Chỉ số PAPI 2014: Vì sao Đà Nẵng vào bảng đầu, Hà Nội ‘lọt’ bảng dưới?
Câu hỏi thú vị đặt ra ở đây là chính quyền Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh đã làm những gì khác với chính quyền ba thành phố trực thuộc trung ương còn lại.
Quản trị và hành chính công: Chúng ta đang dậm chân tại chỗ
Sáng ngày 14/4, dự án Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (gọi tắt theo tên tiếng Anh là PAPI), do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đồng thực hiện, đã công bố kết quả khảo sát của năm 2014.
Lần thứ 4 được triển khai cho tất cả các tỉnh thành trong cả nước, PAPI đã trở thành một công cụ giám sát chính sách đáng tin cậy, một cơ chế để người dân “cho điểm” chính quyền của tỉnh, thành phố của mình, và thể hiện mức độ hài lòng của mình với công việc của “các quan”.
PAPI 2014 cho thấy một bức tranh toàn cảnh “dậm chân tại chỗ” so với xuất phát điểm vào bốn năm trước, năm 2011. Trong sáu lĩnh vực được đo lường: sự tham gia của người dân, minh bạch, giải trình, kiểm soát tham nhũng, thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công, thì điểm trung bình của toàn quốc có phần suy giảm ở lĩnh vực đầu và chỉ tăng nhẹ hoặc giữ nguyên ở năm lĩnh vực còn lại. So với năm ngoái 2013, sự suy giảm còn rõ rệt hơn, xảy ra trong năm lĩnh vực, chỉ trừ lĩnh vực cung ứng dịch vụ công.
43% phải đưa phong bì để được chú ý hơn khi khám bệnh. Ảnh minh họa
Một số những quan sát đáng lo ngại được PAPI đưa ra từ cách đây 4 năm dường như vẫn chưa được giải quyết. Trên toàn quốc, chỉ 16% người dân biết tới thông tin về kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất ở địa phương mình, mặc dù điều này đã được quy định rõ trong Pháp lệnh dân chủ cơ sở, và là một trong những mối quan tâm cơ bản nhất của người dân. Con số này đã giảm 20% so với 4 năm trước.
Đối với một nửa người dân, chất lượng môi trường là lo lắng số một hiện nay. Với một phần tư người dân, tham nhũng là vấn đề nóng bỏng nhất trong xã hội. An toàn vệ sinh thực phẩm, tệ nạn ma tuý và tai nạn giao thông là những vấn đề khác được người dân cho là đáng lo ngại nhất.
So với mấy năm trước, tình hình tham nhũng vặt có chiều gia tăng nhẹ. 49% người dân cho rằng phải hối lộ khi xin việc vào khu vực công. 43% phải đưa phong bì để được chú ý hơn khi khám bệnh. 33% cần “bôi trơn” khi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 30% phải đưa phong bì cho giáo viên để con em mình được quan tâm hơn.
Video đang HOT
Đặc biệt, đại đa số người dân (và gần như tất cả ở Hà Giang, Điện Biên, Khánh Hoà, Sóc Trăng) cho rằng có người thân quen là rất quan trọng nếu muốn được vào làm trong bộ máy chính quyền địa phương, ví dụ như vị trí công an xã, cán bộ địa chính, hay giáo viên tiểu học. Đây là những minh chứng hùng hồn cho mức độ phổ biến của hiện tượng “chạy chức chạy quyền”, ở từ mức chính quyền thấp nhất. Hệ luỵ của nó là bộ máy hành chính gạt ra ngoài những ứng viên có khả năng nhưng không quen biết, dẫn tới một đội ngũ công chức kém năng lực ở diện rộng.
Một điểm đáng quan ngại nữa là sự bất bình đẳng giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội. Ở cùng một địa phương, người nghèo, người có học vấn thấp hơn, và người thiểu số có xu hướng đánh giá chất lượng của dịch vụ công và các khía cạnh khác của quản trị thấp hơn. Rõ ràng là ở đây có phân biệt đối xử, và có vẻ các công dân có “sức mạnh” hơn (qua học vấn hay thu nhập) thì nhận được một sự đối xử ưu ái hơn từ bộ máy công quyền.
So với năm ngoái, các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Vĩnh Long, Long An, Bà Rịa-Vũng Tầu vẫn giữ được vị trí của mình trong nhóm đứng đầu. Đặc biệt Vĩnh Long và Quảng Trị đã có những tiến bộ đáng kể về điểm số. Ở phân khúc giữa, Quảng Ngãi và Bình Dương cũng được ghi nhận những cải thiện tốt. Ninh Bình, Cà Mau và Hà Nam là những tỉnh thuộc nhóm yếu nhất trong năm ngoái, nhưng đã có những tiến bộ đáng kể năm nay.
