Chi tiền hỗ trợ cho dân rồi thu lại: Cán bộ xã trần tình
Trưởng thú y xã Duy Sơn ( huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) khẳng định, việc tổ thú y xã thu lại toàn bộ tiền hỗ trợ mà các hộ chăn nuôi nhận được là đúng.
Trả lời VTC News về việc hàng trăm hộ chăn nuôi ở xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam nhận tiền hỗ trợ tại UBND xã rồi ngay sau đó bị tổ thú y thu lại toàn bộ, bà Nguyễn Thị Đó – Trưởng thú y xã khẳng định, việc này hoàn toàn đúng theo nội dung cam kết trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thú y.
UBND xã Duy Sơn.
Theo bà Đó, đầu năm 2019, Duy Sơn là một trong 2 xã của huyện Duy Xuyên được nhận gói hỗ trợ dành cho các hộ chăn nuôi. Ngay khi tiếp nhận đề án của tỉnh, UBND xã Duy Sơn ra quyết định thành lập tổ thú y và phân công bà Đó làm tổ trưởng.
“Ngoài tôi ra thì tổ thú y xã còn có 4 thú y viên. Mỗi thú y viên phụ trách 2 thôn, có trách nhiệm khảo sát các hộ chăn nuôi và lên thống kê số lượng trâu, bò, lợn. Sau đó, tổ thú y soạn hợp đồng cam kết với chủ hộ chăn nuôi về việc tiêm vaccine trọn gói”, bà Đó nói và giải thích thêm, trong năm 2019, tổ thú y tiêm 2 đợt vaccine lở mồm long móng, tụ huyết trùng cho gia súc của 516 hộ trong xã.
Toàn bộ chi phí đều do tổ thú y ứng ra để triển khai, dự kiến sẽ thu hồi khi các hộ chăn nuôi nhận được hỗ trợ từ tỉnh.
Theo bà Đó, chính nội dung không đầy đủ của giấy mời là nguyên do khiến các hộ chăn nuôi hiểu lầm.
Video đang HOT
Về nguyên do khiến người dân không đồng tình nộp lại toàn bộ số tiền sau khi ký nhận hỗ trợ, bà Đó lý giải: “Nội dung giấy mời mà UBND xã gửi đến các hộ chăn nuôi chỉ đề cập tới việc bà con được nhận hỗ trợ, tuyệt nhiên không có yêu cầu người chăn nuôi hoàn trả toàn bộ số tiền đó cho tổ thú y. Hiện tổ thú y chỉ mới thu hồi hơn 7 triệu đồng từ 44 hộ, nhiều hộ hôm trước ký nhận hỗ trợ từ kế toán xã nhưng nhất quyết không bàn giao. Sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức họp dân để giải thích mọi việc rõ ràng”.
Như VTC News phản ánh, ngày 12/5 vừa qua, UBND xã Duy Sơn gửi giấy mời các hộ chăn nuôi đến nhận tiền hỗ trợ khi tham gia dịch vụ thú y trọn gói năm 2019. Sau khi đặt bút ký và cầm tiền, người dân ngỡ ngàng khi bị yêu cầu trả lại.
Chị Phan Thị Hoa (thôn Trà Kiệu Tây) kể: “Năm ngoái, gia đình tôi nuôi 4 con lợn nên xã chi hỗ trợ 80 nghìn đồng (20 nghìn đồng/con). Thế nhưng, ngay khi nhận tiền xong ở bàn kế toán xã thì tôi được yêu cầu bàn giao toàn bộ số tiền cho tổ thú y”.
Ông Hòa vẫn giữ 40 nghìn đồng và nhất quyết không chịu bàn giao cho tổ thú y.
Cũng nhận được yêu cầu tương tự nhưng ông Trần Hòa (thôn Trà Kiệu Tây) nhất quyết không trả.
