Chi tiền chợ không quá 100 nghìn đồng/ngày nhưng cô giáo Hải Phòng vẫn khiến các bà nội trợ không ngớt lời khen ngợi với những bí quyết đơn giản
Sau 1 thời gian bước chân vào cuộc sống gia đình, trải qua nhiều lần đi chợ nấu bữa, cô giáo Thu Trang đã rút ra cho mình kinh nghiệm riêng để vừa sắm được mâm cơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình lại vừa tiết kiệm kinh tế.
Kinh nghiệm nội trợ của chị Hoàng Thị Thu Trang – Đồ Sơn, Hải Phòng là được đúc rút sau rất nhiều lần đi chợ, chi tiêu sắm sửa cho bữa ăn gia đình.
Chị Trang là giáo viên cấp 3, giảng dạy môn ngữ văn tại thành phố Hải Phòng. Chị Trang chia sẻ: “Sau những tiết dạy trên lớp, mình sẽ dành toàn bộ thời gian để chăm sóc vun vén cho tổ ấm gia đình. Thật ra, thời gian đầu mới bước chân vào cuộc sống gia đình, chuyện chợ búa mua sắm mình còn vụng, chưa có kinh nghiệm.
Mỗi lần xách làn, cầm ví đi chợ mình chỉ nghĩ tới việc mua gì, nấu gì để bữa ăn gia đình được ngon miệng, đủ chất. Nhiều hôm mua đồ nhiều quá, về chế biến không hết mình liền bỏ đi, hôm khác cần lại chạy ra chợ mua tiếp.
Ngoài giờ lên lớp, chị Trang sẽ dành toàn bộ thời gian chăm sóc tổ ấm của mình
Sau mình nghĩ làm như vậy thật lãng phí. Cũng 1 phần tại nhà mình có 3 thành viên nên đi chợ hơi khó. Mua ít quá thì không đành vì ngại hoặc người ta cũng không muốn bán cho mình. Còn mua nhiều về ăn không hết, bỏ đi lãng phí.
Sau nhiều hôm mua đồ nấu nướng không được như ý, mình rút ra kinh nghiệm khi đi chợ, mình đi sớm lựa đồ thật tươi ngon. Thay cho việc đắn đo sợ mua quá ít chủ hàng không bán, mình sẽ mua một lượng vừa phải. Bữa ấy nấu không hết, mình cắt bớt lại bỏ tủ, tận dụng nấu thành những món khác nhau để ăn vào những bữa gần đó. Như vậy không bị lãng phí mà thức ăn thì vẫn tươi mới.
Ví dụ: Cá nhà mình muốn ăn đủ bữa phải dùng hết 0.5kg nhưng mua khúc sẽ đắt nên mình mua luôn cả con tầm 1 – 1,5 kg về chia khúc. Bữa đầu thường mình sẽ rán phần khúc giữa. Còn lại phần đầu, đuôi mình nấu canh chua, hoặc kho khế.
Mâm cơm nhà mình luôn phải đa dạng các món vì con mình khá kén ăn thế nên khi đi chợ, mình sẽ chú ý chọn mua những loại thực phẩm có thể kết hợp được với nhau để chế biến ra thành nhiều món.
Mâm cơm đầy đặn của gia đình chị Trang với các món ăn rất phong phú.
Rau củ quả cũng vậy, vì nhà ăn ít, ngày trước đi chợ nhìn bó rau to mình chỉ mua nửa bó. Mà chợ chỗ mình mua ít quá họ bán giá cao hơn. Giờ mình cứ mua luôn cả bó, củ quả cũng mua luôn cả cân về mỗi bữa mình lấy ra 1 ít, kết hợp với nhau nấu canh hay làm bất cứ món gì. Số còn lại mình chia nhỏ thành từng bữa, bỏ tủ ăn dần. Như thế vừa mua được giá rẻ lại đỡ phải mất thời gian đi chợ nhiều lần”.
