Chi tiền tỷ đóng tàu chiến, Mỹ khốn đốn vì công nghệ quá hiện đại
Hai tàu khu trục tối tân lớp Zumwalt của Mỹ đã buộc phải lùi ngày bàn giao do những vấn đề phát sinh từ công nghệ quá hiện đại.
Mỹ loay hoay với công nghệ mới
Defense News đưa tin, hôm 9/3, Hải quân Mỹ cho biết, những vấn đề với tổ hợp công nghệ lắp đặt trên các tàu khu trục mới lớp Zumwalt đã buộc họ và công ty đóng tàu Bath Iron Works của General Dynamics phải trì hoãn thời gian bàn giao 2 tàu đầu tiên.
Tàu khu trục Zumwalt (DDG-1000) dự kiến được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào mùa hè này nhưng đã phải dời sang tháng 11.
Thời gian chuyển giao chiếc tàu thứ 2, Michael Monsoor (DDG-1001) (được khởi đóng sau tàu Zumwalt 1 năm) cũng phải dời lại vài tháng, dự tính là vào tháng 11-2016.
Tuy nhiên, theo Hải quân Mỹ, quá trình chế tạo tàu Lyndon B. Johnson (DDG-1002), chiếc thứ 3 và cũng là chiếc cuối cùng của lớp Zumwalt, không bị ảnh hưởng và con tàu vẫn dự kiến được bàn giao vào tháng 12-2018.
Tàu khu trục USS Zumwalt (DDG 1000).
Trung tá Thurraya Kent, phát ngôn viên cơ quan mua sắm Hải quân Mỹ cho biết:
“Thời gian chuyển giao bị chậm trễ chủ yếu do những thách thức gặp phải trong quá trình hoàn tất cài đặt, tích hợp và thử nghiệm loại công nghệ độc đáo, hiện đại nhất được thiết kế cho chiếc tàu đầu tiên của lớp Zumwalt”.
Tàu USS Zumwalt được hạ thủy vào tháng 10 năm ngoái và đã hoàn tất được khoảng 94%. Theo kế hoạch con tàu sẽ bắt đầu thử nghiệm trên biển vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Cũng trong năm 2015, tàu Monsoor dự kiến sẽ được hạ thủy,
Ngoài các tàu khu trục lớp Zumwalt, nhà máy đóng tàu Bath Iron Works còn đồng thời đóng các tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke.
Trung tá Kent cho biết, việc trì hoãn hoàn thiện tàu Zumwalt và Monsoor có thể ảnh hưởng đến quá trình đóng các tàu khu trục Aegis này.
“Gót chân Achilles” của khu trục hạm tỷ đô
Theo tờ Daily Beast (Mỹ), hiện vẫn còn rất nhiều nghi ngại xoay quanh những công nghệ mới được trang bị trên các tàu khu trục lớp Zumwalt.
Vấn đề được quan tâm hơn cả là: Liệu con tàu có thể nổi được trên mặt biển hay không?
Thiết kế thân tàu Zumwalt ngược với kiểu thân tàu truyền thống, với phần thân rộng ở bên dưới và hẹp dần ở bên trên.
Nhiều người lo ngại rằng kiểu thân tàu này không có độ ổn định như thân tàu truyền thống trong điều kiện biển động, thậm chí có thể gây lật tàu nếu bị sóng lớn đánh trúng ở một số vị trí nhất định.
Theo một báo cáo được trình bày tại hội thảo quốc tế về ổn định thân tàu tại Hamburg, Đức năm 2007, thân tàu như của Zumwalt có nguy cơ bị lật cao hơn, đặc biệt là nếu bị sóng lớn đánh từ phía sau.
Nguy cơ bị lật tăng cao trong điều kiện biển động cấp 8 trở lên, với sóng cao từ 10 đến 15 m, báo cáo cho biết.
Ngoài ra, so với thiết kế thân tàu truyền thống, nguy cơ lật tàu của kiểu thiết kế này cũng tăng nhanh hơn khi tăng độ cao của trọng tâm so với mực nước biển.
Thân tàu như của Zumwalt được cho là có nguy cơ bị lật cao hơn, đặc biệt là nếu bị sóng lớn đánh từ phía sau
Một điều nằm ngoài khả năng của con tàu là năng lực phòng thủ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Đây là một trong những lí do chính khiến hải quân Mỹ quyết định đóng thêm những khu trục hạm lớp Arleigh Burke.