Ông Hòa nói: “Khi chúng tôi thắc mắc hà cớ gì Nhà nước hỗ trợ dân mà bị thu lại thì bên thú y bảo rằng đó là tiền dân phải trả chi phí suốt 1 năm tổ thú y phun thuốc khử trùng, tiêm vaccine cho gia súc. Điều hết sức vô lý là giữa dân và đội ngũ thú y không hề có giao kèo nào cả. Thậm chí, lực lượng thú y đi làm những công việc trên đều được mỗi hộ bồi dưỡng 5-10 nghìn đồng”.
Ngoài nỗi bức xúc vì bị thu hồi toàn bộ số tiền vừa nhận, hàng trăm hộ chăn nuôi khác ở xã Duy Sơn còn bày tỏ sự hoài nghi về việc chi hỗ trợ chậm trễ của UBND xã. Theo họ, cũng thuộc diện được hỗ trợ như xã Duy Sơn nhưng các hộ chăn nuôi ở xã Duy Trung nhận tiền từ cuối năm 2019.
Về vấn đề này, ông Trần Ba – Phó Chủ tịch UBND xã Duy Sơn – giải thích, do dịch bệnh COVID-19 nên xã không thể triển khai sớm.
Trong khi đó, ông Nguyễn Bốn – Phó Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên – xác nhận, huyện có nắm bắt sự việc và Phòng Tài chính huyện sẽ rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục liên quan đến hỗ trợ hộ chăn nuôi tham gia dịch vụ thú y trọn gói tại xã Duy Sơn.
"Hộ cận nghèo" đi ôtô, ở nhà lầu!
Quá trình chi trả tiền cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tại tỉnh Thanh Hóa đã làm lộ ra nhiều lãnh đạo xã có người thân nằm trong diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, gia đình bà Lê Thị Thọ (ngụ thôn Tu Mục 1) được xem là khá giả khi ở trong ngôi nhà 2 tầng khang trang trị giá nhiều tỉ đồng, xây dựng năm 2014. Không hiểu vì sao 3 nhân khẩu (bà Thọ và 2 con) vẫn nằm trong danh sách hộ cận nghèo (?!).
Đã từ chối, vẫn vào hộ cận nghèo
Không chỉ nhà bà Thọ, gia đình ông Lê Ngọc Lâm, gia đình ông Đoàn Đức Bình ở thôn Tu Mục 1 cũng thuộc diện khá giả nhưng lại là hộ cận nghèo. Gia đình ông Lâm làm nghề buôn bán rau quả, hải sản; nhà cửa khang trang, có cả ôtô để hoạt động kinh doanh. Còn ông Bình là con cô ruột của ông Hồ Xuân Bình, Chủ tịch UBND xã Yên Thọ. Nhiều người dân tại xã này rất bất ngờ bởi trong xã còn nhiều hộ thực sự khó khăn nhưng không thuộc diện cận nghèo.
Trong khi đó, tại huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhiều cán bộ chủ chốt của xã Thiệu Thành có vợ, con "lọt" vào danh sách hộ cận nghèo: Các thành viên gia đình ông Hách Văn Thắng, Bí thư Đảng ủy xã Thiệu Thành, gồm vợ, con trai, con dâu, cháu; các thành viên gia đình ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch MTTQ xã. Ngoài ra, bà Nguyễn Thị Giảng, Bí thư Đoàn xã Thiệu Thành, có chồng và 2 con gửi vào hộ cận nghèo của gia đình khác.
Vụ việc bị bại lộ, UBND huyện Thiệu Hóa hôm 15-5 đã xác định 12 người không thuộc diện hộ cận nghèo nhưng có tên trong danh sách hộ cận nghèo. Trong đó, có 8 người trong gia đình cán bộ xã, 4 người còn lại là người dân.
Ngôi nhà khang trang của "hộ cận nghèo" Lê Thị Thọ Ảnh: Thùy Chi
Trần tình về việc này, ông Hách Văn Thắng tỏ ra rất buồn và từ chối trả lời các câu hỏi của phóng viên. Ông Thắng khẳng định đã giải trình sự việc với Huyện ủy Thiệu Hóa và chờ kết luận của cấp trên. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Giảng cho biết năm 2015, cán bộ thôn đến nhà vận động bà vào danh sách hộ nghèo, cận nghèo. Lúc đó, bà đã từ chối nhưng chẳng hiểu vì sao bây giờ lại có mấy nhân khẩu nằm trong danh sách hộ cận nghèo của xã.
