Chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công được cải thiện mạnh mẽ
Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2020 công bố ngày 14/4 cho thấy, hiệu quả quản trị và hành chính công nhiệm kỳ 2016-2021 của Chính phủ liên tục được cải thiện.
Đặc biệt, chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công được cải thiện mạnh mẽ nhất.
Đại sứ Ireland tại Việt Nam John McCullagh phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Việt Lan
Lòng tin của người dân vào Chính phủ nâng cao
Báo cáo đánh giá trải nghiệm của người dân đối với hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền trong quản trị, hành chính công và cung ứng dịch vụ công. Kết quả trình bày trong báo cáo cho thấy kể từ năm 2016, lĩnh vực kiểm soát tham nhũng trong lĩnh vực công đã được cải thiện đáng kể qua từng năm.
Bên cạnh đó, trách nhiệm giải trình với người dân cũng từng bước được cải thiện trong nhiệm kỳ 2016-2021. Ngày càng có nhiều người dân tương tác với chính quyền cấp cơ sở, nhất là với trưởng thôn/tổ trưởng dân phố và đại biểu hội đồng nhân dân. Trong khi đó, điểm số của những lĩnh vực tham gia của người dân ở cấp cơ sở và thủ tục hành chính công cho thấy có sự giảm sút.
Phát biểu tại sự kiện, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen cho biết, những phát hiện nghiên cứu nổi bật từ báo cáo PAPI 2020 là hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương trong 2 nhiệm kỳ (2011-2016 và 2016-2021); trải nghiệm tiếp cận dịch vụ công của người tạm trú tại các tỉnh tiếp nhận nhiều nhập cư; quan điểm của cử tri về vai trò lãnh đạo của phụ nữ.
Video đang HOT
Bà Caitlin Wiesen cho rằng, được công bố đúng vào thời điểm Chính phủ bắt đầu một nhiệm kỳ mới, PAPI cung cấp dữ liệu sâu rộng về trải nghiệm người dân trong quá trình tương tác với bộ máy chính quyền các cấp của 63 tỉnh, thành phố. PAPI cũng là thước đo quan trọng để các tỉnh, thành phố xem xét và cải thiện hơn nữa hiệu quả hoạt động ở 8 lĩnh vực quản trị và hành chính công.
Báo cáo PAPI năm 2020 cho thấy sự tham gia của người dân và nỗ lực chống tham nhũng có mối liên hệ tích cực với hiệu quả phòng chống đại dịch Covid-19.
Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Robyn Mudie ghi nhận: “Tôi vui mừng nhận thấy có sự cải thiện trong hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh. Sự cải thiện này có thể đã góp phần giúp Việt Nam ứng phó thành công với đại dịch Covid-19. Báo cáo PAPI 2020 cho thấy có mối tương quan tích cực giữa quản trị tốt và hiệu quả trong ứng phó với đại dịch. Nói cách khác, quản trị tốt rất quan trọng. Trong thời gian tới, với quản trị công tốt, Việt Nam sẽ ứng phó hiệu quả với những tình huống khẩn cấp bất ngờ khác”.
Cần chú trọng hơn vai trò lãnh đạo của phụ nữ
Trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2021, báo cáo PAPI 2020 có phân tích về lựa chọn của cử tri khi bầu ứng cử viên cho các vị trí dân cử ở cấp quốc gia và cấp tỉnh. Kết quả cho thấy cử tri có xu hướng chọn ứng cử viên nam hơn ứng cử viên nữ, nhất là khi bầu chọn trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố. Ngoài ra, cử tri có xu hướng chọn ứng cử viên nam đã lập gia đình hơn, trong khi cũng là ứng cử viên đã lập gia đình nhưng là nữ lại ít có khả năng được bầu chọn hơn.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng những lĩnh vực phụ nữ quan tâm khác với nam giới. Phụ nữ quan tâm nhiều hơn đến công tác xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Phụ nữ ít tham gia vào quá trình ra quyết định ở địa phương và ít tiếp cận với Internet và các dịch vụ chính phủ điện tử hơn. Những khác biệt này nêu bật sự cần thiết phải có đại diện công bằng trong các cơ quan dân cử.
Chia sẻ về chủ đề này, ông John McCullagh, Đại sứ Ireland tại Việt Nam cho biết: “Phụ nữ tham gia các vai trò lãnh đạo trong khu vực công rất cần thiết vì quan điểm và tiếng nói của phụ nữ trong quá trình ra quyết định rất quan trọng. Chúng tôi hy vọng phụ nữ Việt Nam sẽ tham chính bình đẳng hơn với nam giới để họ có thể đại diện cho lợi ích của phụ nữ. Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là lĩnh vực ưu tiên của Đại sứ quán Ireland trong quá trình xây dựng quan hệ đối tác với Chính phủ Việt Nam, các tổ chức đa phương và xã hội dân sự”.
Đây cũng là lần đầu tiên PAPI khảo sát thu thập ý kiến của người dân đăng ký tạm trú. Hơn 300 người di cư đã được khảo sát tại 6 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai và Bình Dương).
