Chí Tài từng bán cả quần áo để lo viện phí cho vợ
Tai nạn xảy ra khi Chí Tài chở người yêu đi ăn lúc trời mưa đã khiến cô phải trải qua cơn thập tử nhất sinh. Toàn bộ tiền bạc tích góp từ việc đi hát, anh dùng lo việc phí cho cô.
Bỏ học vì mê đàn
Ai cũng nghĩ tôi sinh ra trong gia đình có truyền thống âm nhạc sẽ được học tử tế nhưng thực tế tôi tự mày mò tất cả. Có điều, từ nhỏ đã được sống trong tình yêu âm nhạc của gia đình. Mỗi buổi chiều, sau bữa cơm tối, anh em tôi ngồi tụ tập nghe ba, má, chị hai chơi đàn. Trong khi ba chơi guitar, má chơi mandolin, chị gái chơi accordion, tôi và các anh chăm chú ngồi nghe. Ba tôi từng là nhạc công nhưng chưa từng chỉ tôi cách cầm đàn, đọc nốt nhạc ra sao.
Lên cấp 2, tôi bắt đầu làm quen với đàn guitar và gắn với nó từ đó. Vì mê đàn, từ một trong ba học sinh giỏi nhất lớp, năm nào cũng lên lĩnh phần thưởng, tôi trở thành người đội sổ. Không điểm thấp sao được khi một ngày tôi luyện đàn từ 8-10 tiếng. Lần nào muốn chơi thành thạo bài mới, tôi sẵn sàng luyện suốt đêm không ngủ. Cảm giác đánh đúng memory sướng vô cùng.
Tự mình học chưa thỏa mãn, tôi đến các tụ điểm âm nhạc, học hỏi các tay guitar khác. Có người học được điều hay nhưng có người, tôi lại học cả sai lầm của họ. Một lần thấy nhạc sĩ chơi bản nhạc hay quá, họ không chỉ gảy bằng tay mà dùng cả răng cắn dây đàn. Tôi về nhà cũng làm theo suốt một thời gian. Sau này mới phát hiện nhạc sĩ đó ăn gian nốt, họ chỉ cắn một lần, còn tôi thì cắn tới 3 lần. Hậu quả của việc mài răng trên dây đàn là hai răng cửa của tôi mỏng như lá lúa. Ngày sang Mỹ khám nha khoa, bác sĩ bất ngờ vì chưa từng gặp ai có răng cửa mỏng như tôi.
Chí Tài trở thành ca sĩ nhờ tự học và học lóm.
18 tuổi, tôi thành lập ban nhạc Lướt sóng, biểu diễn khắp các tụ điểm ở Sài Gòn nhưng vẫn cảm thấy tự ti trước những bài nhạc khó. Đi biểu diễn, bắt gặp tay guitar nổi tiếng chơi được bài nhạc dài với vô số nốt cao thấp, tôi ngưỡng mộ lắm! Tôi ao ước, một ngày nào đó sẽ được ngồi vào vị trí của họ và chơi solo trên sân khấu.
Những kiến thức tự học và học lỏm chưa đủ, tôi mua sách về đọc. Chỗ nào không hiểu lại nhờ anh trai giải thích. Sau hai năm đọc sách, một ngày nhạc sĩ kia bị bệnh, tôi đã được ngồi vào vị trí đó. Qua chuyện này mới thấy, tất cả phải có cơ duyên. Nếu có duyên, mới có cơ hội. Còn không bạn mong muốn thế nào cũng không được.
Ngoài chuyện học guitar, việc học đánh trống của tôi cũng là huyền thoại. Đi biểu diễn chung với tay trống nổi tiếng ở Sài Gòn, thấy anh chơi solo một bài rất hay, đứng sau cánh gà nhìn một lần mà tôi thuộc giai điệu lúc nào không hay. Về nhà, thỉnh thoảng, tôi lấy đũa đánh vào nệm chơi. Ấy vậy, tới ngày ông đánh trống đi trễ vì nhậu xỉn, bà bầu lo lắng, không biết xoay sở ra sao khi giờ diễn đã bắt đầu. Tôi bèn xung phong thế chỗ. Ai cũng trợn mắt ngạc nhiên vì họ chưa thấy tôi chơi trống bao giờ. Phần biểu diễn của tôi khá suôn sẻ. Đến khi ông nhạc công tới, nghe hết phần chơi của tôi liền hỏi: ” Chú học hồi nào mà đánh y chang tôi”.
Video đang HOT
Mơ càng cao, ngã càng đau
Nếu ngày đó may mắn, có lẽ tôi vẫn theo đuổi con đường nhạc sĩ. Nhưng số phận đã an bài, không cho tôi đạt được vị trí cao trong âm nhạc. Thời đó, ai được chọn đi diễn nước ngoài là oai lắm và chắc chắn, sau chuyến đi, vị trí sẽ lên một bậc mới. Còn tôi, hai lần được chọn đi nước ngoài song 2 lần đều lỡ hẹn.
Lần đầu tiên, tham gia liên hoan các ban nhạc, dù tôi là người đứng áp chót trong 13 tay guitar của Sài Gòn nhưng giám đốc Nhà hát Bông Sen lại chọn tôi cho chuyến đi Đức với lý do: “Em chơi không hay như người khác nhưng thần thái tốt, biểu diễn sinh động”. Tôi sung sướng về làm hồ sơ, dẫn cả nhà đi nhậu, ăn mừng. Một thành viên đi Đức thì có nghĩa là ban nhạc của tôi sẽ tỏa sáng, nổi tiếng khắp Sài Gòn. Suốt mấy ngày, tôi nằm mơ, dệt mộng, nghĩ ra bao viễn cảnh tươi sáng trước mắt.