Chị Trang cũng chia sẻ thêm, từ ngày có con, nhất là khi con bước vào độ tuổi tới trường, chi tiêu sinh hoạt hàng tháng rất tốn kém nên chị luôn có kế hoạch quản lý tài chính gia đình khoa học, tiết kiệm. Riêng tiền ăn, chị quy định rõ, với 3 thành viên, mỗi bữa chị không sắm quá 100k tiền thức ăn.
Video đang HOT
Đổi món liên tục trong 1 tuần.
Lẩu cá tươi ngon.
Thậm chí là các món ăn có giá thành cao.
Hay độc đáo như món ếch.
“ Ngày trước bữa cơm gia đình của mình chỉ cần đảm bảo tiêu chuẩn: ngon – bổ, giờ mình bổ sung thêm tiêu chuẩn thứ 3 nữa là phải tiết kiệm. Đặc biệt, khi chế biến, bày biện mâm mình cũng rất chú ý tới hình thức sao cho các món ăn được trình bày ngon mắt, màu sắc thức ăn cũng phải hấp dẫn như thế mới kích thích vị giác của các thành viên gia đình. Đồng thời, trong khi ăn, chúng ta nên kể những câu chuyện vui, tạo không khí đầm ấm, vui vẻ cho bữa cơm gia đình”, chị Trang vui vẻ kể.
4 sai lầm trong tiêu tiền mà tới 90% các cặp vợ chồng trẻ đều mắc phải khiến tiền kiếm bao nhiêu vẫn "rỗng ví" và 3 cách khắc phục
Loay hoay không biết cách quản lý tài chính kinh tế như nào cho đúng chính là vấn đề khiến các cặp vợ chồng trẻ đau đầu. Mẫu thuẫn gia đình nhiều khi cũng bắt nguồn từ đây.
Trẻ tuổi đi liền với ít kinh nghiệm trong việc chi tiêu, quản lý gia đình. Nếu để tình trạng này kéo dài thì việc tiết kiệm tiền của vợ chồng sẽ là cả một vấn đề không hề đơn giản. Dưới đây chính là những sai lầm mà các cặp vợ chồng trẻ thường mắc phải nhất.
1. Tiêu tiền theo cảm hứng
Vừa bước chân vào cuộc sống hôn nhân, người trẻ thường không biết cách quản lý chi tiêu, hiện tượng được nhiều người gọi là "mơ hồ tài chính". Mỗi khi thấy đồ đẹp, ưng mắt là họ sẽ rút ví mua không đắn đo quan tâm xem vật dụng đó có thật sự thiết thực với cuộc sống mình đang cần?
Điều này phái đẹp thường mắc phải nhiều hơn. Mỗi khi bước vào cửa hàng thời trang, váy áo, làm đẹp là chị em sẽ bị cảm xúc chi phối ví tiền, dẫn đến tình trạng vung tay quá trán. Thậm chí có lúc họ còn tiêu âm cả vào thu nhập của gia đình.
2. Không lập bảng chi tiêu rõ ràng cho từng tháng
Nếu những bà mẹ bỉm sữa giàu kinh nghiệm trong chi tiêu quản lý gia đình luôn luôn có kế hoạch chi tiêu cụ thể cho từng tuần, từng tháng, chia khoản mục rõ ràng thì ngược lại các cặp vợ chồng trẻ lại không làm điều này.
Đến giờ là họ xách ví đi chợ, thích gì sẽ mua đó không hạn định mức tiền. Đấy chính là sai lầm rất nhiều người mắc phải. Điều này dẫn dễ đến tình trạng "nay no mai đói", chưa hết tháng đã hết tiền.
3. Chi quá nhiều vào sở thích du lịch, di chuyển trước khi sinh con
Tâm lý chung của các cặp vợ chồng trẻ là tận dụng tuổi thanh xuân để đi chu du khắp nơi. Họ sợ rằng sau này sinh con rồi sẽ bị "cột chân" không đi du lịch thỏa thích được.
