Chỉ thả vài lượt lưới là có cả chục kí cá rô phi trong vuông tôm
Cá phi (rô phi) là loài có nhiều trong vuông tôm ở Cà Mau. Và việc giăng lưới bắt cá rô phi là công việc thường xuyên của nhiều nông dân ở đây, vừa để làm thức ăn trong và đình vừa kiếm thêm thu nhập.
Theo nhiều nông dân tại Cà Mau, cá phi là loài thường sống theo bầy đàn, và tính nhát nên chỉ cần thả lưới ngang vuông tôm, rồi dùng cây sào đập dưới nước cá sẽ chạy vào lưới.
Ông Trần Văn Hoàng (xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi), chia sẻ: Cách giăng lưới bắt cá rô phi trong vuông tôm đã có từ lâu đời. Cá rô phi sống tự nhiên trong vuông tôm và không cần phải cho ăn. Tùy theo cá trong vuông lớn hay nhỏ mà mình sẽ chọn cỡ lưới cho phù hợp.
Video đang HOT
Những con cá rô phi vướng vào lưới (Ảnh: Chúc Ly).
Thông thường người dân chọn lưới 6,5-7 phân. Ông Hoàng cho hay: Khi xác định được khu vực có nhiều cá thì mình giăng lưới ngang, sau đó bơi xuống ra xa cách khoảng vài chục mét, dùng sào đập xuống nước cá sẽ tự động chạy vào lưới.
Người dân dùng sào bằng cây đập xuống mặt nước đuổi cá vào lưới (Ảnh: Chúc Ly).
Nói về cách để gỡ cá không chết, ông Hoàng chia sẻ: “Đối với những con cá nhỏ thì mình có thể gỡ xuôi từ đầu xuống đuôi cá, còn gặp con cá lớn mắc lưới thì phải gỡ ngược lại, và gỡ cẩn thận từ từ để cá không chết.
Gỡ cá khỏi lưới cũng phải rất cẩn thận để cá không bị chết (Ảnh: Chúc Ly).
“Với diện tích vuông tôm khoảng 1ha, mỗi ngày tôi có thể bắt được khoảng 40-50kg, sau vài lần kéo lưới có thể kiếm được cả chục kí cá rô phi. Cá rô phi còn sống khi bán ra chợ có giá khoảng 20.000 đồng/kg, cá chết thì rẻ hơn một chút” – ông Hoàng bộc bạch.
Theo Danviet
Cà Mau: Đã di dời được 915 hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm
Tỉnh Cà Mau đã di dời được 915 hộ trong tổng số 1.227 hộ ra khỏi khu vực ven biển, nguy hiểm trước những diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đang diễn ra.
Sáng nay (2.11), ông Nguyễn Long Hoai - Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau - cho biết, lúc 21h30 tối qua, Ban chỉ huy đã yêu cầu các địa phương tiếp tục theo dõi sát tình hình ATNĐ, nghiêm túc công tác chuẩn bị ứng phó, không chủ quan, lơ là, tuỳ tình hình thực tế mà có thể tạm dừng công tác di dời dân.
Phát loa thông báo về diễn biến áp thấp nhiệt đới tại ấp Mai Hoa, xa Nguyên Huân, huyên Đâm Dơi, tỉnh Cà Mau. (Ảnh: Chúc Ly)
Theo phóng viên tìm hiểu, tại huyện Ngọc Hiển, tính đến tối qua, đã di dời được 915 hộ với 3.700 nhân khẩu trong tổng số 1.227 hộ nằm ở những khu vực ven biển, nguy hiểm.
Theo ông Hoai, Cơ quan Khí tượng thủy văn Trung ương cho biết, trong sáng sớm cùng ngày, ATNĐ trên vùng biển phía Nam Cà Mau đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Tuy nhiên, ATNĐ trên Biển Đông đã mạnh thêm và có khả năng thành bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 1h ngày 3.11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 12,2 độ vĩ Bắc; 114,1 độ kinh Đông, trên khu vực phía Bắc quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Khu vực giữa Biển Đông có mưa rào và dông mạnh, gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, giật cấp 11, biển động rất mạnh. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20 km và tiếp tục có khả năng mạnh thêm.
Theo Danviet
Người lớn, trẻ nhỏ đua nhau vợt cá trên kênh "chết" ở Sài Gòn Hàng chục người đổ ra hai bên kênh Nước Đen ở Sài Gòn để thả lưới, câu, vớt cá trên kênh. Chiều tối 15.10, nhiều người dân đổ ra hai khu vực bờ kênh Nước Đen ở quận Bình Tân, TP.HCM để bắt cá trên kênh Do những ngày qua, mưa lớn trút xuống địa bàn TP.HCM nên cá từ các ao, hồ...