Chi tiết nội dung quan trọng trong phán quyết Toà Trọng tài

Theo dõi VGT trên

Theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII, Phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm.

Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (sau đây gọi là “Công ước”) trong vụ kiện giữa Cộng hoà Philippines và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là &’Philippines và &’Trung Quốc’) hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành.

Vụ kiện trọng tài này liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử và nguồn xác định quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này, và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước. Phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Toà Trọng tài đã nhấn mạnh Toà không phán quyết các vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.

Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố &’nước này không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Philippines đơn phương khởi xướng’. Tuy nhiên, Phụ lục VII quy định rằng “việc vắng mặt của một bên hoặc việc một bên không thực hiện việc biện hộ không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố tụng”. Phụ lục VII cũng quy định rằng trong trường hợp một bên không tham gia vào tiến trình tố tụng, Toà Trọng tài “phải chắc chắn rằng Toà có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung kiện phải được chứng minh đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế”. Theo đó, trong suốt quá trình tố tụng, Toà Trọng tài đã thực hiện các biện pháp cần thiết để kiểm tra tính xác thực của các đệ trình do Philippines đưa ra, bao gồm cả việc yêu cầu Philippines cung cấp thêm các lập luận, đặt ra các câu hỏi cho Philippines trước và trong hai phiên tranh tụng, chỉ định các chuyên gia độc lập có nhiệm vụ báo cáo Toà về các vấn đề kỹ thuật và thu thập các bằng chứng về mặt lịch sử liên quan đến các cấu trúc tại Biển Đông và chuyển các bằng chứng này để bên bình luận.

Trung Quốc, thông qua Bản Tuyên bố lập trường ban hành tháng 12 năm 2014 cũng như các các tuyên bố chính thức khác, cũng tuyên bố rõ ràng rằng theo quan điểm của nước này, Toà Trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ kiện. Điều 288 của Công ước quy định: &’Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về việc liệu một toà hay một cơ quan trọng tài có hay không có thẩm quyền, vấn đề này sẽ do chính toà hay cơ quan trọng tài đó quyết định’. Theo đó, Toà Trọng tài đã tổ chức một phiên tranh tụng về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc vào tháng 7 năm 2015 và ban hành một Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc vào ngày 29 tháng 10 năm 2015, quyết định về một số vấn đề liên quan đến thẩm quyền và sẽ để lại một số vấn đề đê tiếp tục xem xét. Toà Trọng tài, sau đó, tiếp tục triệu tập và tổ chức một phiên tranh tụng về các vấn đề nội dung của vụ kiện từ ngày 24 đến 30 tháng 11 năm 2015.

Phán quyết được ban hành hôm nay giải quyết các vấn đề về thẩm quyền mà Toà chưa quyết định trong Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc cũng như giải quyết các vấn đề về nội dung thực chất đối với các yêu cầu mà Philippines nằm trong thẩm quyền của Toà. Theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII Phán quyết này có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm.

Chi tiết nội dung quan trọng trong phán quyết Toà Trọng tài - Hình 1

Quyền lịch sử và Đường 9 đoạn:

Toà Trọng tài nhận thấy có thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền lịch sử và nguồn của quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông. Về mặt nội dung thực chất, Toà kết luận rằng Công ước quy định một cách toàn diện về các quyền đối với các vùng biển, và việc bảo vệ các quyền tồn tại trước Công ước liên quan đến tài nguyên đã được xem xét, nhưng chúng không được thông qua và quy định tại Công ước. Theo đó, Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước. Toà cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn.

Quy chế của các cấu trúc:

Video đang HOT

Tiếp theo, Toà Trọng tài xem xét đến quyền hưởng các vùng biển và quy chế của các cấu trúc. Trước tiên, Toà tiến hành đánh giá liệu một số bãi do Trung Quốc yêu sách có nổi khi thuỷ triều lên đỉnh hay không. Các cấu trúc nổi khi thủy triều lên cao sẽ tạo ra quyền ít nhất đối với lãnh hải 12 hải lý trong khi các cấu trúc chìm khi thuỷ triều lên cao sẽ không tạo ra quyền như vậy. Toà nhận thấy rằng các bãi này đã bị làm biến đổi mạnh mẽ do việc bồi đắp, xây dựng và Toà cũng nhắc lại rằng Công ước phân loại các cấu trúc dựa trên điều kiện tự nhiên của chúng và dựa vào các tài liệu lịch sử để đánh giá các cấu trúc. Sau đó, Toà tiến hành đánh giá liệu các có cấu trúc nào trong số các cấu trúc do Trung Quốc yêu sách có thể tạo ra vùng biển ngoài phạm vi 12 hải lý không. Theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhưng các “đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa”. Toà kết luận rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn toàn chỉ có tính chất khai thác.

Toà cũng nhận thấy rằng sự có mặt của các nhân viên công vụ trên các cấu trúc là phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và không phản ánh khả năng của các cấu trúc. Toà cũng thấy rằng các bằng chứng lịch sử có ý nghĩa hơn và nhận thấy quần đảo Trường Sa trong lịch sử được sử dụng bởi một số nhóm nhỏ các ngư dân và rằng đã có một vài hoạt động khai thác phân dơi và đánh cá của Nhật Bản. Toà kết luận rằng việc việc sử dụng ngắn hạn như vậy không phải là sự định cư của một cộng đồng ổn định và rằng các hoạt động kinh tế trong lịch sử chỉ là hoạt động mang tính khai thác. Theo đó, Toà kết luận rằng không một cấu trúc nào tại Trường Sa có khả năng tạo ra các vùng biển mở rộng. Toà cũng quyết định rằng các đảo Trường Sa không thể cùng nhau tạo ra các vùng biển như một thực thể thống nhất. Trên cơ sở kết luận không một cấu trúc nào mà Trung Quốc yêu sách có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế, Toà nhận thấy Tòa có thể không cần phải phân định ranh giới biển mà vẫn có thể tuyên bố rằng một số vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì không bị chồng lấn với bất cứ quyền hưởng vùng biển nào mà Trung Quốc có thể có.

Tính hợp pháp của các hoạt động của Trung Quốc: Tiếp theo, Toà xem xét tới tính hợp pháp của các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhận thấy rằng các vùng nhất định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines , Toà cho rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này bằng việc (a) can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu khí của Philippines , (b) xây dựng đảo nhân tạo và (c) không ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt ở khu vực này. Toà cũng khẳng định rằng ngư dân từ Philippines (cũng như ngư dân từ Trung Quốc) đã có quyền đánh cá truyền thống ở Bãi Scarborough và rằng Trung Quốc đã ngăn chặn các quyền này bằng cách hạn chế việc tiếp cận khu vực này. Toà cũng khẳng định rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc gây ra một rủi ro va chạm nghiêm trọng một cách bất hợp pháp khi họ đã trực tiếp cản trở các tàu của Philippines .

Gây hại cho môi trường biển

Toà xem xét ảnh hưởng với môi trường biển của các hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo trên 7 cấu trúc của Quần đảo Trường Sa gần đây của Trung Quốc, và nhận thấy rằng Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rặng san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sống của các loài đang suy yếu, bị đe doạ và bị huỷ diệt. Toà cũng cho rằng nhà chức trách Trung Quốc đã nhận thức được việc ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt các loài rùa biển, san hô và trai khổng lồ quý hiếm trên diện rộng ở Biển Đông (bằng các biện pháp gây ra tổn hại nghiêm trọng với môi trường rặng san hô) và đã không thực hiện các nghĩa vụ của nước này trong việc ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động này.

Làm trầm trọng thêm tranh chấp: Cuối cùng, Toà xem xét liệu các hoạt động của Trung Quốc kể từ khi Toà bắt đầu xem xét vụ việc có làm trầm trọng thêm tranh chấp giữa các bên hay không. Toà nhận thấy rằng Toà thiếu thẩm quyền để xem xét tác động của vụ đối đầu giữa tàu hải quân củaPhilippines tàu hải quân và chấp pháp của Trung Quốc ở Bãi cạn Second Thomas, cho rằng tranh chấp này liên quan đến các hoạt động quân sự và do vậy, nằm ngoài cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc. Tuy nhiên, Toà nhận thấy rằng việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines , và phá huỷ các bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông mà là một phần của tranh chấp giữa các Bên.

Tóm tắt mở rộng của phán quyết của Toà sẽ được trình bày dưới đây.

Toà được thành lập vào ngày 21 tháng 6 năm 2013, phù hợp với chu trình được quy định trong Phụ lục VII Công ước Luật biển, để đưa ra phán quyết về tranh chấp được đệ trình bởi Philippines . Toà bao gồm Thẩm phán người Ghana Thomas A. Mensah, Thẩm phán người Pháp Jean-Pierre Cot, Thẩm phán người Phần Lan Stanislaw Pawlak, Giáo sư người Hà Lan Alfred H.A. Soons và Thẩm phán người Đức Rdiger Wolfrum. Thẩm phán Thomas A. Mensah là Chủ tịch Tòa Trọng tài. Toà Trọng tài thường trực là cơ quan đăng ký trong quá trình xét xử.

Thông tin thêm về vụ việc có thể được tìm thấy ở trang www.pcacases.com/web/view/7, bao gồm Phán quyết về Thẩm quyền, các Quy tắc về thủ tục, các Thông cáo báo chí trước đây, biên bản phiên toà và ảnh. Trình tự thủ tục, đệ trình bởi Philippines và các báo của của chuyên gia của Toà sẽ được công bố trong một thời gian thích hợp, cũng như bản dịch không chính thức bằng tiếng Trung của Phán quyết của Toà.

Theo Danviet

Rủi ro khôn lường khi Tổng thống Philippines đổi giọng trước phán quyết

Trước giờ Tòa Trọng tài ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông, nhiều ý kiến lo ngại Philippines có thể xuống giọng đối với Bắc Kinh dưới thời Tổng thống mới Rodrigo Duterte.

Ngày mai, Tòa Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ngày 5.7, tân Tổng thống Philippines tuyên bố: "Nếu phán quyết đó có lợi cho Manila, chúng ta nên thương lượng với Trung Quốc... Chúng ta không sẵn sàng cho chiến tranh".

Có ý kiến cho rằng nhiều khả năng tân Tổng thống Phillippines lo ngại rằng một phán quyết chống lại Trung Quốc có thể khiến người khổng lồ châu Á càng trở nên cứng rắn hơn.

Theo Nikkei Asian Review, ông Rodrigo Duterte xem trọng quan hệ liên minh truyền thống của Philippines với Mỹ và Nhật Bản, song ông đã tỏ ra dịu giọng hơn với Trung Quốc so với người tiền nhiệm của mình.

Rủi ro khôn lường khi Tổng thống Philippines đổi giọng trước phán quyết - Hình 1

Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Và theo Nikkei Asian Review, rất có thể các hành xử mềm mỏng này xuất phát từ hy vọng có thể thu hút đầu tư của Trung Quốc vào hệ thống đường sắt kém phát triển của Philippines và các cơ sở hạ tầng khác.

Bắc Kinh hiện đã bắt đầu có những động thái mới nhằm "ve vãn" tân lãnh đạo Philippines. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi cho ông Duterte điện mừng nhậm chức và kêu gọi cải thiện quan hệ song phương. Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Tiền Hoa đã đích thân đến chúc mừng ông Duterte ngày 7.7.

Trước khi ông Duterte nhậm chức, Trung Quốc cũng đã nhắc tới khả năng xây dựng tuyến đường sắt mới và nhiều triển vọng hợp tác kinh tế, với mục tiêu được cho là làm dịu bớt phản ứng của nhà lãnh đạo này trước thềm phán quyết của Tòa Trọng tài.

Trong nhiều năm qua, Manila đã đi đầu trong việc lên án sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh. Ngay cả các nước trung lập như Singapore và Indonesia hiện nay cũng chỉ trích Trung Quốc vì các hành động quân sự hóa liên tục trên vùng Biển Đông.

Rủi ro khôn lường khi Tổng thống Philippines đổi giọng trước phán quyết - Hình 2

Phán quyết vào ngày mai sẽ là phán quyết quốc tế đầu tiên liên quan đến hành động bành trướng trên biển của Trung Quốc. Một vấn đề quan trọng nổi lên là tòa án sẽ ra phán quyết về tính hợp pháp của yêu sách "Đường chín đoạn" mà Trung Quốc vạch ra, với phạm vi bao trùm phần lớn Biển Đông. Bắc Kinh khẳng định nước này sẽ không tôn trọng phán quyết của Tòa.

Tân Tổng thống Duterte khẳng định Philippines sẽ không "chế nhạo hoặc huênh hoang" khi nhận được một phán quyết có lợi, và giới quan sát cho rằng điều này thể hiện một sự dè chừng của Chính quyền Manila đối với Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Duterte cũng nói rằng ông sẽ không bao giờ từ bỏ tuyên bố chủ quyền của nước này tại Biển Đông.

