Chỉ số Hòa bình Toàn cầu: Xung đột Biển Đông là điểm nhấn
Tuần này, Viện Kinh tế và Hòa bình đã công bố Chỉ số Hòa bình Toàn cầu hàng năm.
Danh mục năm nay nhấn mạnh rằng sự leo thang xung đột dân sự và hậu quả vấn đề người tị nạn là một trong những nguyên nhân chính làm tăng cao cái giá của bạo lực toàn cầu.
Cường độ xung đột vũ trang đã leo thang nhanh chóng với số người bị giết trong những cuộc xung đột toàn cầu tăng hơn 3,5 lần, từ 49.000 người trong năm 2010 lên tới 180.000 người trong năm 2014.
Tàu sân bay USS Nimitz (CVN 68), tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Chosin (CG 65), tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Sampson (DDG 102) và USS Pinkney (DDG 91) và tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Rentz (FFG 46) hoạt động ở biển Đông. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Mặc dù tiến trình hòa bình đang tiến triển trong nhiều quốc gia, con số và cường độ các cuộc xung đột vũ trang đã tăng nhanh chóng mặt, tăng đến 267% số người chết trong xung đột so với năm 2010, gây nên mức độ người tị nạn không thể lường trước.
Tham chiếu cụ thể cho khu vực châu Á Thái Bình Dương nhấn mạnh khu vực châu Á Thái Bình Dương được xếp thứ 3 sau châu Âu và Bắc Mỹ trong Chỉ số Hòa Bình Toàn cầu.
Tuy nhiên, đây là khu vực chứa nhiều sự khác biệt nhất, với 3 quốc gia nằm trong top 10 nước đứng đầu và 1 quốc gia – Triều Tiên – nằm trong nhóm 10 nước cuối bảng xếp hạng tổng thể.
Báo cáo này cũng lưu ý “Biển Đông vẫn là một khu vực xung đột tiềm năng, với các quốc gia đang tranh chấp (Trung Quốc, Việt Nam và Phillipine) đều có điểm số xấu đi trong năm 2015. Mặc dù khả năng đụng độ quân sự tương lai trong vùng biển tranh chấp khá cao, một cuộc chiến tranh vũ trang quy mô lớn vẫn khó xảy ra.
Thêm vào đó, bảng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu cho rằng Phillipines đang phải gánh chịu sự leo thang xung đột nội bộ. Trong khi chỉ số hòa binh của Myanmar đang kém đi…
Video đang HOT
Tuy nhiên, không phải tất cả tin tức từ khu vực châu Á Thái Bình Dương đều tiêu cực. Sự cải thiện đáng kể trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là Indonesia, nhờ vào sự cải thiện trong mức độ tội phạm bạo lực và giảm sự ảnh hưởng của chủ nghĩa khủng bố, nước này là một trong những quốc gia cải thiện nhất trong khu vực, tăng 12 hạng, được xếp thứ 46 trong bảng xếp hạng chung trong năm 2015. Úc cũng tăng 4 hạng, xếp thứ 9 toàn diện, cùng với New Zealand và Nhật Bản nằm trong top 10 bảng xếp hạng thế giới.”
Cảnh tượng này có vẻ khác biệt ở Nam Á, khu vực của những nước có điểm số giảm đi nhiều nhất, chỉ có Bhutan, Nepal và Bangladesh là tăng lên. Điển hình là Afghanistan – quốc gia có “số người chết trong xung đột nội bộ trong năm qua tăng song song với sự gia tăng của khủng bố chính trị.”
Xếp sau nước này là Pakistan. “Điểm số của Pakistan cũng giảm sút tương tự, với tỉ lệ tội phạm tồi tệ hơn, và kết quả là đất nước này vẫn nằm trong nhóm 2 nước xếp cuối khu vực Nam Á.”
Ngay cả ở Ấn Độ, con số thương vong trong xung đột nội bộ gia tăng cùng với một cuộc nổi dậy chống chính phủ vẫn còn đang tiếp diễn.
Theo Bích Thảo/ Diplomat
Pháp luật TPHCM
Thiết kế và vật liệu - điểm nhấn của smartphone
Thay vì tập trung sâu hơn vào cấu hình phần cứng, một trong những vấn đề tạo ra sức hấp dẫn trên smartphone hiện nay chính là sự đa dạng trong vật liệu bao quanh bên ngoài chúng.
Nhiều công ty đang bắt đầu quan tâm đến vật liệu sản xuất smartphone thay vì cải tiến phần cứng, chẳng hạn như chiếc G4 mới của LG
Thiết kế đang là chủ đạo
Một trong những yếu tố được xem là quan trọng trong ngành công nghiệp smartphone hiện nay đó là nguyên vật liệu sản xuất. Những vật liệu bên ngoài có thể tạo ra một hệ sinh thái thẩm mỹ mà các nhà sản xuất muốn hướng đến.