Thông tin do người dân tạm trú cung cấp giúp các cấp chính quyền hiểu rõ hơn về tác động của di cư trong nước đối với hiệu quả quản trị và hành chính công của tỉnh. Phân tích cho thấy người dân di cư có xu hướng nghèo hơn, có ít tài sản hơn, thu nhập thấp hơn so với người dân thường trú và họ thường là phụ nữ.
Theo bà Wiesen, để thu hẹp những khoảng cách này, các tỉnh tiếp nhận người di cư cần tập trung giải quyết nhu cầu về thông tin và những mong đợi của tất cả mọi người dân, cả thường trú và tạm trú. Nỗ lực xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cấp thẻ căn cước công dân số hóa hiện nay là những bước đi đúng hướng của Chính phủ. Một mã số nhận dạng thống nhất sẽ tạo điều kiện cho người dân có thể tiếp cận quản trị và dịch vụ công một cách bình đẳng, bất kể nơi cư trú của họ trong phạm vi Việt Nam.
An Giang đề nghị WB và Australia hỗ trợ xây dựng hồ trữ nước ngọt
Hồ trữ nước ngọt được xây dựng tại An Giang có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho người dân trong vùng không bị thiếu nước ngọt vào mùa khô, điều hòa nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Thanh Sang/TTXVN)
Ngày 1/12, Đoàn công tác do bà Carolyn Turk , Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam và bà Robyn Mudie, Đại sứ Australia tại Việt Nam, dẫn đầu có buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi nông nghiệp và chuyển đổi sinh kế, quản lý tài nguyên nước và xói lở bờ sông.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình đề nghị phía WB và Chính phủ Australia hỗ trợ An Giang đầu tư, xây dựng hồ trữ nước ngọt quy mô lớn gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên .
Hồ trữ nước ngọt được xây dựng tại An Giang có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho người dân trong vùng không bị thiếu nước ngọt vào mùa khô, điều hòa nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trước sự tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long .
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang cũng kiến nghị phía WB và Chính phủ Australia hỗ trợ An Giang ứng phó với tình trạng sụt lún đất và sạt lở bờ sông; trước mắt, ưu tiên nguồn lực cho việc đầu tư các cụm dân cư để di dời khẩn cấp các hộ dân vùng sạt lở đặc biệt nguy hiểm đến nơi an toàn.
Tại buổi làm việc, bà Robyn Mudie , Đại sứ Australia tại Việt Nam, cho biết: Chính phủ Australia đã hỗ trợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long 650 triệu USD triển khai các dự án phát triển kinh tế bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu, trong đó cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp) là dự án lớn nhất tại khu vực ASEAN do Chính phủ Australia tài trợ, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của khu vực. An Giang cũng là tỉnh hưởng lợi từ dự án này.
Bà Robyn Mudie khẳng định thông qua WB, Chính phủ Australia sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh An Giang triển khai các dự án quản lý nguồn nước; hỗ trợ tỉnh An Giang lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch cho người dân vùng nông thôn; hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long và An Giang các dự án phát triển nông nghiệp bền vững trước tác động của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày một gay gắt.
Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Carolyn Turk cũng khẳng định Phía WB luôn cam kết luôn hỗ trợ, đồng hành cùng các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có An Giang để ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là về vấn đề nước sạch, sạt lở bờ sông.
Thời gian qua, từ nguồn hỗ trợ của Chính phủ Australia và WB, tỉnh An Giang triển khai các chương trình, dự án góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói giảm nghèo của địa phương như Dự án tăng cường khả năng thích ứng và quản lý nước; Tiểu dự án xử lý sạt lở bờ sông; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...
Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ kỹ thuật từ quỹ ủy thác của Australia thông qua WB (ABP2), vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong đó có An Giang đã nhận được sự hỗ trợ về mặt thể chế, chính sách nhằm thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
An Giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được xem là trung tâm kinh tế thương mại vùng, là cửa ngõ giao thương với các nước khu vực ASEAN như Campuchia, Lào và Thái Lan và là tỉnh sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước với các mặt hàng chủ lực là lúa gạo, cá tra, rau màu và cây ăn trái.
Thời gian qua, tỉnh An Giang đã chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu như: hạn hán gay gắt, kéo dài vào mùa khô; mưa to và kéo dài vào mùa mưa; đặc biệt là tình hình sạt lở bờ sông, kênh, rạch ngày càng gia tăng.
Các tác động này đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khiến cho việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trở nên khó khăn hơn. Thiệt hại do biến đổi khí hậu qua các năm trên địa bàn tỉnh từ 981 tỷ đồng vào năm 2011 tăng lên 247 tỷ đồng vào năm 2020.
Australia viện trợ giúp Việt Nam ứng phó thiên tai Chính phủ Australia cam kết viện trợ thêm hai triệu AUD nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó với các tác động của lũ lụt và sạt lở đất kéo dài và trên diện rộng tại các tỉnh miền Trung Việt Nam. Lũ lụt gây ra hậu quả nặng nề tại các tỉnh miền Trung. Cam kết được đưa ra trong cuộc điện...