Chi tiết kế hoạch cắt giảm 11 vạn lính của Hàn Quốc
Quân đội Hàn Quốc trong tương lai gần sẽ cắt giảm khoảng 111.000 quân, chủ yếu là của Lục quân, trong khi Không quân – Hải quân giữ nguyên.
Nhằm đối phó với mối đe dọa từ phía Triều Tiên, hàng năm Hàn Quốc đều giữ nguyên quân số lực lượng vũ trang của nước này. Tuy nhiên, Bộ quốc phòng Hàn Quốc ngày 6/3 vừa qua tuyên bố, căn cứ vào kế hoạch cải cách quốc phòng giai đoạn 2014-2020 của Hàn Quốc, tương lai nước này sẽ cắt giảm 111.000 binh sỹ, đồng thời nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng chủ lực.
Truyền thông Hàn Quốc ngày 6/3 cũng đưa tin, Hàn Quốc sẽ cắt giảm Quân đoàn dã chiến của nước này từ 8 xuống 6, giảm các Sư đoàn từ 42 xuống 31, giảm Lữ đoàn tăng thiết giáp từ 26 xuống còn 16.
Ảnh minh họa.
Ngoài ra, sẽ rút ngắn thời gian hoàn thiện biên chế các Lữ đoàn, Sư đoàn, Quân đoàn từ năm 2030 xuống năm 2026, tính vào thời điểm đó thì tổng quân số của Lực lượng vũ trang Hàn Quốc từ 630.000 quân xuống 522.000 quân. Lần cắt giảm này sẽ tập trung vào lục quân, còn biên chế của hải quân, không quân và lính thủy đánh bộ vẫn giữ nguyên.
Video đang HOT
Kênh truyền hình MBC của Hàn Quốc cho biết, hệ thống chỉ huy tác chiến của Hàn Quốc trong tương lai cũng sẽ có những thay đổi chiến lược, từ đó mở rộng chức năng tác chiến của Quân đoàn tiền tuyến, tất cả những tiểu đoàn không quân, phòng không, lữ đoàn hậu cần đều được đưa vào biên chế của Quân đoàn tác chiến tiền tuyến.
Về hệ thống tổ chức của Quân đoàn tác chiến tiền tuyến, nó sẽ bao gồm Cục tác chiến chi viện hàng không, trong trường hợp xảy ra chiến tranh trên bộ, đơn vị này sẽ có thể phối hợp tác chiến với Không quân Hàn Quốc. Ngoài ra, nhiệm vụ và phạm vi của các Quân đoàn tác chiến tiền tuyến cũng sẽ được mở rộng.
Nguồn tin còn cho biết, mục đích của đợt điều chỉnh biên chế lần này là nhằm đối phó với mối đe dọa Triều Tiên sử dụng vũ khí sát thương hàng loạt và Mỹ giao cho Triều Tiên quyền chỉ huy tác chiến. Với mục đích giải quyết việc thiếu nhân lực, nhiệm vụ bảo vệ bờ biển của lực lượng Lục quân và Lính thủy Đánh bộ sẽ được giao cho cảnh sát biển từ năm 2021.
Quân đội Hàn Quốc cắt giảm các sư đoàn thiết giáp, đồng nghĩa nhiều loại xe tăng – bọc thép sẽ “về hưu”.
Bên cạnh đó, Quân đội Hàn Quốc cũng có kế hoạch thiết lập mạng lưới giám sát vệ tinh đối với Triều Tiên, để làm giảm đi nhiệm vụ giám sát thường xuyên của không quân. Theo kế hoạch, Hàn Quốc sẽ mua sắm thêm hàng loạt vũ khí trang bị như các máy bay trực thăng vũ trang và xe tăng K1A1…
Hải quân Hàn Quốc có kế hoạch thành lập Bộ tư lệnh tàu ngầm, Không quân sẽ thiết lập Tiểu đoàn kiểm soát không lưu chiến thuật và Tiểu đoàn tình báo hàng không để nâng cao khả năng tác chiến phối hợp quân binh chủng.
Truyền thông Hàn Quốc nhận định, lần cải cách quốc phòng trong 15 năm tới chủ yếu chuyển từ phương châm “tích cực ngăn chặn” chuyển sang “linh hoạt ngăn chặn”, điều này có nghĩa là trên cơ sở phòng thủ linh hoạt ngăn chặn các hành động kiêu khích của Triều Tiên.
Theo Kiến thức
Ấn Độ tăng cường sức mạnh trên biển nhằm đối phó Trung Quốc
Để tăng cường sức mạnh cho bộ tư lệnh "quần đảo Andaman và Nicobar", Ấn Độ đã trao toàn quyền kiểm soát bộ tư lệnh này cho hải quân, chứ không theo như biện pháp ủy quyền giữa lực lượng không quân, lục quân và hải quân như hiện nay.
Theo lời một quan chức hải quân Ấn Độ, Bộ quốc phòng trao toàn quyền kiểm soát "Bộ tư lệnh trên biển" này cho hải quân là để giám sát hoạt động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương và phát huy vai trò của một căn cứ chiến lược trong chiến tranh ven biển tương lai.
Quan chức hải quân này còn cho biết thêm, bộ tư lệnh này hiện nay đang phát huy vai trò hết sức thấp, do thành phần của Bộ tư lệnh này được cấu thành từ lực lượng hải quân, không quân và lục quân, gây nhiều khó khăn cho công tác chỉ huy thống nhất.
Ấn Độ đang nỗ lực tăng cường sức mạnh tác chiến biển
Được biết, "quần đảo Andaman và Nicobar" được tạo thành bởi 572 hòn đảo, nằm ở vị trí cách bờ biển Indonexia không đến 100 km. Năm 2001, Ấn Độ đã thành lập Bộ tư lệnh liên hợp ở quần đảo này nhằm tăng cường khả năng triển khai quân đội nhanh tại khu vực này.
Hiện nay, Bộ tư lệnh "quần đảo Andaman và Nicobar" đã được trang bị các máy bay chiến đấu Su-30MKI do Nga chế tạo, đồng thời Ấn Độ cũng có kế hoạch tăng cường số lượng sân bay tác chiến trên quần đảo và sẽ điều tàu ngầm đến tác chiến ở khu vực biển này, nhưng số lượng tàu ngầm không được tiết lộ.
Quần đảo Andaman và Nicobar có vị trí chiến lược rất quan trọng (vòng tròn trên bản đồ)
Tuy mục đích tăng cường khả năng cho bộ tư lệnh "quần đảo Andaman và Nicobar" của Ấn Độ là nhằm đối phó với Trung Quốc trên Ấn Độ Dương, nhưng nhiều nhà phân tích quân sự lại cho rằng, động thái này của Ấn là do quần đảo này nằm ở vị trí chiến lược, việc này còn là công tác chuẩn bị đối phó với chiến tranh ven biển.
Theo ANTD
Đài Loan chi mạnh sắm 36 xe thiết giáp đổ bộ AAV-7 của Mỹ Thông tấn xã Đài Loan mới đưa tin, Tham mưu trưởng lực lượng hải quân Đài Loan Cao Thiên Trung hôm 21/11 tuyên bố, lực lượng hải quân của hòn đảo này dự định mua thêm 36 xe bọc thép lội nước AAV-7 cũ của Mỹ. Ủy viên lập pháp Lâm Úc Phương cũng tiết lộ trong phiên điều trần của Viện lập...