Chỉ thiết kế 2 mức đánh giá trên phiếu tín nhiệm
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết, kết quả xin ý kiến về việc sửa quy định lấy phiếu tín nhiệm, đa số đại biểu đề nghị lấy phiếu 2 lần/nhiệm kỳ, phiếu tín nhiệm chỉ thiết kế ở 2 mức: tín nhiệm và tín nhiệm thấp…
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 18/6, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương cho biết, căn cứ theo ý kiến đại biểu, Quốc hội sẽ quyết định lấy phiếu tín nhiệm với mỗi cá nhân 2 lần/nhiệm kỳ, vào cuối năm thứ 2 và cuối năm thứ 4 của nhiệm kỳ.
Việc thay đổi theo hướng tăng tần suất lấy phiếu, từ 1 lần/nhiệm kỳ như phương án UB Thường vụ Quốc hội trình xin ý kiến lên 2 lần/nhiệm kỳ, theo bà Nương, là để những người được lấy phiếu phiếu có điều kiện thể hiện hết các khả năng của mình, cũng để Quốc hội, HĐND giám sát việc thực hiện chức trách của người được lấy phiếu thường xuyên hơn.
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 18/6.
Cũng từ việc tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo Nghị quyết sửa đổi bổ sung Nghị quyết 35 về lấy phiếu tín nhiệm dự kiến sẽ được chỉnh lại, chỉ ghi 2 mức là “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”. 2 mức tín nhiệm để phân biệt rõ, “đong đếm” cụ thể việc các chức danh sau khi được Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn vào vị trí thực thi nhiệm vụ thì tín nhiệm sau một thời gian hoạt động thực tế còn như trước hay không.
Video đang HOT
Bà Nương phân tích, việc này sẽ giúp phân biệt rõ hơn mức tín nhiệm cao hay tín nhiệm thấp của mỗi người.
Cùng với hướng thay đổi này, việc xử lý về hệ quả lấy phiếu tín nhiệm cũng sẽ thay đổi, hướng cụ thể, Trưởng Ban Công tác đại biểu cho rằng cần phải bàn thêm.
Dự kiến, người có số phiếu tín nhiệm thấp trên 50% thì trước hết là có quyền xin từ chức. Khi đó, các cơ quan quản lý cán bộ sẽ phải có quyết định bố trí, sử dụng cán bộ cho hợp lý hơn. Trường hợp chức danh có số phiếu tín nhiệm thấp quá cao (quá 2/3 số phiếu) thì có lẽ phải tổ chức chuyển sang quy trình bỏ phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp có hoạt động lấy phiếu.
Trả lời câu hỏi, việc lấy 2 mức có mâu thuẫn với chủ trương đã quán triệt về việc lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng khi có những người lấy trong Đảng thì phiếu tín nhiệm cao nhưng ra Quốc hội kết quả lại thấp, bà Nương lý giải, Quốc hội phải lắng nghe, tiếp thu ý kiến đại biểu – đại diện của cử tri và nhân dân.
“Vấn đề là ta phải vừa thực hiện Nghị quyết của TƯ, thực hiện chủ trương của Đảng vừa phải làm theo ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Quốc hội sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp để quy định cho phù hợp” – bà Nương nói.
Về đối tượng lấy phiếu, Trưởng Ban Công tác đại biểu xác nhận, dù có nhiều ý kiến góp ý khác nhau nhưng về cơ bản, dự thảo Nghị quyết sửa đổi giữ nguyên như Nghị quyết 35. Các đối tượng khác như Giám đốc Sở, trưởng các cơ quan chuyên môn không phải là thành viên UBND, theo bà Nương, ngoài Nghị quyết số 35, còn có quy định số 165 của TƯ để “quét” việc lấy phiếu tại cơ sở với các đối tượng này.
Về quy trình trình lại dự thảo, bà Nương cho biết, trước hết, UB Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội về kết quả xin ý kiến đại biểu, hướng chỉnh lý dự thảo để Quốc hội thông qua ngay trong kỳ họp thứ 7 này. Theo đó, nếu Quốc hội thông qua, việc lấy phiếu tín nhiệm lần thứ 2 vẫn sẽ được tiến hành vào kỳ họp cuối năm nay.
P.Thảo
Theo Dantri
Thêm nguồn động viên cho lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển
Món quà ủng hộ có tổng trị giá 100 triệu đồng vừa được trao tặng cho lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam nhằm chung sức góp phần vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước nhà.
Chiều ngày 20/5, Tổng công ty TNHH Đại lý tàu biển Bình An đã trao tặng 50 triệu đồng cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; Trung tâm Nghiên cứu, điều tra, tư vấn khảo sát tài nguyên và môi trường biển thuộc Hội Khoa học kỹ thuật biển Việt Nam trao tặng 50 triệu đồng cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Trung, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) tiếp nhận hỗ trợ
Phát biểu tại lễ trao tặng, Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã cập nhật một số thông tin ngoài thực địa quanh khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
"Hiện Trung Quốc đang trang bị khoảng 130 tàu các loại quanh khu vực giàn khoan trái phép, trong đó có các tàu chiến thuộc loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tuần tiễu tấn công nhanh, tàu vận tải đổ bộ' riêng tàu vận tải đổ bộ được trang bị cả hệ thống tên lửa phòng không, pháo cỡ lớn 16 ly" - Đại tá Thu nói.
Ông cũng cho biết, ngoài lực lượng tàu chiến, Trung Quốc thường xuyên sử dụng các máy bay JH7 và khoảng 40 tàu chấp pháp, đây là tàu bán quân sự được trang bị vũ khí và 50 - 70 tàu cá công suất lớn, tất cả tạo ra hành lang bảo vệ xung quanh giàn khoan.
Trong những ngày vừa qua, tuy lực lượng của ta hạn chế hơn Trung Quốc rất nhiều, nhưng Kiểm ngư Việt Nam và Cảnh sát biển Việt Nam vẫn kiên cường bám trụ, nhiều anh em kiểm ngư rất dũng cảm, dù bị thương nhưng sau khi được băng bó vẫn tiếp tục xung phong ở lại làm nhiệm vụ, giữ vững chủ quyền. Tinh thần hết mình vì nhiệm của đó khiến nhân dân cả nước rất xúc động, cảm phục. Nhiều tổ chức, cá nhân đã tiến hành quyên góp để ủng hộ cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trên biển.
"Sự tiếp sức về mặt tinh thần, vật chất trong thời điểm hiện nay đặc biệt quan trọng, củng cố niềm tin và quyết tâm của các chiến sĩ. Những thông tin ủng hộ của đất liền, của đồng bào chiến sĩ cả nước, của doanh nghiệp đều được thông tin đến anh em, ai cũng phấn khởi tin tưởng, gửi lời cảm ơn nhân dân và cũng mong rằng nhân dân hết sức bình tĩnh, tin tưởng ở lực lượng đang làm nhiệm vụ trên biển, thể hiện tinh thần yêu nước đúng đắn, không có những hành động quá khích như vừa qua", Đại tá Thu nhấn mạnh.
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Xông thẳng vào bệnh viện đâm chết vợ Người vợ mới ở tuổi 21 đang khám bệnh trong bệnh viện thì bất ngờ bị chồng đâm nhiều nhát dẫn đến tử vong. Sau khi giết vợ, người đàn ông này cắm đầu cắm cổ chạy về trụ sở công an gần đó đầu thú. Vào lúc 9h25 ngày 5/5, tại Bệnh viện Dương Kinh, thành phố Hải Phòng đã xảy ra...