Ngược lại, Cần Thơ, Hà Giang, Khánh Hoà, Cao Bằng, Điện Biên là những tỉnh mà mức độ hài lòng chung của người dân suy giảm nhiều so với 2013. Trong số những thành phố trung ương, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh đứng ổn định trong nhóm đầu bảng. Hà Nội, Hải Phòng và Cần Thơ đều đứng ở nửa dưới của bảng và cũng thuộc vào những tỉnh bị sụt điểm khá nhiều. Câu hỏi thú vị đặt ra ở đây là chính quyền Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh đã làm những gì khác với chính quyền ba thành phố trực thuộc trung ương còn lại.
Những vụ việc gần đây như đình công của công nhân ở TP Hồ Chí Minh để phản đối Luật Bảo hiểm Xã hội, người dân địa phương phản đối dự án lấn sông Đồng Nai, dự án chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội, hay dự án cáp treo Sơn Đòong, đều chứng tỏ một nguyên lý hết sức cơ bản và quan trọng trong quản trị nhà nước, đó là chính quyền cần hỏi dân, tham vấn dân trong quá trình soạn thảo chính sách, và cần cung cấp thông tin minh bạch và kịp thời tới người dân trong quá trình thực thi chính sách.
Nếu nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chỉ nằm trên giấy tờ mà không thực sự đi vào đời sống, niềm tin của người dân vào chính quyền sẽ lung lay, thậm chí xung đột giữa hai bên sẽ xẩy ra, vì người dân sẽ không có cảm nhận chính quyền địa phương là của họ, và chúng ta phải trả chi phí rất lớn cho những tổn thất kinh tế gây ra bởi những quyết định sai, và những mất mát chính trị từ việc chính quyền không được dân ủng hộ, xã hội bất an.
Trong bối cảnh này, dự án PAPI, hàng năm thông qua tiếng nói của 13.500 người dân trên cả nước về những vấn đề sát sườn nhất với họ, là một nỗ lực bền bỉ trao cho người dân vai trò giám sát, ghi nhận những kết quả đạt được của chính quyền, đồng thời đưa ra những cảnh báo về những thiếu sót để chính quyền có thể điều chỉnh kịp thời.
Ý thức được tác dụng của PAPI như một công cụ, cho tới nay, đã có hơn 30 tỉnh và thành phố có những hoạt động phổ biến kết quả PAPI của mình xuống cấp huyện, thậm chí cấp xã, và chỉ đạo, lập ban dự án làm việc cụ thể với những số liệu có được, nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động của chính quyền và cải thiện mức độ hài lòng của người dân. Đây là những bước đầu đáng khích lệ.
Tuy nhiên những kết quả của PAPI đã chỉ ra rằng 4 năm qua không đem lại được một tiến bộ rõ nét. Trong một thế giới nói chung và một khu vực nói riêng đang ngày càng phức tạp và mang tính cạnh tranh cao hơn, chúng ta đang mất đi những năm tháng quý báu. Người dân không muốn tiếp tục phải chờ đợi lâu hơn nữa.
Theo Vietnamnet
Bộ ngành nào cũng "lạm phát" cấp phó thì chi phí hành chính quá lớn!
"Chỉ cần thêm một cấp phó là sinh ra một bộ máy. Nếu Bộ ngành nào cũng như vậy thì chi phí hành chính quá lớn, trong khi đó công việc lại ách tắc vì làm việc theo tập thể", đại biểu Đỗ Văn Đương nói.
Bên lề hành lang Quốc hội ngày 3/11, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương trao đổi với báo chí về tình trạng "lạm phát" cấp phó ở nhiều bộ ngành diễn ra trong thời gian qua.
Theo đại biểu Đỗ Văn Đương, phải quy định cứng trong luật để đỡ "lạm phát" cấp phó
Ông nhìn nhận thế nào tình trạng "lạm phát cấp phó" ở các bộ ngành hiện nay?
Thực chất cấp phó cũng rất quan trọng vì một mình cấp trưởng không thể làm hết việc. Có những công việc cấp phó lại là người quyết định chứ không phải cấp trưởng. Nhưng nhiều cấp phó quá thì lại làm phân tán nguồn lực, việc chỉ đạo nhiều khi không thống nhất. Đó là tôi chưa nói đến chi phí cho cấp phó vì dưới họ là cục trưởng, vụ trưởng, vụ phó rồi tiếp đến là một loạt công chức phục vụ bộ máy.
Như vậy, chỉ cần thêm một cấp phó là sinh ra một bộ máy. Nếu bộ ngành nào cũng như vậy thì chi phí hành chính quá lớn. Trong khi đó công việc lại ách tắc - vì nếu một người làm thì nhanh nhưng cái gì cũng tập thể là công việc ì ạch.
Thực tế quy định hiện hành quy định cụ thể mỗi bao nhiêu cấp phó ở mỗi bộ, ngành, tuy nhiên điều này không được thực hiện nghiêm mới dẫn đến tình trạng "lạm phát". Vậy theo ông trong Luật tổ chức Chính phủ có nên đưa ra quy định cụ thể mỗi bộ, ngành được bao nhiêu cấp phó hay không?
Trong luật đã có, nhưng trong quá trình tổ chức phải rất nghiêm mới thực hiện được. Còn quy định cụ thể trong luật thì nếu có thể giảm bớt được thì cũng nên giảm. Theo tôi tốt nhất là quy định cứng trong luật để sau này không phải ban hành nghị định, thông tư nữa - nếu có thì mỗi ngành lại tự đặt ra bộ máy.
Vì thế luật pháp phải quy định rõ để tránh vận dụng một cách tùy tiện khi thi hành. Mà chính sự tùy tiện trong vận dụng chỉ liên quan đến lợi ích của một số người. Lợi ích của một số người đôi khi lại liên quan rất lớn đến xã hội.
Ngoài cấp phó hiện nay cũng có tình trạng "lạm phát" các Tổng cục. Theo ông liệu có phải thu gọn cấp trung gian (trên vụ trưởng, kém thứ trưởng) này, để bộ máy hành chính đỡ phình to hay không?
Phải thu gọn lại chứ không thể để chỗ nào cũng có Tổng cục được. Tổng cục đôi khi vai trò quan trọng chẳng kém gì các Bộ. Thông thường bộ máy được quy định dưới Bộ là các cục, vụ, viện thế nhưng bây giờ lại sinh ra một cấp trung gian nữa là cấp Tổng cục. Nghĩa là bộ máy quá độ giữa cái này và cái kia thì sinh ra một anh kém thứ trưởng một tí nhưng lại trên vụ trưởng. Theo tôi, cái này cũng phải hạn chế với tinh thần muốn tinh giản bộ máy gọn nhẹ thì phải bớt cấp trung gian, bớt cấp phó mới được.
Không chỉ cấp bộ, nhiều xã phường hiện nay cũng có đến vài trăm cán bộ, trong khi dân số không quá đông?
Bộ máy hành chính cấp xã cũng là một vấn đề đáng suy nghĩ để thu gọn lại. Tinh thần là nên giảm chức vụ đi, còn nếu sinh ra nhiều quá thì lấy đâu kinh phí mà nuôi.
Thực chất lương công nhân viên chức rất thấp, vậy tại sao nhiều người vẫn tìm mọi cách vào cơ quan nhà nước làm việc?
Làm lao động bên ngoài nhiều rủi ro hơn vì doanh nghiệp hôm nay thế này nhưng ngày mai có thể phá sản, giải thể. Thực chất là làm ở bên ngoài lương cũng rất thấp như công nhân đi làm từ sáng đến tối nhưng lương như thế nào thì ai cũng biết.
Hơn nữa, công chức tuy lương thấp nhưng ở nhiều nơi vẫn cuộc sống có thể khá giả vì người ta không hẳn sống bằng lương. Vì vậy người ta mới tìm vào nhà nước để nhằm vào thứ khác nữa. Có lẽ do kẽ hở pháp luật tạo nên sự nhũng nhiễu dễ nảy sinh tiêu cực. Ngoài ra, tâm lý vào cơ quan nhà nước để phấn đấu làm lãnh đạo. Tức là anh trưởng thành về mặt chính trị thì anh có quyền lực và đã có quyền lực thì có điều kiện để thu nhập cao hơn.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong ghi
Theo Dantri
"80% người dân hài lòng dịch vụ công" là mục tiêu của năm... 2020 Dù Ngân hàng thế giới vừa đưa ra con số gây sốc: 80% người dân hài lòng với dịch vụ hành chính công, nhưng theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh, đơn vị này chỉ phấn đấu đạt 60% người dân hài lòng với dịch vụ công trong năm 2015. Theo báo cáo Chỉ số cải cách hành chính được Bộ...