Tờ The Diplomat cũng bình luận, phải làm rõ các mối nguy hiểm thực sự không phải chỉ đối với Philippines mà còn với cả thế giới và khu vực. Tờ báo nhấn mạnh, điều quan trọng là phải xem cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Duterte đối với vấn đề Biển Đông và Trung Quốc sau khi có phán quyết.

Về quan hệ song phương, các rủi ro đó là ông Duterte sẽ tiếp cận Trung Quốc và Biển Đông trong một cách mà làm mất đi lợi ích của Philippines, kể cả thông qua chính sách giảm đòn bẩy của đất nước hay cách tiếp cận chính sách có lợi cho Trung Quốc hơn là Philippines.

Cách gửi ra tín hiệu quá tích cực về Trung Quốc trước khi Tòa ra phán quyết như sẵn sàng đám phán, chia sẻ lợi ích chung, cùng khai thác, tránh các hành động quân sự, và có thái độ thờ ơ hơn đối với Mỹ - ông Duterte đã làm suy yếu vị thế của Philippines bằng cách báo hiệu ông đang nghiêng theo hướng nhượng bộ và không quyết liệt với kết quả cuối cùng của vụ kiện.

Điều này có thể dẫn đến việc Trung Quốc đánh giá quá cao vị thế của mình và đánh giá thấp vị thế của Philippines, ảnh hưởng đến mức độ mà Bắc Kinh đang sẵn sàng thỏa hiệp trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai, The Diplomat nhận định.

Trên toàn cầu, nguy cơ là cách tiếp cận của ông Duterte sẽ làm suy yếu những nỗ lực quốc tế liên tục được thiết kế để chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh. Mặc dù Trung Quốc đã đạt được trong một số cách từ các hành động của họ trên Biển Đông, nhưng trong thực tế hành vi của Bắc Kinh cũng đã khiến cộng đồng quốc tế cảm thấy Trung Quốc đang bất chấp luật pháp và các quốc gia trong khu vực tăng cường quan hệ với các cường quốc để chống lại sự vi phạm của Trung Quốc.

Có một thực tế không thể phủ nhận, nếu không có vai trò của Manila trong những năm gần đây, có thể kể đến như việc nộp đơn kiện Trung Quốc, hoặc ký hiệp ước quốc phòng mới với Mỹ để cho Washington truy cập vào các cơ sở quân sự chiến lược ở Philippines - nỗ lực toàn cầu chống lại sự bành trướng của Trung Quốc sẽ không được mạnh mẽ như ngày nay.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hải quan Mỹ phát thông báo về thuế đối ứngHải quan Mỹ phát thông báo về thuế đối ứng
06:03:12 09/04/2025
Tìm thấy 20kg vàng dưới tòa chung cư bị sậpTìm thấy 20kg vàng dưới tòa chung cư bị sập
13:22:42 09/04/2025
Ông Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế 50% với Trung QuốcÔng Trump tuyên bố sẽ áp thêm thuế 50% với Trung Quốc
00:13:09 08/04/2025
Tỉ phú Elon Musk chỉ trích cố vấn chính sách thuế của ông TrumpTỉ phú Elon Musk chỉ trích cố vấn chính sách thuế của ông Trump
20:29:55 07/04/2025
Tổng thống Mỹ hủy đàm phán, dọa áp thuế bổ sung 50% với Trung QuốcTổng thống Mỹ hủy đàm phán, dọa áp thuế bổ sung 50% với Trung Quốc
09:55:17 08/04/2025
Chấn động: Nhà Trắng công bố áp siêu thuế với Trung QuốcChấn động: Nhà Trắng công bố áp siêu thuế với Trung Quốc
10:12:39 09/04/2025
Mỹ dự kiến thiết kế thỏa thuận riêng với từng quốc giaMỹ dự kiến thiết kế thỏa thuận riêng với từng quốc gia
07:00:35 09/04/2025
Fed sẽ hạ lãi suất khẩn cấp vào tuần tới vì ông Trump?Fed sẽ hạ lãi suất khẩn cấp vào tuần tới vì ông Trump?
23:58:33 07/04/2025