"Gia đình tôi không có động cơ trục lợi, tôi là thành viên Ban Giám sát chi trả tiền hỗ trợ Covid-19 của xã. Khi phát hiện một số thành viên gia đình có tên trong danh sách hộ cận nghèo, tôi mới tá hỏa đi hỏi cán bộ chính sách thì được biết danh sách này chép từ năm này qua năm khác, hộ nào mới thì bổ sung thôi" - bà Giảng lý giải.
Người nghèo bị vận động không nhận hỗ trợ
Trái ngược với việc vợ con lãnh đạo xã, các gia đình thuộc diện khá giả "lạc" vào danh sách hộ cận nghèo thì tại xã ven biển Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, nhiều gia đình thực sự khó khăn lại bị cán bộ thôn tới nhà vận động từ chối nhận tiền hỗ trợ.
Ông Lê Đình Tiến (thôn Hạnh Phúc, xã Hải Ninh) thuộc diện hộ cận nghèo. Hằng ngày, ông làm phụ hồ, còn vợ thì hấp cá thuê cho một xưởng cá. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, vợ ông Tiến phải nghỉ việc, cả gia đình phụ thuộc vào đồng tiền bấp bênh từ nghề phụ hồ của ông.
Ngày 9-5, ông Lê Công Ngân, trưởng thôn Hạnh Phúc, tới vận động gia đình ký vào đơn từ chối nhận tiền hỗ trợ. "Tôi chỉ biết ký, không biết nội dung trong đó viết gì. Sau đó, lãnh đạo xã, trưởng thôn đã tới nhà xin lỗi, gia đình cũng đã rút đơn và nhận tiền của nhà nước" - bà Nguyễn Thị Luyện, vợ ông Tiến, kể lại.
Trưởng thôn Hạnh Phúc đã vận động được 21/76 hộ ký vào đơn do mình đánh máy sẵn. Sau khi UBND tỉnh Thanh Hóa ra văn bản nghiêm cấm việc vận động người dân từ chối nhận tiền hỗ trợ, xã Hải Ninh đã "sửa sai" bằng cách đi xin lỗi người dân và 7 người đã rút đơn để nhận tiền hỗ trợ.
Ông Lê Đình Phương, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh, khẳng định xã không chỉ đạo trưởng thôn Hạnh Phúc đi vận độngngười dân từ chối nhận tiền hỗ trợ mà có thể do trưởng thôn vì bệnh thành tích nên đã tự ý triển khai. Theo ông Phương, toàn xã có 13 thôn nhưng chỉ 3 thôn là Hạnh Phúc, Đồng Minh và Hồng Phong xảy ra sự việc. Xã Hải Ninh đã thu hồi toàn bộ số đơn in sẵn và thông báo hộ dân nào đã ký đơn nhưng vẫn có nguyện vọng nhận tiền hỗ trợ sẽ được hướng dẫn làm thủ tục chi trả.
Ngày 16-5, ông Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, đã có văn bản chỉ đạo kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm trong phòng chống dịch Covid-19. Theo văn bản này, trong quá trình chi trả tiền hỗ trợ phải bảo đảm chính xác, công khai, minh bạch; không để xảy ra tình trạng bỏ sót, không để xảy ra việc chi sai đối tượng và sử dụng ngân sách trái quy định. Cán bộ cơ sở tuyệt đối không được vận động người dân từ chối nhận hỗ trợ và có hướng dẫn cụ thể đối với những trường hợp tự nguyện.
Vừa nhận tiền hỗ trợ từ xã, dân chưng hửng vì bị thu lại không sót đồng nào Hàng trăm hộ dân ở Quảng Nam vừa phấn khởi nhận tiền hỗ trợ chăn nuôi từ xã chi trả thì ngay lập tức họ chưng hửng vì bị tổ thú y thu hồi. Xã mời dân tới nhận, tổ thú y lập tức thu hồi Những ngày gần đây, người dân xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam bàn tán...