Chi tiền tỷ đi du học, “vỡ mộng” khi về nước làm việc không có lương cứng: Cô gái mất 1 năm để đạt 100 triệu đồng/tháng
Chỉ dựa vào yếu tố này, từ vị trí Thực tập sinh không có lương cứng, Yến Sarah đã đạt được mức lương 100 triệu đồng/tháng chỉ sau một năm làm việc.
Yến Sarah (tên thật là Cáp Thị Yến, 25 tuổi), sinh năm 1999, hiện là Trưởng phòng đầu tư tại một công ty chứng khoán. Trên trang cá nhân Facebook với 4,7 nghìn người theo dõi, cô thường xuyên chia sẻ những thành tích học tập khủng cùng các kiến thức liên quan đến đầu tư chứng khoán thu hút nhiều sự chú ý từ CĐM.
Năm 2017, Yến đạt 29,05 điểm khối A00 (chưa tính điểm cộng) trong kỳ thi THPT Quốc gia và đỗ vào trường ĐH Ngoại thương. Trong thời gian học Đại học, Yến có nhiều kỳ đạt được học bổng của trường dành cho sinh viên có thành tích học tập cao. Ngoài ra, cô cũng được các tổ chức bên ngoài trao tặng học bổng.
Yến còn đạt giải 3 Olympic Toán học sinh viên và học sinh toàn quốc, giành giải Nhất Olympic Toán sinh viên của Ngoại Thương. Sau khi tốt nghiệp ĐH Ngoại thương với tấm bằng loại Giỏi, cô quyết định bỏ ra một số tiền lớn để đi du học tại ĐH Huddersfield (Anh) và tốt nghiệp loại Xuất sắc chuyên ngành tài chính năm 2022.
Yến Sarah
Thành tích xuất sắc nhưng mới đi làm vẫn không được nhận lương cứng
Trước những kết quả tốt đạt được, nhiều người cho rằng Yến sau khi tốt nghiệp Đại học tại Anh trở về nước sẽ có thu nhập cao hơn người khác. Tuy nhiên, trong một clip mới đây được Yến đăng tải trên MXH TikTok, cô bày tỏ: “Khi quyết định về nước làm việc, thực tế lại không như mình tưởng tượng”.
Cụ thể, cô chia sẻ công việc đầu tiên sau khi về Việt Nam là trở thành Thực tập sinh không có lương cứng tại một công ty chứng khoán. Cô trải lòng: “Lúc ấy, nhiều người còn nghĩ mình bị điên khi chấp nhận một công việc không lương sau khi bỏ ra cả đống tiền để đi du học.
Video đang HOT
Tuy nhiên, mình hiểu công ty không thể trả một mức lương cao chỉ vì mình là du học sinh, có bằng cấp quốc tế hay một hồ sơ đẹp mà phải ở việc mình đem lại giá trị gì cho công ty”.
Sau khi nhận thức được điều này, Yến bắt đầu chứng minh bản thân bằng việc hoàn thành từng KPI nhỏ nhất để đạt chỉ tiêu, làm thêm giờ để tìm hiểu thêm về thị trường chứng khoán cụ thể cho khách hàng. Yến sẵn sàng học hỏi thêm từ những đồng nghiệp không có bằng cấp quốc tế nhưng có năng lực tốt.
Từ những nỗ lực chứng minh năng lực, tạo ra kết quả và đem lại giá trị cho khách hàng, công ty đã trả cho cô một mức lương cao hơn. Chỉ sau 1 năm làm việc, từ vị trí Thực tập sinh, Yến đã có thu nhập khoảng 100 triệu đồng/tháng.
Cô bày tỏ, mức lương này không phải do cô tốt nghiệp ĐH Ngoại thương hay nhận được tấm bằng xuất sắc tại ĐH Huddersfield (Anh) mà đến từ sự nỗ lực nỗ lực không ngừng và sẵn sàng bắt đầu từ vị trí nhỏ nhất dù không có mức lương cố định.
Cuối cùng, Yến khẳng định việc du học không quyết định sự thành công trong sự nghiệp của bạn. Điều quan trọng là khi sau khi về nước làm việc, bạn phải là người có năng lực thực sự và sẵn sàng chứng minh điều đó.
Phía dưới bài viết, CĐM có cùng quan điểm với Yến khi cho rằng lương được trả theo theo năng lực, bằng cấp chỉ là bước khởi đầu. Một số bình luận đáng chú ý như:
- Mình phụ trách tuyển dụng ở một công ty công nghệ, một năm tiếp nhận rất nhiều hồ sơ du học sinh và chưa bao giờ lấy đó là yếu tố để trả mức lương như thế nào. Bản chất giữa doanh nghiệp và người lao động là mối quan hệ win – win.