Chẳng hạn, mặt sau bằng da trên LG G4, hay bằng tre như trên Moto X 2014, trong khi Samsung, Sony và Apple lại hướng đến việc chọn vật liệu kính bên ngoài như chiếc Galaxy S6, Xperia Z4 và iPhone 6.
Mặt lưng sau của LG G4 được làm bằng da thật và LG cho biết một số công đoạn chế tác da phải thực hiện thủ công, mà theo công ty Hàn Quốc họ phải mất 12 tuần mới có thể hoàn tất quá trình sản xuất phiên bản này. Ngoài ra, LG cũng có phiên bản mặt lưng sau làm bằng nhựa nhưng giới công nghệ chỉ đang quan tâm nhiều đến phiên bản làm bằng da.
Cảm nhận cho thấy, phần da trên LG G4 rất khác biệt so với các smartphone dùng vật liệu vỏ nhựa hay kính trên thị trường, khi nó không lạnh cũng như không ấm khi cầm trên tay. Vỏ da trên LG G4 có khả năng hấp thụ nhiệt độ một cách nhanh chóng và có khả năng cân bằng với nhiệt độ trên cơ thể. Ngoài ra, nó cũng không mềm như vỏ da trên Moto X 2014 nên khó bị trầy hay tróc xước.
Các loại vật liệu tạo ra sức hấp dẫn của smartphone ngày nay còn có thể kể đến như gỗ, thủy tinh, nhựa có khả năng tự phục hồi vết xước, sợi kevlar, nhôm hay nhựa thông thường nhưng có bề mặt mịn hoặc thô trên lưng để cầm trên tay không bị trơn trượt... và còn nhiều hơn nữa các lựa chọn.
Chuyển từ vỏ nhựa sang vỏ nhôm, Samsung đã thu hút người dùng đến với Galaxy S6
Dù thế nào đi chăng nữa, thay vì chỉ quan tâm đến việc nâng cấp phần cứng, nguyên vật liệu đang trở thành một thành phần không thể thiếu với một smartphone. Đó là lý do vì sao thiết kế vỏ kim loại khiến Galaxy S6 của Samsung nhanh chóng được người dùng ủng hộ, bởi nó tạo ra cảm giác sản phẩm cao cấp hơn so với chỉ đơn giản là vỏ nhựa như trên các thành viên Galaxy S trước đó.
Nhiều thách thức
Thiết kế vật liệu có thể tạo ra sự chú ý với những người dùng xung quanh, nhưng nó kéo theo một vài thách thức cho các nhà sản xuất. Đơn cử như Moto X mặt sau bằng gỗ lần đầu tiên được Motorola công bố vào năm 2013 đặt ra cho công ty một thách thức lớn, đó là đảm bảo sử dụng các loại gỗ không làm ảnh hưởng đến cách giao tiếp của sóng radio trên điện thoại. Đây là lý do vì sao công ty đã giải quyết vấn đề bằng cách cung cấp khung kim loại bọc bên ngoài phiên bản Moto X 2014.
Motorola là một trong số ít smartphone trang bị vỏ gỗ khá độc đáo
Khả năng tản nhiệt cũng là một yếu tố rất lớn trong thiết kế của các điện thoại, đặc biệt khi vật liệu được sử dụng như là cách để làm tiêu tan nhiệt trên bề mặt của nó. Môi trường có thể ảnh hưởng đến vấn đề nhiệt độ trên điện thoại, đó là lý do vì sao HTC trang bị cho mặt sau của chiếc smartphone One M9 loại vật liệu có thể chịu đựng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trong vòng 45 phút.
Một điều ấn tượng là, dù các điện thoại sử dụng vật liệu khác nhau, nhưng các thống kê cho thấy chúng đều hoạt động khá tốt, và làm việc tương tự như khi đặt cạnh nhau bất chấp những thách thức kỹ thuật và thiết kế trên mỗi sản phẩm.
Vật liệu sản xuất HTC One M9 có khả năng chịu nhiệt tốt khi làm việc dưới ánh nắng mặt trời
Mặc dù nhiều người hiện tại xem vỏ bảo vệ là lựa chọn đặt ra ngay sau khi mua một chiếc điện thoại mới, nhưng có một sự thật không thể tranh cãi đó là công nghệ vật liệu smartphone đang ngày càng cải thiện về độ bề, đó là lý do vì sao một số nhà sản xuất thậm chí tự tin cung cấp chính sách đổi mới điện thoại nếu nó bị nứt hoặc vỡ.
Thành Luân - Kiến Văn
Ảnh chụp màn hình
Theo Thanhnien
Những công trình tạo dấu ấn 40 năm của TP HCM Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Khu chế xuất Tân Thuận, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè... là 3 trong số 6 công trình tạo dấu ấn của TP HCM trong 40 năm qua, theo công bố của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, mới đây. Khu đô thị Phú Mỹ Hưng: Được đầu tư và xây dựng bởi Công ty TNHH Phát...