Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 vọt tăng 0,42%
Nhu cầu tiêu dùng, vui chơi giải trí tăng cao trong dịp Tết đã khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2016 đã tăng 0,42% so với tháng trước.
Tổng cục Thống kê mới công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2016. So với tháng 1, chỉ số giá tiêu dùng cả nước trong tháng 2 đã tăng 0,42% và tăng 1,27% so với tháng cùng kỳ năm 2015.
Do ảnh hưởng từ nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, giá cả của 8/11 nhóm mặt hàng tính CPI trong tháng này đều tăng. Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm đồ uống và thuốc lá, nhóm may mặc, mũ nón và giầy dép, nhóm văn hóa, giải trí và du lịch, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng đồng loạt trong tháng này.
Cụ thể theo Tổng cục Thống kê, trong khi nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,98% so với tháng 1 khi giá lương thực tăng 0,66%, thực phẩm tăng 2,45% và ăn uống ngoài gia đình tăng 1,45% thì giá các mặt hàng thực phẩm đã có mức tăng mạnh mẽ cao nhất. Giá thịt lợn, thịt bò, hải sản tươi sống tăng từ 0,2% – 0,4%. Đặc biệt trong tháng này, do thời tiết rét đậm đã ảnh hưởng lớn đến nguồn cung khiến giá rau xanh tăng cao ở các tỉnh phía Bắc.
Giá các mặt hàng thực phẩm, rau xanh tăng cao dịp Tết tác động mạnh đến CPI tháng 2/2016. (Ảnh minh họa: KT)
Trong tháng này, một số doanh nghiệp vận tải đã tăng giá vận chuyển hành khách từ 20% – 60% chiều đông khách dịp Tết, hiện tượng này đã khiến giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 3,45% so với tháng trước đó.
Video đang HOT
Giảm giá so với tháng 1 là một số nhóm hàng như giao thông, nhà ở và vật liệu xây dựng và bưu chính viễn thông. Trong đó, nhóm giao thông giảm 3,96% so với tháng trước do tác động của việc giảm giá xăng dầu. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,41% so với tháng trước. Riêng nhóm bưu chính viễn thông tính đến tháng 2 này đã là tháng thứ 9 giảm giá liên tiếp ở mức 0,16%.
Đáng chú ý, ảnh hưởng giảm từ chỉ số chứng khoán toàn cầu đã khiến giá vàng thế giới tháng 2 tăng cao, điều này ảnh hưởng tăng giá vàng trong nước. Trong khi đó, tỷ giá USD tại các ngân hàng trong nước tháng 2 có sự giảm nhẹ do nguồn cung ngoại tệ dồi dào./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2016 tăng nhẹ
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2016 tăng 0,47% so với tháng trước và tăng 1,73% so với cùng kỳ, theo Cục Thống kê TP.Hà Nội.
Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có chỉ số tăng cao (tăng 2,45% và tăng 2,76%). Nhóm có chỉ số tăng cao thứ hai là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch (tăng 1,12% và tăng 3,09%). Nguyên nhân khiến nhóm này tăng là do giá hoa tươi tăng cao vào những ngày giáp Tết, thêm vào đó do kỳ nghỉ Tết kéo dài nên nhu cầu du lịch của các gia đình tăng cao khiến cho giá các tour du lịch tăng từ 8-10%.
Có 2 nhóm có chỉ số giảm so với tháng trước là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD (giảm 0,62%) và nhóm giao thông (giảm 3,59%); Nguyên nhân khiến 2 nhóm này giảm là do giảm giá xăng, dầu hỏa và giá gas. Trong tháng, chỉ số giá vàng tăng 2,08% so tháng trước và bằng 93,04% so cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá USD giảm 0,65% so tháng trước và tăng 4,68% so cùng kỳ.
Cục Thống kê Hà Nội cho biết, năm nay, trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 mức tăng hàng hóa tiêu dùng không cao như một số năm trước, nhìn chung giá cả thị trường tết ổn định, những ngày đầu năm không xảy ra hiện tượng thiếu hàng, gây sốt giá. Tuy nhiên, giá mặt hàng thực phẩm tăng 3,34% do các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết nguyên đán như thịt lợn, thịt bò, gia cầm và thủy hải sản tăng.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2016 tăng 0,47% so với tháng trước và tăng 1,73% so với cùng kỳ, theo Cục Thống kê TP.Hà Nội. (Ảnh minh họa).
Giá mặt hàng tiêu dùng trong nhóm may mặc như vải, quần áo, giầy dép ổn định có xu hướng giảm; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có chỉ số giảm mạnh (giảm 0,62% so với tháng trước); giá xăng dầu được điều chỉnh giảm liên tiếp đã khiến cho giá xăng dầu thấp nhất trong vòng 6 năm trở lại đây.
Trước đó, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cũng đưa ra dự báo CPI tháng Tết sẽ chỉ tăng nhẹ, sau khi phân tích các yêu tố tác động lên giá cả hàng hóa tháng 2/2016 và cũng là tháng Tết Âm lịch.
Phân tích những tố tác động làm tăng giá hàng hóa, Cục Quản lý giá cho biết, do tháng 2/2016 là tháng Tết và theo quy luật Tết hàng năm, nhu cầu mua sắm Tết của người dân sẽ tăng dần khi đến ngày Ông Công Ông Táo (tức 23 tháng Chạp 2015 Âm lịch), từ đó đến cận Tết nhu cầu đi lại (về quê), mua sắm thực phẩm tươi sống, chế biến làm quà biếu và tiêu dùng những ngày Tết sẽ tăng lên.
Cũng vào thời gian đó, các cơ quan, đơn vị sẽ phát tiền lương, tiền thưởng cuối năm cho người lao động, kiều hối gửi về tăng dẫn đến sức mua có khả năng thanh toán của thị trường tăng. "Dự báo sức mua Tết Bính Thân 2016 sẽ tăng khoảng 20% ở khu vực thành thị, tăng 15% ở khu vực nông thôn so với ngày bình thường trong năm", cơ quan này cho biết.
Bên cạnh đó, năm 2015, kinh tế tăng trưởng khá (GDP tăng 6,68%), sản xuất công nghiệp, tình hình hoạt động của doanh nghiệp khả quan, lạm phát ở mức thấp nhất trong 13 năm qua, giá trị đồng Việt Nam được củng cố; giá xăng dầu trong nước giảm liên tục những thời điểm vừa qua... cũng là những yếu tố giúp tăng sức mua của người dân.
Ngoài ra, đợt giá rét tại các tỉnh phía Bắc vừa qua gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống, ảnh hưởng đến nguồn cung lương thực, thực phẩm, tác động làm tăng giá thực phẩm tươi sống, rau củ quả trên thị trường.
Tuy nhiên, theo Cục Quản lý giá, với lượng cung hàng hóa phong phú và đa dạng đã được các bộ ngành, địa phương chủ động triển khai từ những tháng cuối năm 2015 cùng những giải pháp tổng thể về thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá đã và đang được triển khai theo tinh thần Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 24/12/2015 của Thủ tướng chính phủ, