Chỉ số tín nhiệm Tổng thống Hàn Quốc tiếp tục phục hồi
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, mức đánh giá tín nhiệm đối với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã tăng tuần thứ 2 liên tiếp.
Diễn biến tích cực này một phần nhờ nỗ lực của chính phủ trong việc cải thiện nền kinh tế và sinh kế của người dân.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu tại cuộc họp nội các ở Seoul ngày 5/7/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Kết quả cuộc thăm dò dư luận do Realmeter thực hiện và công bố ngày 19/9 cho thấy, 34,4% số người được hỏi đánh giá tích cực về các chính sách quản lý nhà nước của Tổng thống Yoon – tăng 1,8% so với cuộc thăm dò tuần trước, trong khi tỷ lệ đánh giá tiêu cực là 63,2% – giảm 1,4%.
Như vậy, đây là tuần thứ 2 liên tiếp mức đánh giá tín nhiệm đối với Tổng thống Yoon tăng trong các cuộc thăm dò ý kiến công chúng do Realmeter thực hiện.
Một nhà phân tích cấp cao tại Realmeter cho biết sự ủng hộ của công chúng dành cho Tổng thống Yoon “dường như đã ổn định khi ông tập trung vào việc cải thiện nền kinh tế và sinh kế của người dân, trong khi giảm thiểu các tranh cãi về vấn đề chính trị”.
Theo chuyên gia này, mức độ tín nhiệm trong tương lai đối với Tổng thống có thể thay đổi theo các quyết định mà ông đưa ra về những vấn đề còn tồn đọng, trong đó có chính sách đối với ngành sinh học và bán dẫn, hoán đổi tiền tệ với Mỹ và vấn đề lao động cưỡng bức với Nhật Bản.
Cũng trong cuộc khảo sát trên, đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) của Tổng thống Yoon Suk-yeol có tỷ lệ ủng hộ 38,3% – tăng 3,1% so với tuần trước. Trong khi đó, đảng Dân chủ (DP) đối lập chính được 46,2% ủng hộ – giảm 2,2%.
Hàn Quốc sẽ tăng cường vai trò ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Giới quan sát cho rằng tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ thúc đẩy hợp tác với các đối tác, trong đó có Việt Nam, để gia tăng vai trò của nước này ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên thệ nhậm chức ngày 10-5-2022 - Ảnh: Reuters
Giáo sư Choe Wongi - chủ nhiệm khoa nghiên cứu ASEAN - Ấn Độ, Học viện Ngoại giao quốc gia Hàn Quốc (KNDA) - cho rằng Tổng thống Yoon Suk Yeol có tầm nhìn chiến lược và định hướng chính trị khác với người tiền nhiệm Moon Jae In.
Vì thế, ông sẽ đưa ra những lựa chọn khác biệt trong các chính sách đối ngoại khi nắm quyền.
Mở rộng hợp tác với ASEAN
Thời gian tới, Tổng thống Yoon dự kiến nêu bật định hướng "chính sách Hàn Quốc sẽ không bị bó hẹp trong bán đảo Triều Tiên".
"Điều đó có nghĩa Hàn Quốc cần mở rộng vai trò của mình trong khu vực, không chỉ các vấn đề kinh tế mà cả chính trị, an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", giáo sư Choe nhận định.
Ông Choe lưu ý, khi đóng góp ý kiến với Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hồi tháng 2, Tổng thống Yoon từng nhấn mạnh Seoul nên hợp tác với các nước cùng quan điểm để tăng cường "một trật tự tự do, mở và bao trùm ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", và "gia tăng ứng phó với các thách thức toàn cầu quan trọng trong thời đại của chúng ta".
Bên cạnh đó, ông Yoon cũng nhấn mạnh đến các lợi ích của Hàn Quốc khi nước này tham gia các nhóm làm việc của "Bộ tứ kim cương" (Mỹ - Nhật - Ấn - Úc), hứa hẹn hoạt động tích cực trong hợp tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khôi phục quan hệ song phương với Nhật Bản, hồi phục hợp tác an ninh ba bên với Mỹ và Nhật, và nhất là đưa ra ưu tiên cao nhất trong tăng cường quan hệ chiến lược và toàn diện với Mỹ.
