Chỉ số S&P 500 giảm hơn 2% do ảnh hưởng từ kinh tế Trung Quốc
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh phiên 28/9 và đang hướng đến quý tồi tệ nhất trong 4 năm qua do nhà đầu tư lo lắng về tình hình kinh tế Trung Quốc và phân vân về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED) nâng lãi suất.
Đóng cửa, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,92% xuống 16.001,89 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,57% xuống 1.881,77 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 3,04% xuống 4.543,97 điểm.
Theo số liệu mới công bố, lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc đã giảm 8,8%, khiến giá cổ phiếu của ngành nguyên vật liệu và năng lượng – những ngành có thị trường lớn tại đây – giảm mạnh. Giá dầu cũng đã giảm hơn 2% sau thông tin trên.
Tình hình kinh tế Mỹ tiếp tục có những diễn biến trái chiều khi chi tiêu dùng tháng 8/2015 tăng mạnh hơn dự đoán và làm tăng khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong năm nay. Tuy nhiên, số hợp đồng mua nhà cũ tại Mỹ lại suy giảm, cho thấy sự hồi phục của ngành bất động sản đang giảm tốc nhẹ.
Trước đó, FED đã hoãn nâng lãi suất trong tuyên bố sau cuộc họp ngày 17/9 với những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Trung Quốc, cùng một vài yếu tố khác.
Chủ tịch FED chi nhánh New York William Dudley nhận định rằng ngân hàng trung ương Mỹ có thể nâng lãi suất sớm nhất vào tháng 10/2015.
Giám đốc điều hành Mohannad Aama của Beam Capital Management cho biết nhiều nhà đầu tư hiện nay cho rằng FED đang bối rối khi ra quyết định. Theo ông Aama, FED tuyên bố sẽ nâng lãi suất trong khoảng từ nay đến cuối năm nhưng những số liệu kinh tế lại cho thấy khả năng này là không hoàn toàn chắc chắn.
Video đang HOT
Mới đây, tỷ phú Carl Icahn đã có bài phát biểu cho rằng việc FED giữ lãi suất thấp đang tạo ra bong bong trên thị trường tài sản tác phẩm nghệ thuật, bất động sản và tạo ra các trái phiếu “rác.”
Cổ phiếu ngành dược phẩm và công nghệ sinh học đã giảm mạnh 16,5% trong phiên 28/9 sau khi các nghị sĩ Đảng Dân chủ hôm 28/9 đã chỉ trích việc tăng giá mạnh 2 loại thuốc của hãng Valeant Pharmaceuticals International.
Ngành công nghệ sinh học của chỉ số Nasdaq đã giảm 6%, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2011 và tiếp nối đà giảm từ tuần trước, khi ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton chỉ trích về giá một số loại thuốc trên thị trường.
Ngoài ra, ngành chăm sóc sức khỏe của chỉ số S&P 500 cũng giảm mạnh 3,84%.
Cổ phiếu của Apple giảm mạnh 1,97% bất chấp báo cáo doanh số kỷ lục của iPhone 6S trong tuần mở bán đầu tiên, qua đó ảnh hưởng lớn đến đà đi xuống của chỉ số S&P 500.
Hiện các nhà đầu tư đang tập trung vào những bài phát biểu trong tuần này của các quan chức FED, trong đó có Chủ tịch Janet Yellen vào ngày 30/9. Bên cạnh đó, số liệu thị trường lao động phi nông nghiệp được công bố ngày 2/10 cũng được nhiều người quan tâm.
Theo_NDH
Ba vấn đề của thị trường chứng khoán Mỹ
Không thể phủ nhận những lo ngại về tình hình kinh tế Trung Quốc và giá hàng hóa sụt giảm là những nhân tố tác động mạnh tới thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ thời gian vừa qua, song theo giới phân tích, đằng sau đó còn có những nguyên nhân sâu xa, xuất phát từ chính nội tại của TTCK lớn nhất thế giới này.
Trong bài bình luận trên tờ Thời báo Tài chính (Anh), nhà chiến lược đầu tư của Wells Capital Management, James Paulsen cho rằng, TTCK Mỹ đã và đang phát triển dưới hàng loạt tổn thương trong những năm gần đây, do sự phục hồi của kinh tế Mỹ cuối cùng đã chạm tới điểm chốt quan trọng. Cho đến khi những thách thức trong giai đoạn điều chỉnh mới trên TTCK được giải quyết, các thị trường tài chính trên toàn cầu có thể vẫn chịu nhiều sức ép.
