Chi tiền “cao tốc” nhưng đường có cao tốc?
“Giá 1 km đường cao tốc của Việt Nam so với thế giới là như thế nào? Ngân sách cấp tiền theo giá đường cao tốc nhưng chất lượng có phải là đường cao tốc không”, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng băn khoăn.
Cần kiểm toán chi tiêu công
Ông Đinh Tiến Dũng đã giãi bày như vậy tại buổi đối thoại cấp cao về cải cách chi tiêu công do Bộ Tài chính và Ngân hàng Thế giới tổ chức hôm 3/6.
Một dự thảo báo cáo về chi tiêu công ở Việt Nam đã được công bố do nhóm đối tác tài chính công gồm Ngân hàng Thế giới, Úc, Canada, Thuỵ Sĩ, Anh và các cơ quan của Liên Hợp quốc nghiên cứu. Dù không đưa ra đánh giá gây sốc nào như lãng phí, thất thoát, nhưng những bất cân đối về ngân sách, cơ cấu chi tiêu công không hợp lý được chỉ ra… đã khiến Bộ trưởng Dũng không khỏi lo lắng.
Ông nhắc đến đường cao tốc là bởi trước đó, Ngân hàng Thế giới đã dẫn chứng, giao thông là 1 trong 5 ngành đang có nhiều hạn chế về vấn đề này.
Chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng thế giới, bà Vũ Hoàng Quyên, cho biết, ở ngành giao thông, tới 79% vốn đầu tư là dành cho đường bộ. Trong khi đó, đơn giá xây dựng và chi phí vận tải đường bộ lại cao.
Bà Quyên nói: “Chi phí duy tu, bảo dưỡng quá thấp cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Việt Nam chỉ chi 10% tổng chi cho đường bộ, thấp hơn nhiều so với khu vực như ở Indonesia, Malaysia là hơn 35% và ở các nước OECD là 30%”.
Video đang HOT
Cơ cấu chi bất hợp lý như vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng lâu dài của công trình và cuối cùng là tính hiệu quả của đồng vốn Nhà nước trong đầu tư công nói chung.
Nhất là khi, lĩnh vực giao thông luôn chiếm vốn đầu tư cực kỳ lớn. Riêng năm 2016, con số đầu tư cho 72 công trình dự kiến lên tới 100.000 tỷ đồng và trong đó, gần 50% là vốn ngân sách (hơn 42.000 tỷ đồng).
Bộ trưởng Dũng cho hay: “Giá, chi phí xây dựng có tương xứng với chất lượng hay không là vấn đề rất quan trọng. Điều đó nói lên việc đầu tư của ta đắt hay rẻ. Nếu như, giá là giá đường cao tốc nhưng chất lượng không phải như đường cao tốc thì hậu quả rất nặng nề.”.
Riêng lĩnh vực này, bộ trưởng Dũng bày tỏ mong muốn nhóm nghiên cứu sẽ làm rõ những câu hỏi của ông, giá 1 km đường cao tốc ở Việt Nam so với thế giới là như thế nào?
“Với quan điểm nhìn từ mối tương quan giữa chất lượng và chi phí đầu tư, nhiều nước đã tổ chức kiểm toán. Chúng tôi rất mong Việt Nam có thể kiểm toán các khoản chi tiêu công, nhất là ở những lĩnh vực mà Chính phủ phải chi rất nhiều như đường cao tốc”, bà Victoria KwaKwa, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, gợi ý.
Kỷ luật cứng cho quản lý chi tiêu công
Khi các chuyên gia và nhà quản lý đang đau đầu về bài toán nâng cao hiệu quả chi tiêu công tại hội trường, thì trên khắp các kênh truyền thông 2 ngày qua, 2-3/6, dư luận không khỏi bức xúc về nguy cơ suýt thất thoát tới gần 1.900 tỷ đồng tiền ngân sách.
Đó là phát hiện sau thanh tra mà Bộ Tài chính vừa gửi cho Bộ GTVT hồi giữa tháng 5, về dự án mở rộng Quốc lộ 1. Dự án được triển khai xây dựng từ năm 2013, theo kế hoạch hoàn thành năm nay 2016 với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 53.317 tỷ đồng.
Thế nhưng, khi dự án mới đang xây dựng được 54,9% chiều dài toàn tuyến, tức 438km ở 8 tỉnh, Bộ Tài chính đã phát hiện việc lập dự toán tổng mức đầu tư có nhiều vi phạm. Có ít nhất 5 lỗi đã được liệt kê mà mỗi lỗi, tốn kém hàng trăm tỷ đồng, như bổ sung hạng mục không đúng chỉ đạo của Thủ tướng, phê duyệt dự toán bản vẽ thiết kế thi công không đúng, lập dự toán các khoản phụ cấp không có cơ sở hay như nghiệm thu thanh toán tăng không đúng…
Có lẽ, sự lộn xộn như ở dự án này không phải là hiếm và việc bộ Tài chính có thể làm lúc này để cứu ngân sách chỉ là kiến nghị Bộ GTVT phải chỉ đạo các đơn vị giảm tổng mức đầu tư với con số tương ứng trên. Lỗ hổng ở dự án quốc lộ 1 là minh chứng điển hình cho rủi ro thất thoát, lãng phí của quá trình phân cấp đầu tư công ngày càng tăng.