Tổ hợp radar AN/SPY-3 trên Zumwalt không hoạt động ở tần số thích hợp cho loại nhiệm vụ này.
Đây là một điểm yếu nghiêm trọng vì đánh chặn tên lửa đang là ưu tiên cao để đối phó với kho tên lửa đạn đạo lớn của Trung Quốc tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
Theo Daily Beast, giá thành cao (2 chiếc đầu tiên giá 4,2 tỷ USD, chiếc thứ 3 giá 3,5 tỷ USD), cộng với việc không phù hợp với yêu cầu tác chiến khiến cho chỉ có 3 chiếc Zumwalt được đóng và điều này càng đẩy chi phí trung bình của một con tàu lên cao hơn.
Theo Đại Lộ
Nghi phạm tấn công sứ quán Mỹ chết trước khi bị xét xử
Nghi phạm khủng bố người Libya Abu Anas al-Liby, một thủ lĩnh của al-Qaeda, đã chết chỉ vài ngày trước khi bị đưa ra xét xử tại New York vì liên quan tới các vụ tấn công nhằm vào sứ quán Mỹ tại châu Phi năm 1998.
Nghi phạm khủng bố người Libya Abu Anas al-Liby.
Abu Anas al-Liby, 50 tuổi, chết tại bệnh viện hôm 2/1, vợ và các luật sư của người này cho biết. Liby được cho là bị ung thư gan.
Liby bị bắt trong một cuộc đột kích của Mỹ tại thủ đô Tripoli vào tháng 10/2013.
Nghi phạm khủng bố trên dự kiến bị đưa ra tòa vào ngày 12/1 tới vì liên quan tới các vụ tấn công nhằm vào các sứ quán Mỹ tại Kenya và Tanzania năm 1998, vốn khiến hơn 220 người thiệt mạng.
Liby, người có tên thật là Nazih Abdul-Hamed al-Ruqai, trước đó đã không thừa nhận các cáo buộc khủng bố.
Khi bị bắt giữ vào năm 2013, Liby đang nằm trong danh sách những kẻ bị truy nã gắt gao nhất của FBI trong hơn 1 thập niên, với số tiền thưởng 5 triệu USD để đổi lấy đầu y. Liby đã chính thức bị buộc tội bởi một hội đồng hội thẩm ở New York hồi năm 2000.
Ngoại trưởng Mỹ John John Kerry đã buộc phải lên tiếng bảo vệ vụ bắt giữ Liby, sau khi Libya yêu cầu Mỹ giải thích về cuộc đột kích trên lãnh thổ nước này. Nhiều người Libya nổi giận về điều mà họ gọi là sự vi phạm chủ quyền đất nước.
Liby bị các đặc nhiệm Mỹ bắt giữa ngày 5/10/2013 và bị áp tải lên một tàu chiến Mỹ trước khi được chuyển giao cho các mật vụ FBI.
Liby ban đầu bị giam trên một tàu hải quân Mỹ để thẩm vấn như ng sau đó bị đưa về Mỹ khi sức khỏe yếu đi.
Tên Liby bị cáo buộc là một trong những kẻ chủ mưu của các vụ đánh bom của al-Qaeda tại Nairobi và Dar es Salaam. Hai tên khác đã bị cáo buộc về các vụ tấn công.
Nghi phạm Khalid Al Fawwaz không thừa nhận các tội danh và dự kiến sẽ ra tòa vào ngày 12/1 cùng Liby.
Còn tên Adel Abdul Bary thừa nhận tại một tòa án liên bang ở New York hồi tháng 9 năm ngoái về việc đã trợ giúp lên kế hoạch các vụ tấn công. Tên này đối mặt với mức án tối đa 25 năm tù.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Sức mạnh chiến hạm Mỹ khiến Trung Quốc nổi giận Quốc hội Mỹ đã thông qua việc bán 4 tàu hộ tống cũ lớp Oliver Hazard Perry cho Đài Loan - một quyết định khiến Trung Quốc nổi đóa. Defense News ngày 19/12 cho biết, Oliver Hazard Perry là lớp tàu hộ tống đang được Hải quân Mỹ cho về hưu, nhường chỗ cho các tàu khu trục lớp Arleigh Burke hiện đại...