Trước đó, TTCK Mỹ theo xu hướng giá lên (bull market), được hỗ trợ nhờ khả năng kinh tế tăng trưởng mà không tạo ra các hậu quả tài chính tiêu cực. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp hấp thụ các rủi ro trên thị trường lao động, được tạo ra từ cuộc khủng hoảng tài chính. Trên lý thuyết, một khi nhịp độ tăng trưởng không được như kỳ vọng, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải cân nhắc kỹ việc tăng lãi suất, qua đó làm trì hoãn các thách thức tới giá trị của thị trường cổ phiếu, cũng như buộc Fed phải duy trì nguồn lực thanh khoản cho các thị trường tài chính.
Ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ được dự báo sẽ giảm xuống dưới mức 5% trong những tháng tới, sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc (nếu xảy ra) hay giá hàng hóa thoát đáy cũng không giúp giảm bớt những biến động trên TTCK Mỹ. Sự bất ổn định ngày hôm nay bắt nguồn từ những tổn thương trên thị trường cần được điều chỉnh, được sửa chữa suốt hơn sáu năm qua. Do đó, chứng khoán Mỹ cần tìm kiếm một nền tảng mới, cho phép xu hướng lên giá quay trở lại, ngay cả khi kinh tế Mỹ vận động theo hướng phục hồi toàn toàn thị trường lao động.
Theo chuyên gia James Paulsen, chứng khoán Mỹ đối mặt với ba thách thức lớn. Thứ nhất, trong những năm gần đây, mặc dù các nhà đầu tư đã trở nên bình tĩnh và tự tin hơn tại bất kỳ thời điểm nào trong tiến trình phục hồi kinh tế, song làm thế nào để họ giữ được niềm tin rằng giai đoạn điều chỉnh hiện nay vẫn tạo ra các cơ hội mua vào và xu hướng giá lên sẽ không thay đổi trong thời gian tới thực sự là điểm mấu chốt.
Thứ hai, tại mức đỉnh của TTCK Mỹ, hệ số giá chứng khoán/lợi nhuận cổ phiếu chạm mức cao hơn khoảng 19 lần và hiện vẫn cao hơn khoảng 17 lần. Con số này có thể được chấp nhận nếu nền kinh tế phục hồi mà không tạo ra các hậu quả tiêu cực, song có thể không bền vững một khi thị trường lao động phục hồi hoàn toàn.
Thứ ba, Mỹ rõ ràng đang hướng tới giai đoạn bình thường hóa lãi suất. Điều này chắc chắn sớm muộn gì cũng diễn ra. Vì vậy, tỷ lệ giá cổ phiếu/lợi nhuận cùng những điều chỉnh trên thị trường hiện nay có tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư để họ sẵn sàng đầu tư vào chứng khoán ngay cả khi lãi suất tăng hay không?
Giai đoạn TTCK trên xu hướng tăng điểm có thể vẫn chưa kết thúc. Tuy nhiên, sự điều chỉnh trên thị trường diễn ra sâu và kéo dài hơn dự kiến. Liệu TTCK có thể nhanh chóng trở lại các mức đỉnh hay tổn thương từ sự điều chỉnh này có tạo thêm nhiều rủi ro vẫn là thách thức đối với Phố Wall. Có thể chỉ số S&P 500 sẽ phá vỡ mức điểm 1.800 điểm trước khi giai đoạn điều chỉnh này dò đáy.
Chuyên gia James Paulsen kết luận, trong bối cảnh hầu hết các nền kinh tế trên thế giới vẫn trong giai đoạn thích ứng với mô hình chính sách mới, sự điều chỉnh trên TTCK Mỹ đánh dấu bước ngoặt quan trọng, chuyển hướng từ cổ phiếu Mỹ tới thị trường cổ phiếu quốc tế như châu Âu và Nhật Bản.
Việt Khoa (Theo báo chí nước ngoài)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thái Lan xảy ra vụ vỡ nợ lớn nhất 18 năm Trong tuần vừa qua, hãng thép Sahaviriya Steel Industries của Thái Lan đã không thể thanh toán khoản nợ 50 tỷ Bath (tương đương với 1,4 tỷ USD) vì những thua lỗ nhà máy ở Anh. Trong tuần vừa qua, hãng thép Sahaviriya Steel Industries của Thái Lan đã không thể thanh toán khoản nợ trị giá 50 tỷ Bath (tương đương với...