Theo bà Vũ Hoàng Quyên, có tới 77% chi đầu tư công hiện nay là do địa phương thực hiện và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nước đang phát triển.
Một trong những hệ luỵ lớn là khi quyền của địa phương quá lớn, rủi ro đầu tư dàn trải, giảm hiệu suất đầu tư… là thấy rõ. Cùng đó, kế hoạch đầu tư công và nguồn lực ngân sách không gắn kết với nhau. Ngân sách hiện chỉ đáp ứng được 61% tổng kinh phí các dự án được phê duyệt nên dẫn tới chậm tiến độ, nợ đọng, giảm chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lực.
Ông Sebastian Eckardt, một chuyên gia kinh tế cao cấp khác của Ngân hàng Thế giới đưa ra cảnh báo, bội chi ngân sách bình quân 5 năm qua của Việt Nam tăng từ 5% trở lên và kết quả là nợ công tăng nhanh. Nếu không cải thiện tình hình tài khoá hiện nay, giảm bội chi 4% thì lộ trình nợ sẽ sớm đưa Việt Nam vào vùng rủi ro nợ công.
“Quản lý chi tiêu phải theo dự toán. Đó là kỷ cương ngân sách cần phải được chấp hành nghiêm. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ ngành, địa phương hoàn thiện thể chế quản lý chi tiêu công và sớm biến những khuyến nghị của các đối tác thành hành động”, bộ trưởng Dũng khẳng định.
Phạm Huyền
Theo_VietNamNet
Nhà "siêu xuyệt": Quận 8 giảm từ 6 còn 2 xuyệt như thế nào?
Trong khi huyện Nhà Bè (TP.HCM) vẫn đang loay hoay tìm cách gỡ tình trạng nhiều số nhà dài loằng ngoằng vì quá nhiều xuyệt thì ở một nơi khác là quận 8 đã có cách làm hay giải quyết được tình trạng này. Xem thêm: Vì sao lại có những số nhà &'siêu xuyệt'?
Ông Ngô Huy, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận 8, cho biết trước đây ở quận 8 có những số nhà năm, sáu xuyệt, như ở địa bàn phường 7 và phường 16. Số nhà dài cũng khiến cho bảng số nhà dài hơn so với quy cách, người dân cũng gặp một số khó khăn. Nguyên do nguồn gốc tạo lập của các căn nhà này trước đây vốn là đất nông nghiệp, chủ đất tự phân lô và xây nhà, không làm đường nên hình thành những con hẻm nhỏ, sâu, ngoằn ngoèo. Theo Quyết định 22/2012 của UBND TP, cứ đến một hẻm sẽ có một dấu nghiêng (/, còn gọi là dấu xuyệt) và không khống chế số lượng. Vì vậy, những khu vực hẻm có hiện trạng như đã nêu thì sẽ có nhiều xuyệt.
Số nhà "siêu xuyệt" như thế này không phải là hiếm ở Nhà Bè. Ảnh: NGUYỄN TÂN
Cũng theo ông Huy, để giảm thiểu bảng số nhà quá dài, quận 8 đã khảo sát các tuyến hẻm, xác định vị trí các căn nhà thông ra nhiều hẻm. Sau đó chọn con hẻm ngắn nhất (không kể là to hay nhỏ) để gắn số nhà. Tuy nhiên, cách làm này còn phụ thuộc vào người dân vì đa phần họ vẫn thích nhà lấy số theo hẻm lớn để dễ tìm kiếm và thuận lợi cho việc giao dịch. Do đó, khi làm phải lấy ý kiến người dân, nếu họ không đồng thuận thì cũng phải xem xét lại. Với cách làm trên, số lượng các địa chỉ có nhiều xuyệt đã giảm rất nhiều và đa phần hiện nay chỉ còn hai đến ba xuyệt.
VIỆT HOA
Theo_PLO
Thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản như thế nào? Về nguyên tắc, hoạt động khoáng sản trong đó có hoạt động khai thác khoáng sản chỉ được tiến hành khi cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Hỏi: Doanh nghiệp tôi đang có nhu cầu khai thác vàng tại địa phương của mình. Cho tôi hỏi, để được cấp Giấy phép khai thác vàng cần điều kiện gì...