Tin đang nóng

Nữ diễn viên hạng A có 3 con lên truyền hình tuyên bố sốc: "Tôi bỏ chồng rồi, cân nhắc ly hôn"Nữ diễn viên hạng A có 3 con lên truyền hình tuyên bố sốc: "Tôi bỏ chồng rồi, cân nhắc ly hôn"
12:47:18 09/04/2025
Ngày mừng nhà mới, em gái đưa tờ di chúc, đọc xong mà tôi ú ớ 1 câu rồi nằm vật ra giường, lúc tỉnh dậy đã trong bệnh việnNgày mừng nhà mới, em gái đưa tờ di chúc, đọc xong mà tôi ú ớ 1 câu rồi nằm vật ra giường, lúc tỉnh dậy đã trong bệnh viện
12:02:56 09/04/2025
Bị phản ánh trừng mắt với bệnh nhân, bệnh viện nói do nhân viên bị chứng lồi mắtBị phản ánh trừng mắt với bệnh nhân, bệnh viện nói do nhân viên bị chứng lồi mắt
11:50:29 09/04/2025
Sự thật bức ảnh hoa hậu Thùy Tiên tiều tụy trong bệnh viện giữa ồn ào kẹo KeraSự thật bức ảnh hoa hậu Thùy Tiên tiều tụy trong bệnh viện giữa ồn ào kẹo Kera
14:46:16 09/04/2025
Biến căng: 1 Anh Trai bị trợ lý 10 năm tố hẹn hò lén lút, nợ lương nhân viên khiến fan bàng hoàngBiến căng: 1 Anh Trai bị trợ lý 10 năm tố hẹn hò lén lút, nợ lương nhân viên khiến fan bàng hoàng
15:26:36 09/04/2025
Về làm dâu được nửa năm thì con dâu giáng cho tôi 2 "đòn chí mạng" khiến tôi buộc con trai phải ly hôn vợ: Không thể "nuôi cáo trong nhà"Về làm dâu được nửa năm thì con dâu giáng cho tôi 2 "đòn chí mạng" khiến tôi buộc con trai phải ly hôn vợ: Không thể "nuôi cáo trong nhà"
11:55:18 09/04/2025
Thêm một thương hiệu gỡ bỏ hình ảnh hoa hậu Thuỳ TiênThêm một thương hiệu gỡ bỏ hình ảnh hoa hậu Thuỳ Tiên
14:43:34 09/04/2025
Con dâu phú bà Mailisa: Cưới xong phải sống tự lập, 10 năm sau được mẹ chồng tặng biệt thự 5 lầuCon dâu phú bà Mailisa: Cưới xong phải sống tự lập, 10 năm sau được mẹ chồng tặng biệt thự 5 lầu
16:27:36 09/04/2025

Tin mới nhất

Cường quốc không bị áp thuế đối ứng lên tiếng về cách làm của Mỹ

Cường quốc không bị áp thuế đối ứng lên tiếng về cách làm của Mỹ

17:26:13 09/04/2025
Về phần mình, Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ "chiến đấu đến cùng" để đối phó với mức thuế mới nghiêm ngặt này đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ đối tác thương mại lớn nhất của họ.
Lý do cả Nga và Ukraine phản đối đóng băng xung đột

Lý do cả Nga và Ukraine phản đối đóng băng xung đột

17:21:53 09/04/2025
Chuyên gia Goble cũng cảnh báo rằng việc đóng băng xung đột ở Ukraine sẽ không mang lại hòa bình lâu dài. Ông cho rằng trong một kịch bản như vậy, cả Nga và Ukraine đều không có khả năng kiềm chế vũ lực.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế thế giới?

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế thế giới?

17:19:44 09/04/2025
Vào năm 2024, danh mục hàng hóa xuất khẩu lớn nhất từ Mỹ sang Trung Quốc là đậu nành - chủ yếu được sử dụng để nuôi khoảng 440 triệu con lợn. Mỹ cũng đã xuất dược phẩm và dầu mỏ đến Trung Quốc.
Nội dung quan trọng bất ngờ không có trong nội dung đàm phán Nga - Mỹ tiếp theo

Nội dung quan trọng bất ngờ không có trong nội dung đàm phán Nga - Mỹ tiếp theo

16:24:54 09/04/2025
Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã có xu hướng tách khỏi nhiều chính sách thời chính quyền Joe Biden, ông kêu gọi giải quyết nhanh chóng cuộc xung đột Ukraine và thiết lập lại quan hệ giữa Mỹ và Liên bang Nga.
Trung Á trở thành tâm điểm mới trong cuộc chạy đua đất hiếm của châu Âu

