Chi tiết bất ngờ bên trong vali hạt nhân mang sức hủy diệt khủng khiếp của Nga
Truyền thông Nga lần đầu tiên giới thiệu tới công chúng cấu tạo bên trong của chiếc vali hạt nhân luôn theo sát Tổng thống Putin.
Theo kênh truyền hình “Zvezda”, nút “kích hoạt” bên trong chiếc vali có màu trắng thay vì màu đỏ như mọi người vẫn tưởng.
“Chiếc vali được một sỹ quan kề cận với Tổng tư lệnh tối cao giữ. Một trong những phần của chiếc vali là thẻ flash đi kèm. Nó có tính cá nhân đặc biệt và là một trong những chìa khóa được chế tạo cho chiếc cặp“, đài này cho biết.
Zvezda cũng nhấn mạnh chiếc vali dù ra đời cách đây 50 năm nhưng đây là lần đầu tiên cấu tạo của nó được giới thiệu trên truyền hình.
Hình ảnh bên trong vali hạt nhân. (Ảnh: Zvezda)
Video đang HOT
Giống như Tổng thống Mỹ, nhà lãnh đạo Nga Putin luôn mang theo bên mình một chiếc vali đen với các thiết bị điện tử dày đặc được trang bị hệ thống liên lạc mã hóa đặc biệt và luôn sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân.
Nhưng khác với Mỹ khi Tổng thống là người duy nhất có quyền tiếp cận với “ Quả bóng hạt nhân” cho phép tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang phát động một cuộc tấn công, ở Nga có tới 3 người có được quyền hạn tối thượng này là Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng quân đội quản lý.
3 chiếc vali này có tên gọi là Cheget, một thành tố trong hệ thống tự động hóa mệnh lệnh tối cao và kiểm soát Lực lượng Hạt nhân Chiến lược (SNF) Nga. Trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Matxcơva, 3 chiếc cặp chống đạn sẽ có cơ chế đưa ra lời cảnh báo cho 3 người nắm giữ chúng cùng lúc.
Cheget được phát triển từ thập niên 80 dưới sự chỉ đạo của giám đốc Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) Yuri Andropov. Chúng lần đầu tiên được đưa vào trực chiến khi cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev lên nắm quyền tháng 3/1985.
Cheget, nặng 11kg, luôn có mặt trong tất cả các chuyến công du của Tổng thống Nga. Các sĩ quan làm nhiệm vụ canh gác chiếc vali trong các chuyến đi của Tổng thống sẽ được chính Phó tổng Tham mưu trưởng quân đội Nga lựa chọn. Trong mỗi phiên trực, các sĩ quan không chỉ canh gác mà còn phải đảm bảo khả năng hoạt động thông suốt của các thiết bị điện tử cũng như sóng mã hóa của Cheget.
Cheget sử dụng hệ thống tín hiệu mã hóa Kazbek, theo tên một dãy núi của Nga với khả năng điều khiển tên lửa hạt nhân kể cả hệ thống thông tin chính đã bị phá hủy. Kazbek là hệ thống liên lạc đặc biệt bao gồm cả dây cáp, sóng radio và sóng vệ tinh nhân tạo. Trong trường đối mặt một vụ tấn công hạt nhân, 3 chiếc vali được trang bị hệ thống điện tử này sẽ ngay lập tức báo động cho những người giữ chúng.
Khi “đánh hơi” thấy bất cứ nguy cơ về một vụ tấn công hạt nhân nhằm vào Nga, Cheget sẽ truyền hiệu lệnh sử dụng vũ khí có sức mạnh hủy diệt này tới thiết bị tiếp nhận thông tin cuối cùng đặt tại các trung tâm chỉ huy của Bộ Tổng tham mưu, các lực lượng tên lửa, Hải quân và Không quân. Sau khi nhận tín hiệu mã hóa, nhân viên tại trung tâm sẽ dùng mã riêng để xác nhận có phải Tổng thống đã gửi hiệu lệnh đó hay không.
Người này sau đó sẽ chờ Tổng thống, Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tham mưu trưởng quân đội đưa ra quyết định cuối cùng trước khi kích hoạt mã tương thích và gửi chúng tới bệ phóng tên lửa và tàu ngầm hạt nhân. Khi ấy, các mã tích hợp và tên lửa phóng thẳng tới mục tiêu.
(Nguồn: Sputnik)
SONG HY
Theo vtc.vn
Cựu Tổng thống Liên Xô cảnh báo nguy cơ 'chiến tranh nóng' Mỹ-Nga
Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev vừa đưa ra cảnh báo về tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Nga có thể dẫn đến một cuộc "chiến tranh nóng" giữa hai quốc gia.
Ông Mikhail Gorbachev. Ảnh: AFP
Khi được hỏi liệu tình trạng căng thẳng có nguy cơ dẫn đến một kỷ nguyên mới giống như Chiến tranh Lạnh hay không, ông Gorbachev trả lời CNN: "Tôi cho rằng điều này cần phải tránh".
Ông nói: "Các diễn giả và chính trị gia, mọi người đều hiểu rằng Chiến tranh Lạnh mới không được phép xảy ra. Đây có thể là một cuộc chiến tranh nóng, đồng nghĩa phá hủy toàn bộ nền văn minh của chúng ta. Điều này không được phép xảy ra".
Ông Gorbachev cũng bày tỏ hy vọng về một phiên bản mới của Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) mà ông và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng ký kết năm 1987, sau khi Mỹ và Nga đều rút khỏi hiệp ước này trong năm nay.
"Tất cả các thỏa thuận vẫn được giữ nguyên. Nhưng đã có những bước đi đầu tiên nhằm phá hủy hiệp ước - thứ vốn không nên bị phá hủy trong mọi trường hợp. Do đó, nếu chuyện này còn đi xa hơn thì sau đó mọi chuyện đều có thể xảy đến", cựu lãnh đạo Liên Xô nhận định với CNN.
Ông Mikhail Gorbachev trở thành Tổng thống Liên Xô tháng 3/1985. Ông đã có nhiều nỗ lực nhằm chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, ông lại bị chỉ trích tại quê hương của mình do thất bại trong vấn đề cải cách chính trị và kinh tế, dẫn đến việc giải tán khối an ninh Hiệp ước Warsaw, cũng như Liên Xô tan rã năm 1991.
Quan hệ giữa Mỹ và Nga thời gian gần đây đã trở nên rạn nứt nghiêm trọng liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 cũng như việc Moskva ủng hộ chính quyền Syria và vấn đề ở Ukraine. Tuy nhiên, Washington hiện cũng tìm kiếm sự ủng hộ của Moskva trong vấn đề Syria, Iran và Triều Tiên.
Theo Hoàng Trang/Báo Tin tức
Tiêm kích NATO đánh chặn oanh tạc cơ kỳ lạ của Nga Máy bay chiến đấu thuộc khối quân sự NATO đã buộc phải xuất kích để đánh chặn một máy bay ném bom "khác thường" của Nga. Tại biên giới của NATO với Nga, các tiêm kích của khối quân sự này đã được lệnh cất cánh để đánh chặn một máy bay ném bom "bất thường" nhất từ trước tới nay bay ra...