Chi tiết đắt giá trong phiên điều trần công khai luận tội Tổng thống Trump
Quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraine bất ngờ tiết lộ về cuộc gọi giữa Tổng thống Trump và đại sứ Mỹ tại EU, chi tiết chưa từng được công bố trước đây.
2 nhà ngoại giao Mỹ, quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraine William Taylor và Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và châu Á George Kent hôm 13/11 ra làm chứng tại phiên điều trần công khai đầu tiên trong cuộc điều tra luận tội Tổng thống Trump.
Trong phiên điều trần đầy kịch tính kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ được phát sóng trực tiếp, cả 2 đều bày tỏ quan ngại về việc ông Trump và các đồng minh gây áp lực buộc Ukraine điều tra đối thủ chính trị của mình là Joe Biden.
Quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraine William Taylor. (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, lời khai của họ không đủ mạnh để đảng Dân chủ có thể vin vào đó đưa ra cáo buộc luận tội ông Trump.
Điểm nhấn duy nhất trong phiên điều trần là chi tiết bất ngờ được ông Taylor tiết lộ. Theo quyền Đại sứ Mỹ tại Ukraine, một nhân viên của ông nghe được cuộc điện thoại giữa ông Trump và Đại sứ Mỹ tại EU Gordon Sondland hôm 26/7, tức là 1 ngày sau cuộc điện đàm gây tranh cãi giữa lãnh đạo Mỹ – Ukraine.
Người này sau đó hỏi ông Sondland Tổng thống nghĩ gì về Ukraine.
Video đang HOT
“Đại sứ Sondland trả lời rằng Tổng thống quan tâm nhiều hơn về cuộc điều tra ông Biden”, ông Taylor cho hay.
Một nguồn tin khác tiết lộ nhân viên mà ông Taylor nhắc tới là David Holmes, cố vấn chính trị tại Đại sứ quán Mỹ ở Kiev. Holmes được cho là sẽ ra làm chứng vào tuần tới nhưng là trong một phiên điều trần kín.
Sau phiên điều trần, Tổng thống Trump nói ông quá bận nên không theo dõi phiên điều trần nhưng khẳng định sẽ đọc bản tường thuật.
Liên quan tới một cuộc điện thoại hôm 26/7 mà ông Taylor nhắc tới, nhà lãnh đạo Mỹ nói ông không biết gì cuộc gọi này và “chưa từng nghe về nó trước đây”.
(Nguồn: Reuters)
SONG HY
Theo vtc.vn
Nga bắt 3 tùy viên quân sự Mỹ 'bị lạc' gần nơi xảy ra vụ nổ bí ẩn
Ba nhà ngoại giao Mỹ đã bị bắt ở Nga gần khu thử nghiệm quân sự nơi vụ nổ bí ẩn hồi tháng 8 gây ô nhiễm phóng xạ, một số hãng tin nhà nước của Nga đưa tin.
Đại sứ quán Mỹ xác nhận vụ việc nhưng nói thêm các nhà ngoại giao đã nộp các giấy tờ thích hợp để đi lại trong khu vực, hãng tin Interfax cho biết.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết các nhà ngoại giao Mỹ đã khai tên một thành phố khác là điểm đến của họ và "rõ ràng đã bị lạc".
Diễn biến này xảy ra chỉ vài ngày sau khi Mỹ lên tiếng nói vụ tai nạn hồi tháng 8 là do phản ứng hạt nhân, xảy ra khi Nga cố gắng thu hồi tên lửa hành trình từ biển Barents.
Các nhà ngoại giao bị bắt giữ hôm 14/10 trên một chuyến tàu ở thành phố Severodvinsk, gần nơi chính quyền Nga cho biết đã thử nghiệm một động cơ tên lửa có bộ phận hạt nhân khi vụ tai nạn xảy ra.
Các nhà ngoại giao, mà Interfax xác định là tùy viên quân sự, sau đó được thả, nhưng có thể sẽ bị cáo buộc vi phạm hành chính vì đi lại trong khu vực quân sự vốn bị hạn chế, theo các hãng tin.
Một quan chức hải quân Nga đang làm việc trên tàu ngầm Akula có trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân ở Severodvinsk vào tháng 7. Vụ nổ ở đây vào tháng 8 làm chết ít nhất 5 người. Ảnh: Tass.
Theo Guardian, Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng xác nhận rằng các nhà ngoại giao đang trong một chuyến đi chính thức và đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Nga về kế hoạch của họ.
"Chỉ có điều, họ nói là định tới thăm Arkhangelsk nhưng cuối cùng lại trên đường đến Severodvinsk", Bộ Ngoại giao Nga nói trong một thông cáo.
"Rõ ràng là họ bị lạc. Chúng tôi đã sẵn sàng cung cấp cho Đại sứ quán Mỹ bản đồ nước Nga", thông cáo nói thêm.
Vụ nổ tại khu thử nghiệm quân sự hồi tháng 8 đã giết chết ít nhất 5 người và gây hoảng loạn sau khi mức phóng xạ ở Severodvinsk gần đó tăng vọt lên 16 lần mức bình thường.
Chính quyền Nga đưa ra ít thông tin về vụ tai nạn. Nhưng một nhà ngoại giao Mỹ trong tuần này nói vụ tai nạn xảy ra khi Nga cố gắng thu hồi một tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân có tên Burevestnik từ biển Barents.
"Mỹ đã xác định rằng vụ nổ gần Nyonoksa là kết quả của phản ứng hạt nhân xảy ra trong quá trình thu hồi tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga", ông Thomas DiNanno cho biết trong bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc.
Nga đã cố giữ kín các bí mật xung quanh vụ việc, đóng cửa vùng biển Trắng đối với tàu nước ngoài để ngăn họ thu thập thông tin về vụ nổ.
Nga có kế hoạch phát triển tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân mà về lý thuyết có thể bay vô thời hạn, được Tổng thống Vladimir Putin tiết lộ lần đầu trong bài phát biểu năm ngoái. Tên lửa vẫn trong quá trình thử nghiệm và một số chuyên gia vũ khí nghi ngờ liệu nó có thể thành hiện thực.
Theo Zing.vn
Tổng thống Trump nghi cựu Cố vấn An ninh Bolton là người bí ẩn 'đâm sau lưng' Tổng thống Trump nghi ngờ Cựu cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton là người rò rỉ thông tin ra ngoài khiến ông đang phải đương đầu với loạt tai ương hiện nay. Daily Beast dẫn nguồn thạo tin cho biết, trong các cuộc trò chuyện ngẫu nhiên với các cố vấn và bạn bè, Tổng thống Trump không giấu diếm nghi...