Trung Á trở thành tâm điểm mới trong cuộc chạy đua đất hiếm của châu Âu

16:23:12 09/04/2025
Kazakhstan, quốc gia có tiềm năng lớn nhất trong khu vực, cũng không bỏ lỡ cơ hội này. Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev đã chỉ ra REM là một trọng tâm trong quan hệ giữa Astana và EU.
Tòa án Tối cao Mỹ dừng lệnh khôi phục việc làm cho nhân viên thử việc

Tòa án Tối cao Mỹ dừng lệnh khôi phục việc làm cho nhân viên thử việc

15:22:28 09/04/2025
Phán quyết cho rằng các tổ chức phi lợi nhuận đệ đơn kiện không có đủ tư cách pháp lý để theo đuổi vụ kiện. Theo phán quyết, các cáo buộc do 9 tổ chức này đưa ra là chưa đủ cơ sở theo luật hiện hành để có quyền khởi kiện.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gửi tối hậu thư về Kênh đào Panama tới Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gửi tối hậu thư về Kênh đào Panama tới Trung Quốc

15:21:24 09/04/2025
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố: Trung Quốc không xây dựng kênh đào này. Trung Quốc không vận hành kênh đào này. Và Trung Quốc sẽ không được phép vũ khí hóa kênh đào này .
Lộ diện những ứng cử viên tranh cử tổng thống Hàn Quốc đầu tiên

Lộ diện những ứng cử viên tranh cử tổng thống Hàn Quốc đầu tiên

15:19:09 09/04/2025
Quyết định này được cho là nhằm tham gia tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống, dự kiến diễn ra vào ngày 3/6, sau khi cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất.
Chính quyền Mỹ khôi phục một số chương trình viện trợ nước ngoài

Chính quyền Mỹ khôi phục một số chương trình viện trợ nước ngoài

15:17:00 09/04/2025
Các khoản cắt giảm này nằm trong khuôn khổ kế hoạch giải thể Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), do Chính quyền Tổng thống Donald Trump triển khai dưới sự chỉ đạo của Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk đứng đầu.
Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng

Thượng viện Mỹ phê chuẩn tân Thứ trưởng Quốc phòng

15:11:17 09/04/2025
Ông Colby từ lâu đã thúc đẩy việc chuyển trọng tâm chiến lược của quân đội Mỹ từ châu Âu và Trung Đông sang khu vực châu Á, đồng thời kêu gọi các đồng minh như Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng và đảm nhận vai trò lớn hơn trong bảo vệ a...
Apple đánh mất vị thế công ty giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới

Apple đánh mất vị thế công ty giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới

15:09:14 09/04/2025
Apple, công ty lắp ráp khoảng 90% sản phẩm tại Trung Quốc, từng được miễn trừ thuế trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung dưới nhiệm kỳ đầu của ông Trump. Tuy nhiên, lần này hãng không còn được hưởng ưu đãi tương tự.
Nhiều ứng viên Tổng thống Hàn Quốc chính thức tuyên bố ra tranh cử

Nhiều ứng viên Tổng thống Hàn Quốc chính thức tuyên bố ra tranh cử

15:03:03 09/04/2025
Cuộc bầu cử tổng thống sắp tới sẽ quyết định liệu Hàn Quốc sẽ quay trở lại quá khứ hay tiến tới tương lai. Việc thay đổi chính quyền thôi là chưa đủ. Chúng ta cần nhiều thay đổi hơn thế nữa", ông Kim phát biểu.

Có thể bạn quan tâm

BoA xin lỗi sau ồn ào livestream lúc say xỉn

BoA xin lỗi sau ồn ào livestream lúc say xỉn

Sao châu á

17:30:57 09/04/2025
Nữ ca sĩ BoA đăng tải lời xin lỗi công khai sau khi vấp phải làn sóng chỉ trích vì phát ngôn thiếu cẩn trọng trong buổi livestream diễn ra hôm 5.4.
HLV Park Hang Seo được bầu làm Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc

HLV Park Hang Seo được bầu làm Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc

