Chỉ thuê bao có thông tin định danh chính xác mới được cung cấp dịch vụ Mobile Money
Đại diện Cục Viễn thông ( Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, những thuê bao muốn được cung cấp dịch vụ Mobile Money phải có thông tin định danh chính xác.
Khách hàng dùng dịch vụ Mobile Money phải có định danh chính xác thông tin cá nhân.
Về việc triển khai dịch vụ Mobile Money sau khi Ngân hàng Nhà nước cấp phép thí điểm cho VNPT và MobiFone, đại diện Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, những thuê bao muốn được cung cấp dịch vụ Mobile Money phải có thông tin chính xác theo đúng quy định.
Theo đó, nhà mạng được cung cấp dịch vụ đến các khách hàng có chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu trùng với thông tin đăng ký số thuê bao di động của khách hàng và được doanh nghiệp thí điểm định danh, xác thực theo quy định. Các số thuê bao di động có thời gian kích hoạt và sử dụng liên tục trong ít nhất 3 tháng liền kề tính đến thời điểm đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile Money. Mỗi khách hàng chỉ được mở 1 tài khoản Mobile Money tại mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
Nhà mạng thực hiện thí điểm phải chịu trách nhiệm định danh khách hàng (KYC) sử dụng Mobile Money. Cụ thể, xây dựng công cụ để quản lý rủi ro và quy trình KYC, đảm bảo chỉ những khách hàng đủ điều kiện quy định mới được đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money. Theo đó, nhà mạng quyết định cho khách hàng đăng ký mở và sử dụng dịch vụ trực tiếp hoặc online. Trong trường hợp không gặp mặt trực tiếp, doanh nghiệp thí điểm phải xây dựng và ban hành quy trình, thủ tục đăng ký mở và sử dụng dịch vụ Mobile Money bằng phương thức điện tử phù hợp với quy định của pháp luật; đảm bảo có các biện pháp hình thức và công cụ để nhận biết, định danh khách hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin khách hàng.
Nhà mạng cần có quy trình xác thực đối với mỗi giao dịch của tài khoản Mobile Money; xây dựng phương án quản lý đối với trường hợp một cá nhân sử dụng nhiều tài khoản Mobile Money. Ngoài ra, phải có biện pháp nhằm hạn chế, loại bỏ tình trạng SIM có thông tin không chính xác, không đầy đủ trên thị trường.
Khách hàng được thanh toán khi giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị chấp nhận thanh toán bằng tài khoản Mobile Money và giao dịch chuyển tiền giữa các tài khoản Mobile Money của khách hàng trong cùng hệ thống của doanh nghiệp thực hiện thí điểm, giữa các tài khoản Mobile Money của khách hàng với tài khoản thanh toán ngân hàng hoặc ví điện tử do doanh nghiệp thực hiện thí điểm cung cấp. Hạn mức giao dịch đối với dịch vụ Mobile Money không quá 10 triệu đồng/tháng với mỗi tài khoản cho tổng các giao dịch như rút tiền, chuyển tiền và thanh toán.
Hiện nhà mạng VNPT và MobiFone đang rà soát lại thông tin thuê bao và yêu cầu các thuê bao đăng ký lại nếu không chính xác để “làm sạch” thông tin.
Theo đại diện MobiFone, nhà mạng có thể cung cấp dịch vụ đến tay khách hàng trong tháng 12/2021 sau khi hoàn tất thử nghiệm kỹ thuật. Còn đại diện VNPT cũng chính thức cung cấp thí điểm dịch vụ Mobile Money trên cả nước từ ngày 25/11.
Video đang HOT
Ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Mục tiêu của Chính phủ muốn Mobile Money phát huy hiệu quả để thu hẹp khoảng cách số ở vùng sâu vùng xa. Muốn dịch vụ này được sử dụng rộng rãi phải đem lại sự tiện lợi và niềm tin cho khách hàng; phải đảm bảo chỉ thuê bao có thông tin định danh chính xác mới được cung cấp dịch vụ.
Công an Hà Nội dùng xe buýt đi cấp căn cước lưu động cho người dân
Để toàn bộ người dân sinh sống trên địa bàn được cấp căn cước công dân gắn chíp, Công an Q.Long Biên (Hà Nội) đã huy động xe buýt, máy móc để cấp căn cước công dân lưu động trên toàn địa bàn.
7 giờ 30 sáng 16.11, chuyến xe buýt đặc biệt của Công an Q.Long Biên (Hà Nội) chở theo nhiều cán bộ, máy móc đến các điểm cấp căn cước công dân gắn chíp lưu động cho người dân sinh sống trên địa bàn.