- Muốn có được mức lợi nhuận 100 – 200 triệu đồng, bạn phải tạo ra giá trị 400 – 500 triệu đồng. Đó gọi là cộng sinh, nó chỉ xoay quanh hệ sinh thái.
- Người ta trả theo năng lực, nhiều người có đủ bằng cấp nhưng năng lực thực tế yếu kém. Điều quan trọng là kỹ năng làm việc.
- Làm bằng năng lực, thưởng theo thành quả.
Cô gái trẻ chia sẻ kinh nghiệm quý báu sau khi làm việc cùng tỷ phú thế giới
Cô gái trẻ đến Mỹ với 2 vali hành lý và hoài bão lớn. Cô vươn lên trong gian khó để chạm tay đến thành công.
Trải nghiệm làm việc cùng tỷ phú Elon Musk khiến cô nhớ mãi.
Karina Barton và tỷ phú Elon Musk. Ảnh: Newsweek
Karina Barton hiện là cố vấn quản lý khủng hoảng và truyền thông chiến lược hàng đầu thế giới. Cô từng chia sẽ cho các tập đoàn trị giá hàng tỷ đô la và các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
Hành trình sự nghiệp của cô bắt đầu vào năm 2012 khi cô rời nước Nga, mang theo 2 vali cùng hoài bão lớn đến Mỹ.
"Khi đến Mỹ, tôi không có gì ngoài hy vọng. Tôi đã lo lắng, nhưng từ giây phút máy bay hạ cánh, tôi đã cảm thấy như ở nhà. Dù lý do là gì, tôi vẫn tin chúng ta luôn ở đúng nơi vào đúng thời điểm. Nếu không, chúng ta đã ở một nơi khác", cô chia sẻ.
Với 2 chiếc vali, Karina chuyển đến New York, Mỹ để học sau đại học. Cô gọi cho một người quen biết. Thật may mắn, cô ấy đã mở cửa đón Karina. "Khi ấy, tôi hứa rằng một ngày nào đó tôi sẽ trả ơn cô ấy. Sau này, tôi đã làm điều đó", Karina nói.
Khi đó, căn phòng của cô là khu vực bếp được cải tạo lại nhưng cô cảm thấy thật biết ơn vì điều đó. Thời gian ở New York, cô đã làm việc chăm chỉ trong lĩnh vực tài chính và quyết định chuyển sang lĩnh vực quan hệ công chúng.
Đó là một quyết định quan trọng đối với cô, theo Newsweek.
Nhờ làm việc chăm chỉ và có ước mơ lớn, cô trở thành chuyên gia quản lý khủng hoảng và truyền thông chiến lược nổi tiếng thế giới. Một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của cô là làm việc cùng tỷ phú Elon Musk.
"Bạn nghĩ rằng một tỷ phú như Elon Musk chỉ cần ngồi đó, thư giãn và để người khác làm cho mình? Sự thật không phải vậy. Anh ấy thức khuya, làm việc chăm chỉ và trực tiếp nhận cuộc gọi", Karina kể lại.
Khi nhận được cuộc gọi từ đối tác vào một buổi sáng thứ 7, cô thấy bất ngờ. Họ nói rằng sắp có công việc đầy thử thách dành cho cô. "Tôi ngạc nhiên khi biết đó là tỷ phú Elon Musk. Anh ấy tham gia vào mọi việc", cô chia sẻ.
Cô đã nỗ lực làm việc và may mắn mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. "Việc làm cùng với tỷ phú Elon Musk đã dạy tôi rằng bạn không bao giờ biết cuộc sống của mình sẽ diễn ra như thế nào. Vì vậy, tốt hơn là bạn đừng bao giờ bỏ cuộc.
Bạn không thể kiểm soát mọi thứ nhưng có thể kiểm soát suy nghĩ, phản ứng, hành động của mình", cô nói.
Năm ngoái, cô đã ra mắt podcast của mình mang tên The Narrative. Lòng biết ơn là điều đầu tiên cô chia sẻ trong quá trình học để định nghĩa lại câu chuyện cuộc đời mình và chạm tay đến thành công.
"Nếu bạn không thể tìm thấy bất cứ điều gì, hãy biết ơn vì những điều đang sụp đổ để bạn có thể xây dựng điều gì đó mới mẻ. Một cánh cửa phải đóng lại để một cánh cửa mới mở ra", cô nói.
Cô gái Ukraine tìm được chồng như ý nhờ mê tiếng Việt Vì mê tiếng Việt mà cô gái Ukraine xinh đẹp gặp gỡ và nên duyên với người đàn ông của cuộc đời cô, theo anh về Việt Nam bôn ba khắp nơi để khởi nghiệp. Trước khi bị chiến tranh tàn phá, Ukraine từng là xứ sở yên bình và xinh đẹp. Đối với vợ chồng Phan Vũ Sơn (32 tuổi) và Sofia...