Sao thể thao

17:30:47 09/04/2025
Huấn luyện viên Park Hang Seo có bước ngoặt rất lớn trong sự nghiệp. Theo đó, ông sẽ trở thành Phó Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc (KFA).
Britney Spears lần thứ hai chia tay bạn trai có tiền án

Britney Spears lần thứ hai chia tay bạn trai có tiền án

Sao âu mỹ

17:27:18 09/04/2025
Britney Spears đã chấm dứt mối quan hệ với bạn trai hồi tháng 2. Paul Richard Soliz đã chuyển toàn bộ đồ đạc của mình ra khỏi nhà của Britney Spears ở Thousand Oak
Quyền Linh tiếc nuối khi cô gái xinh đẹp bị từ chối hẹn hò

Quyền Linh tiếc nuối khi cô gái xinh đẹp bị từ chối hẹn hò

Tv show

17:24:31 09/04/2025
Trong chương trình Bạn muốn hẹn hò , Quyền Linh mai mối cho cặp đôi Văn Mạnh - Phương Hằng. Tuy nhiên, sau quá trình trò chuyện, đàng trai đã từ chối hẹn hò vì thấy không đồng điệu.
HURRYKNG nói về bạn gái 8 năm: "Đây không phải là một tình cảm trai gái thông thường..."

HURRYKNG nói về bạn gái 8 năm: "Đây không phải là một tình cảm trai gái thông thường..."

Sao việt

17:20:46 09/04/2025
Từ lúc mới bắt đầu vào showbiz đến khi có được thành công như hiện tại, bạn gái Kem đã bên cạnh ủng hộ HURRYKNG.
Bức ảnh đẹp phát sáng của 2 mỹ nhân Việt gây xôn xao cõi mạng

Bức ảnh đẹp phát sáng của 2 mỹ nhân Việt gây xôn xao cõi mạng

Hậu trường phim

17:18:08 09/04/2025
Khung hình hai nữ diễn viên xinh đẹp là Tín Nguyễn và Anh Phạm ngồi cạnh nhau hiện còn đang rất viral trên mạng xã hội bởi sắc vóc nổi bật, làng da trắng phát sáng của cả hai người.
Hồng Nhung: Âm nhạc, nơi tôi tìm về để giải tỏa những lo âu...

Hồng Nhung: Âm nhạc, nơi tôi tìm về để giải tỏa những lo âu...

Nhạc việt

17:15:10 09/04/2025
Âm nhạc đã giúp tôi rất nhiều. Ngay từ những giây phút đầu tiên khi biết tin, âm nhạc là nơi tôi tìm về để giải tỏa nỗi lo âu. Những giai điệu và ca từ đã giúp tôi cảm thấy bình an.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối có món chính thơm nức lại cực tốn cơm

Hôm nay nấu gì: Cơm tối có món chính thơm nức lại cực tốn cơm

Ẩm thực

16:50:54 09/04/2025
Cơm tối có món chính thơm nức lại cực tốn cơm. Với hương thơm quyến rũ, vị ngon bất chấp này chắc chắn bữa cơm chiều sẽ khiến cả nhà thích thú.
Phim 'Mẹ biển' tập 18: Hai Thơ 'quay xe' với Ba Sịa?

Phim 'Mẹ biển' tập 18: Hai Thơ 'quay xe' với Ba Sịa?

Phim việt

15:18:43 09/04/2025
Nghe hết chuyện của Ba Sịa, có lẽ Hai Thơ đã có cái nhìn cảm thông và thương cảm hơn. Còn Ba Sịa sau đó vẫn khẳng định tình cảm son sắt mà anh dành cho Hai Thơ
Phim 18+ cổ trang bị đánh bại

Phim 18+ cổ trang bị đánh bại

Phim âu mỹ

15:06:54 09/04/2025
Bộ phim về khủng hoảng tuổi mới lớn Adolescence (Biến cố tuổi thành niên) vẫn đang gây sốt trên phạm vi toàn cầu.
Concert 2025 của BLACKPINK ế vé, bị chê ảo giá?

Concert 2025 của BLACKPINK ế vé, bị chê ảo giá?

Nhạc quốc tế

14:23:19 09/04/2025
Trên MXH Hàn Quốc, cộng đồng mạng đã nổ ra cuộc tranh cãi về mức giá vé concert của BLACKPINK. Ngoài ra, BLACKPINK còn khiến cư dân mạng xôn xao về nghi vấn ế vé ở các nước châu Âu.