Tổng thống Yoon coi quan hệ với Mỹ là trục trung tâm trong chính sách ngoại giao của Hàn Quốc và cam kết sẽ tìm kiếm một liên minh chiến lược toàn diện với Washington. Tân tổng thống nhấn mạnh Seoul cần đóng vai trò lớn hơn của 1 trong 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Với định hướng và tầm nhìn này, theo giáo sư Choe, chắc chắn Tổng thống Yoon và đội ngũ của ông sẽ đặt ưu tiên lớn hợp tác với ASEAN trong bối cảnh vai trò của ASEAN ngày càng trở nên quan trọng hơn tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cả về kinh tế, ngoại giao và chiến lược.
Chú trọng an ninh hàng hải
Ông Zack Cooper, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho rằng chính quyền mới của Hàn Quốc có thể tăng hợp tác với châu Á trong thời gian tới và tập trung vào các vấn đề quốc tế.
Ông Yoon đã bày tỏ định hướng về vai trò của Hàn Quốc không chỉ ở Đông Á, mà còn ở toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. "Tân tổng thống Hàn Quốc đang nỗ lực tập trung vào bảo đảm ổn định ở một khu vực rộng lớn hơn, bên ngoài bán đảo Triều Tiên", ông Cooper nhận định.
Vì thế, chuyên gia này cho rằng Seoul sẽ tăng cường hợp tác ba bên với Mỹ và Nhật Bản trong thời gian tới. Ông Cooper lưu ý, trong những năm qua, Hàn Quốc tránh bày tỏ quan điểm cứng rắn với Trung Quốc nhưng Tổng thống Yoon sẽ đổi hướng.
Ông Yoon sẽ đề cập nhiều hơn đến hợp tác với các đối tác cùng quan điểm về các vấn đề công nghệ, kinh tế và hợp tác nhiều hơn với Mỹ về các vấn đề liên quan đến an ninh ở Đông Á.
Nhìn vào bối cảnh khu vực, theo ông Cooper, Mỹ, Nhật và các nước Đông Nam Á sẽ gia tăng hợp tác để bảo đảm an ninh trên biển.
Tuy chưa rõ Hàn Quốc sẽ tham gia thế nào trong hợp tác này nhưng ông Cooper khẳng định an ninh hàng hải sẽ là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc. Seoul có thể phát huy vai trò là một nhà sản xuất tàu thuyền, thiết bị bảo đảm an ninh trên biển.
Việt Nam sẽ trở nên quan trọng hơn với Hàn Quốc
Giáo sư Choe cho hay Việt Nam đang là đối tác chủ yếu của Hàn Quốc trong "Chính sách hướng nam mới" và sẽ đóng vai trò quan trọng hơn với Seoul dưới thời Tổng thống Yoon khi ông thúc đẩy chính sách hợp tác khu vực toàn diện trong tương lai.
Ông Choe nhắc lại việc hôm 23-3 ông Yoon đã điện đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sau khi đắc cử. Hai bên nhất trí gia tăng hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả chính trị và an ninh.
"Tôi mong chờ hai nước sẽ nỗ lực hơn trong hợp tác về chính trị và an ninh, không chỉ ở tầm song phương mà còn ở tầm khu vực trong tương lai", ông Choe nói.
Theo ông Cooper, khi tân tổng thống Hàn Quốc muốn mở rộng hợp tác ra châu Á, chắc chắn sẽ có nhiều lĩnh vực song trùng với lợi ích của Việt Nam.
Một trong những ưu tiên của hai bên sẽ là chuỗi cung ứng, khi các chuỗi bị kéo căng ở nhiều khu vực trên thế giới. "Việt Nam có thể trở thành đối tác hàng đầu của Hàn Quốc trong việc giảm áp lực trong chuỗi cung ứng để phát triển kinh tế", ông Cooper nói.
Giáo sư Sung Wook Nam, Đại học Hàn Quốc, cho biết ông trông đợi Tổng thống Yoon sẽ đặc biệt chú trọng hợp tác với Việt Nam.
Hai bên có hợp tác kinh tế cùng có lợi khi Việt Nam bổ sung lực lượng lao động và thị trường cho Hàn Quốc, cùng phát triển dựa trên thế mạnh về công nghệ và vốn của Seoul. "Tôi cho rằng tương lai hợp tác của Hàn Quốc và Việt Nam sẽ ngày càng tươi sáng hơn", ông Sung Wook Nam nói.
Đằng sau căng thẳng mới giữa Trung Quốc và Hàn Quốc về hệ thống vũ khí chống tên lửa Seoul khẳng định rằng hệ thống phòng thủ THAAD được thiết kế để bảo vệ nước này trước các mối đe dọa từ Triều Tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh không đồng tình với quan điểm này và và một số chuyên gia cho rằng Seoul đang thực hiện theo ý đồ của Mỹ. THAAD là hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn...