Chi tiết khó hiểu rất nhỏ nhưng có thể đánh giá áo của bạn có phải hàng xịn hay không
Ở những chiếc áo kém chất lượng, khuyết áo nhỏ và khuất thường chỉ được làm qua loa cho có… nên cũng chính là chi tiết có thể phân biệt vàng thau.
Trên tạp chí Valet, từng có độc giả thay mặt nhiều người nói lên điều thắc mắc đã lâu, “Tại sao khuyết áo trên cùng và dưới cùng lại nằm ngang chứ không dọc như những khuyết còn lại?”
(Ảnh: Internet)
Hóa ra đây là một tính toán hết sức có… tính toán của nhà may hoặc hãng sản xuất quần áo. Những chiếc khuy cài vào khuyết ngang – nhất là những khuyết đầu và cuối được nhấn nhá trang trí thêm bằng chỉ dày, khác màu – rất khó bị bung ra. Không chỉ thế, những khuyết ngang giúp cho khuy cài vào có thể chịu được nhiều lực hơn từ các hoạt động và từ lực giằng, kéo, hơn là những chiếc khuy cài vào khuyết dọc, mà không làm căng kéo giãn cả áo hoặc lỗ khuyết.
Video đang HOT
Điều này xét ra khá hợp lý, nếu ta tính đến trường hợp sau bữa ăn no, bụng đã căng và chiếc khuy dưới cùng thường phải chịu khổ. Và có thể cũng vì lý do này mà áo khoác, vest, quần dài, đồ pajamas… vốn dễ phải chịu căng kéo hơn so với áo sơ-mi, đều thường có khuyết ngang.
Ngoài ra, có ý kiến giải thích rằng khuyết ngang ở dưới cùng còn có tác dụng giữ khuy áo không bị xê dịch lên và xuống, còn khuyết ngang trên cùng giúp giữ cổ áo không bị đổ dáng, kể cả khi không gài khuy. Và cũng có cả những người lý giải rằng khi mặc áo có thiết kế thế này, hai mép áo của họ dễ được dằn thẳng thớm hơn.
(Ảnh: Internet)
Nói về khuyết áo thì vẫn còn nhiều điều mà nhiều người chưa biết, chẳng hạn như chuyện của khuy và khuyết. Tuy đi đôi với nhau nhưng khuy áo và các lỗ khuyết không được phát minh cùng lúc mà thời gian cách nhau dài cả nghìn năm. Thời xa xưa, người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã sử dụng khuy áo cùng những chiếc thòng lọng nhỏ trên vai để giữ áo không bị rơi, xộc xệch, nhưng phải đến thế kỷ 13, những người châu Âu mới bắt đầu tạo khuyết. Và phát minh này đã khiến nhiều người phấn khích, đến nỗi thậm chí còn có quy định hạn chế dùng khuy áo – khuyết áo để những người giàu có không dùng quá nhiều.
Ngày nay, khuyết áo được coi là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của áo. Vì là chi tiết rất nhỏ, dễ che khuất nên với những chiếc áo kém chất lượng, khuyết áo thường không được làm gọn gàng, dễ bung chỉ; ngược lại, áo cao cấp được đầu tư kỹ càng, khuyết áo thường được thùa gọn gàng, đẹp và không có dấu hiệu bị bung chỉ. Trong thời buổi hàng “lên”, hàng nhái theo kiểu dáng rất nhiều thì chất liệu và những sự tỉ mỉ, trau chuốt như vậy chính là đặc điểm phân biệt giữa vàng với thau khi mua sắm.
Theo Luna / Trí Thức Trẻ
Sự thật về thiết kế cốc cà phê "take away" ít ai đã để ý, nhưng biết rồi thì đều thấy ngỡ ngàng
Hóa ra những chiếc cốc cà phê này không hề đơn giản, thật sự không hề đơn giản mà đằng sau đó là sự tính toán rất sâu xa!
Bạn biết không, nắp của những chiếc cốc cà phê, sinh tố hay nói chung là nước mua mang về ấy mà, chúng không phải chỉ có tác dụng giúp bạn yên tâm cầm đi đỡ lo sóng sánh hoặc để giữ vệ sinh, tránh bụi bặm bay vào đâu. Chúng còn có một công dụng rất thực tế, rất hữu ích với mọi người nhưng lại chưa mấy người biết được, và khi biết rồi thì bảo đảm ai cũng khó mà tin được vì sao mình lại chưa từng nghĩ ra điều đơn giản lại quá thần kỳ này.
Hóa ra: người ta đã nghĩ sâu xa và thiết kế chúng để lót cốc cả nhà mình ạ! Có những chiếc nắp còn cầu kỳ và chu đáo hơn khi được làm thêm 3 mấu để giữ những chiếc cốc cho thật vững vàng:
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Ai từng mua cà phê hay thức uống mang về hay chuẩn hơn bất cứ ai từng dùng cốc uống thức uống nóng hoặc lạnh đều đã từng tự mình trải nghiệm một điều: những vòng nước dưới đáy ly, đọng trên mặt bàn. Những vòng nước này khi khô lại tạo thành những vết ố không mấy đẹp mắt, đã thế còn có thể tạo cảm giác dính, khó chịu. Vậy nên bạn vui chứ, phải không, khi giờ đây đã được "xóa mù", không còn phải bận tâm đến những vòng ố kia nữa? Bạn đang có thôi thúc áp dụng ngay với cốc cà phê sắp tới mình sẽ uống phải không?
Theo Luna / Trí Thức Trẻ
Hôm nay là ngày bắt đầu "tháng cô hồn", vì sao lại gọi tháng 7 âm lịch như vậy? Ta thường được nghe, tháng 7 là tháng cô hồn, cần làm việc đi đứng cẩn thận. Vì sao lại như thế, cùng tìm hiểu thêm nhé Nếu ở các nước phương Tây, ngày Halloween được biết là ngày ma quỷ, thì trong văn hóa Á Đông, rằm tháng 7 âm lịch được mặc định là "ngày của những vong hồn". Theo quan...