Ảnh minh họa.
Vậy nên, thay bằng lên kế sách tiết kiệm, vợ chồng lại lên kế hoạch cho những chuyến đi. Thậm chí họ không tiếc chi cả tháng lương của mình để đến được địa điểm họ mơ ước. Đôi khi cũng chỉ là đáp ứng sở thích check-in, tích ảnh up facebook mà thôi.
4. Lạm dụng ăn hàng quán
Ảnh minh họa.
Vì chưa vướng vào con cái nên cũng giống như chuyện mua sắm, đối với ăn uống vợ chồng trẻ cũng hành xử theo sở thích. Được tăng lương, giải quyết xong việc quan trọng hay đơn giản chỉ là thời tiết hôm đó đẹp cũng có thể là lý do để vợ chồng trẻ quyết định tắt bếp kéo nhau đi ăn nhà hàng. Chuyện này tưởng như không quá ảnh hưởng tới kinh tế nhưng thực chất nó đã tiêu tốn một khoản không hề nhỏ của tài chính gia đình. Song phải mất một thời gian dài sau, nhìn lại các bạn trẻ mới nhận ra điều đó.
Bí quyết quản lý tài chính gia đình là đây
Khi đã xác định rõ nguyên nhân làm cho ví tiền của vợ chồng mình luôn trống rỗng. Vì sao người khác tiết kiệm dễ còn mình lại khó như vậy thì vợ chồng trẻ nên ngồi lại với nhau để thống nhất cách quản lý chi tiêu của gia đình. Dưới đây là 1 số gợi ý để các bạn cùng tham khảo:
1. Lên kế hoạch chi tiêu rõ ràng cho từng tháng
Ảnh minh họa.
Việc này sẽ giúp vợ chồng bạn quản lý rất tốt ví tiền của mình bởi khi các khoản tiêu trong tháng đều được phân chia cụ thể, rõ ràng. Vợ chồng bạn cứ thế làm theo, không sợ chi tiêu phát sinh. Hàng ngày tiêu những gì, tiêu bao nhiêu mang đối chiếu so sánh bạn sẽ thấy việc quản lý túi tiền không phải quá khó.
2. Không để quá nhiều tiền mặt trong túi
Ảnh minh họa.
Cách làm này được coi là biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế việc chi tiêu theo cảm hứng của bạn. Nếu trong túi có nhiều tiền, đương nhiên khi cảm xúc mua sắm dâng trào mà bạn không kiềm chế được lập tức sẽ vung tay quá trán. Nên cách tốt nhất chính là hạn chế tiền mặt trong túi.
3. Ghi lại các khoản chi tiêu
Ảnh minh họa.
Công việc tưởng "thừa" này lại một cách quản lý tài chính thông minh. Bởi qua đó, bạn có thể biết được khoản chi nào là cần thiết và không cần thiết để đưa ra các biện pháp chi tiêu tốt nhất. Vậy nên nếu chưa có thì ngay ngày mai bạn nên sắm cho mình 1 cuốn sổ ghi chép. Chỉ sau 1 thời gian ngắn sử dụng cách này, tin chắc rằng bạn sẽ thấy hối tiếc vì mình đã không làm điều này sớm hơn.
Giang Nguyễn
Học bà mẹ hai con sắm Tết: Tất cả chỉ gói gọn trong 9 triệu, Tết vẫn đủ đầy lại chẳng kém sang Nhiều khi ra ngoài nghe người ta kể, Tết nhà họ tiêu cả trăm triệu không đủ, nhưng nhà mình đúng là chỉ gói gọn trong ngần ấy tiền. Nói chung phải lựa hoàn cảnh mà tiêu thôi... Năm hết Tết đến, trẻ con háo hức được diện áo mới đón xuân bao nhiêu thì người lớn lại tái mặt lo tiền chi...