Người ta bảo mơ càng cao, ngã càng đau. Điều này đúng với tôi vì đang mơ mộng thì ông Chánh Trực báo sơ yếu lí lịch của tôi không đủ điều kiện xuất ngoại. Vậy là không còn cơ hội để cái tên Chí Tài bật sáng.
Chí Tài và Hoài Linh là cặp diễn viên hài được khán giả yêu thích nhiều năm qua.
Tôi lại cần mẫn cùng ban nhạc Lướt sóng chạy show mỗi đêm và cũng quên luôn ý nghĩ ra nước ngoài biểu diễn. Hai năm sau, nhạc sĩ Tôn Thất Lập chuẩn bị cho chuyến lưu diễn Đông Âu lại gọi tôi: “Về làm sơ yếu lý lịch đi. Lần này không lo đâu”. Lần này, tôi cũng chuẩn bị quần áo, sẵn sàng lên đường thì cũng nhận được tin: “Hủy chuyến đi”.
Tin buồn này vừa qua đi thì chuyện buồn khác ập tới. Trong một lần chở người yêu (vợ Chí Tài hiện tại- PV), đi ăn vào trời mưa, họ bị tai nạn khiến Phương Loan phải trải qua cơn thập tử nhất sinh. Bao nhiêu tiền bạc tích góp được trong thời gian đi hát, tôi đổ vào mua thuốc kháng sinh cho người yêu.
Còn thiếu, tôi bán cả quần áo – những món được ba mẹ gửi từ Mỹ về. Chưa đủ, tôi gia tăng thu nhập bằng cách mở lớp dạy đàn. Từ một lớp nhỏ chỉ có 3 cô gái mập học, sau một năm lớp học đã tăng lên 80 người. Sau này, vừa đi biểu diễn, vừa dậy, quá căng thẳng nên tôi giải tán lớp học.
Chí Tài và vợ.
20 năm qua, tuy đi diễn hài nhưng tôi chưa bao giờ thôi hết đam mê âm nhạc. Âm nhạc trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của tôi. Rảnh rỗi tôi đàn hát và mệt mỏi, tôi cũng ôm đàn nghêu ngao.
20 năm qua, khán giả đã quên mất một Chí Tài ca nhạc sĩ. Vì thế, sắp tới tôi sẽ ra một album gồm những sáng tác của mình để thỏa mãn niềm đam mê. Thấy tôi tâm huyết quá, Hoài Linh bảo: “Anh đàn hát làm gì, đa mang quá thì khổ mình”. Tôi đi hát bây giờ không phải để bon chen với ai hay mơ làm giàu mà là làm cho mình.
Theo Zing
Khóc cười cùng Trường Giang trong live show
Sau đêm diễn thành công tại sân khấu Trống Đồng, live show "Chàng hề xứ Quảng" của Trường Giang tiếp tục diễn ra tại nhà hát Hòa Bình vào tối 7/11.
Trước khi bắt đầu chương trình, Trường Giang xúc động chia sẻ với khán giả: "Trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể làm được một liveshow như thế này. Bây giờ thực hiện được rồi tôi muốn khóc oà lên vì sung sướng và hạnh phúc. Tuy nhiên, do sắp diễn hài nên tôi không thể khóc được".
Ngay tiết mục mở đầu - Tình trai bèo, Trường Giang và Giang Hồng Ngọc, Chí Tài đem lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Bên cạnh diễn xuất hài hước, Trường Giang còn khoe khả năng ca hát.
Sang tiểu phẩm Hẻm xàm xí, Trường Giang lại vào vai một gã khờ phải đối mặt với nhiều tình huống trớ trêu ở trong một hẻm nghèo. Tiểu phẩm với sự góp mặt của hàng loạt diễn viên hài như: Thu Trang, Cát Phượng, Lê Quốc Nam, Lê Giang, Tiến Luật... Bên cạnh tiếng cười, tiểu phẩm còn phê phán thói khoe cuộc sống riêng tư của những người nghiện facebook, sống ảo.
Sau tiếng cười, Trường Giang lại lấy nước mắt của người xem trong tiểu phẩm Ông già Noel. Tiểu phẩm gợi lại hình ảnh khốn khó của Trường Giang năm xưa.
Được quan tâm, chờ đợi nhiều nhất trong liveshow Chàng hề xứ Quảng là tiết mục Mười Khó. Trường Giang đã viết tiếp phần 2 của Mười Khó sau phần đầu thành công, giúp anh nổi tiếng.
Vẫn đảm nhận vai ông Mười Khó, song với nội dung mới mẻ, bất ngờ, Trường Giang cùng Hoài Linh, Đàm Vĩnh Hưng, Cẩm Ly đã làm hài lòng khán giả đến tận phút cuối chương trình.
4 tiểu phẩm trong liveshow Chàng hề xứ Quảng với những đề tài thời sự, mang hơi thở cuộc sống, được thể hiện qua cách diễn tự nhiên duyên dáng, Trường Giang đã khiến khán giả khóc cười cùng mình.
Theo Zing
Nhã Phương mang hoa đến tặng Trường Giang ở live show Trong trang phục thanh lịch, tay ôm bó hoa, Thêu của "Vừa đi vừa khóc" chạy vội đến khán đài để kịp giờ theo dõi live show "Chàng hề xứ Quảng". Tối 7/11, live show Chàng hề xứ Quảng của Trường Giang diễn ra tại TP HCM. Cận giờ show diễn, Nhã Phương đến ủng hộ "bạn trai". Nữ diễn viên không quên...