạo triển khai đề án để phòng ngừa tiêu cực trong CSGT." - Bộ trưởng nói và đề nghị Quốc hội, cử tri cả nước tiếp tục quan tâm ủng hộ lực lượng công an trong công tác đấu tranh, phòng, chống tiêu cực vi phạm trong lực lượng CSGT nói riêng và trong lực lượng công an nói chung.
Công an có tham nhũng, bảo kê?
Cũng liên quan đến vấn đề đạo đức trong đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) nêu vấn đề về hiện tượng công an bảo kê cho các tệ nạn xấu ở các địa phương, phường xã như mại dâm, trật tự xây dựng, buôn lậu, môi trường, ủng hộ kẻ xấu, không bảo vệ người tốt và chạy tội.
"Tôi xin hỏi đồng chí Bộ trưởng, có những hiện tượng đó không? Có thì có bao nhiêu? Vì sao có? Nguyên nhân là gì? Phải chăng vì ngành công an mình cần rất nhiều người mà cung cấp của xã hội chưa đủ hay là do biện pháp quản lý, giáo dục hay do cơ chế về vật chất chưa đầy đủ? Tôi rất muốn đồng chí Bộ trưởng cho biết."
Cùng mối lo lắng này, đại biểu Đinh Thị Mai Lan (Cao Bằng) cũng cho biết, tình hình lộn xộn trong xã hội nước hiện nay khiến nhiều cử tri lo lắng, thậm chí mất niềm tin vào cơ quan công quyền.
"Một trong những lý do sâu xa của vấn đề này bắt nguồn từ chính đội ngũ những người làm công tác bảo vệ pháp luật như tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ, bảo kê. Cử tri cũng phản ánh lực lượng công an phản ánh chậm, thậm chí vô cảm trong việc thực hiện trách nhiệm ngăn chặn xử lý những hành vi xâm phạm người dân." - đại biểu Mai Lan nói và đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp hạn chế tình trạng.
Tuy nhiên, trả lời những câu hỏi trên, một lần nữa người đứng đầu ngành công an khẳng định: "Chúng tôi xác định là bảo vệ pháp luật, mình đi đấu tranh phòng, chống tham nhũng, trước hết trong nội bộ công an phải trong sạch, vững mạnh. Cho nên công tác đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong nội bộ công an, trong lực lượng công an nhân dân được Đảng ủy cơ quan Trung ương và lãnh đạo Bộ công an hết sức coi trọng. Vừa qua chúng tôi báo cáo với Quốc hội và cử tri cả nước là đã đạt được kết quả rất tích cực."
Không có công an tham gia cưỡng chế
Liên quan đến một vấn đề mới đây khiến dư luận hết sức quan tâm là việc cưỡng chế đất, đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) đặt câu hỏi về trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc một số địa phương có sử dụng lực lượng mạnh mà nòng cốt là lực lượng công an tham gia cưỡng chế, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, người đứng đầu ngành công an phủ nhận thông tin trên và nói: "Lực lượng công an chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong các đợt cưỡng chế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, lực lượng công an không phải là lực lượng cưỡng chế giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đai. Vừa qua có một số vụ việc xảy ra có nhiều cử tri cho rằng lực lượng công an tham gia cưỡng chế giải phóng mặt bằng, thu hồi đất đai, chúng tôi xin đính chính là không phải."
Ông cũng khẳng định: "Lực lượng công an chỉ có nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự, chống những người gây mất an ninh trật tự, xử lý những người chống người thi hành công vụ trong khi tiến hành thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chúng tôi xin báo cáo lại như thế."
Gái mại dâm: nương nhẹ sẽ phức tạp
Liên quan đến hiện tượng "nóng" trong thời gian gần đây là nạn mại dâm, đại biểu Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang) đặt vấn đề về việc không đưa những người phụ nữ bán dâm vào khám chữa bệnh bắt buộc: "Những người mại dâm thì chỉ 20-30% là nạn nhân, còn lại là những người chủ động, là tệ nạn thì chúng ta chỉ phạt tiền và thả... Xin Bộ trưởng cho biết Bộ đã đánh giá tác động và dự báo sau khi Quốc hội thông qua (luật xử phạt vi phạm hành chính - PV) thì tình hình mại dâm ở Việt Nam sẽ như thế nào chưa?"
Đối với vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết: "Đối với gái mại dâm, quan điểm của chúng tôi là cần thiết phải đưa vào các trung tâm bắt buộc chữa bệnh để cũng thông qua đó để giáo dục cải tạo. Nếu như chúng ta tiếp tục nương nhẹ thì có thể tình hình mại dâm sẽ tiếp tục phức tạp hơn, cho nên trong bối cảnh hiện nay, tôi nghĩ chúng ta cũng cần nên có những biện pháp cưỡng chế cần thiết để góp phần làm giảm thiểu tệ nạn xã hội mại dâm hiện nay.
Theo Khampha.vn
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ làm tiền trong nhà xác Vụ này được Báo Người Lao Độ phán ánh qua phó sự điều tra "Thế giới ngầm" trong nhà xác", xảy ra tại Nhà vĩnh biệt - Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM). Liên quan đến bài viết "Thế giới ngầm" trong nhà xác", ngày 14-6, Báo Người Lao Độ đã nhận được văn bản của Bộ Y tế nội dung yêu cầu Bệnh...