Sáng 16.11, Công an Q.Long Biên (Hà Nội) triển khai kế hoạch cấp căn cước công dân lưu động cho người dân, bằng xe buýt. Ảnh KIẾN TRẦN
Trao đổi với Thanh Niên, đại diện Công an Q.Long Biên cho biết, đây là mô hình mới mà quận này lần đầu triển khai tại TP.Hà Nội. Từ sáng sớm, 2 tổ cấp căn cước công dân thuộc Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Q.Long Biên đã chuẩn bị các trang thiết bị, phương tiện để khởi hành kế hoạch cấp căn cước công dân gắn chíp cho những người dân sinh sống trên địa bàn.
Việc dùng xe buýt để đi cấp căn cước công dân cho người dân là lần đầu xuất hiện tại Hà Nội . Ảnh KIẾN TRẦN
Trước khi triển khai, Công an Q.Long Biên đã phổ biến đến từng tổ dân phố, yêu cầu chính quyền thông báo đến toàn thể người dân thường trú, tạm trú trên địa bàn chưa làm thủ tục cấp căn cước công dân gắn chíp về kế hoạch, địa điểm để người dân nắm được và ra điểm cấp để làm thủ tục.
Để thực hiện kế hoạch này, Công an Q.Long Biên đã huy động xe buýt của một đơn vị vận tải trên địa bàn và nhiều máy móc . Ảnh KIẾN TRẦN
Theo kế hoạch, trong ngày 16.11, chuyến xe buýt cấp căn cước của Công an Q.Long Biên sẽ dừng tại 5 điểm, cụ thể: P.Thạch Bàn, thời gian từ 7 giờ 30 - 9 giờ 30 tại Công ty Dinafack, đường Huỳnh Tấn Phát; P.Long Biên từ 10 - 12 giờ, tại trường Mầm non Long Biên A, tổ dân phố 12; P.Bồ Đề từ 12 giờ 30 - 14 giờ 30, tại Công viên Bồ Đề xanh; P.Sài Đồng từ 15 - 18 giờ, tại Tổng Công ty May 10, đường Nguyễn Văn Linh; P.Phúc Đồng từ 18 giờ 30 - 22 giờ, tại số 247 đường Nguyễn Văn Linh. Dự kiến hoạt động cấp căn cước lưu động sẽ diễn ra đến hết tháng 11.
Công an Q.Long Biên tháo ghế trên xe để bố trí 2 tổ cấp căn cước trên xe buýt . Ảnh KIẾN TRẦN
Theo đại diện Công an Q.Long Biên, các điểm thu nhận hồ sơ căn cước công dân lưu động phải đảm bảo hiệu suất tối thiểu 200 hồ sơ/tổ/ngày, duy trì trước mắt đến hết tháng 11.
"Việc tổ chức thu nhận hồ sơ làm căn cước công dân gắn chíp được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, ưu tiên điểm đông công dân. Đối với các nhóm lẻ, chúng tôi sẽ nghiên cứu phương án bố trí phương tiện để gom công dân tập trung về một điểm hoặc đến tận nhà công dân để thu nhận hồ sơ", đại diện Công an Q.Long Biên cho hay.
Theo đại diện Công an Q.Long Biên, quá trình tiếp nhận hồ sơ cho một người dân diễn ra rất nhanh và đảm bảo công tác phòng chống dịch . Ảnh KIẾN TRẦN
Đại diện Công an Q.Long Biên cho biết, trong sáng 16.11, hơn 200 công nhân Plastic đã được làm các thủ tục cấp căn cước công dân gắn chíp. Không mất thời gian đi lại, không phải mang theo nhiều giấy tờ, mỗi người dân chỉ mất ít phút để cùng lực lượng Công an hoàn thiện các thủ tục. Đặc biệt, người dân phải tuân thủ các quy định phòng, chống dịch Covid-19 khi đến làm căn cước.
Theo Công an TP.Hà Nội, tính đến hết ngày 15.11, toàn thành phố thu nhận gần 5,2 triệu hồ sơ cấp căn cước công dân gắn chíp, đã trả hơn 4,42 triệu thẻ căn cước công dân cho người dân.
Công an Q.Long Biên hướng dẫn người dân điền thông tin khai báo . Ảnh KIẾN TRẦN
Trong sáng 16.11, Công an Q.Long Biên đã tiếp nhận hơn 200 hồ sơ của các công dân sinh sống trên địa bàn . Ảnh KIẾN TRẦN
Giá trang thiết bị y tế phải được niêm yết công khai Đây là một trong những nội dung của Nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế vừa được Chính phủ ban hành, có hiệu lực từ 1/1/2022. Nghị định này quy định việc quản lý trang thiết bị y tế bao gồm: Phân loại trang thiết bị y tế; sản xuất, nghiên cứu lâm sàng, lưu hành, mua bán, xuất...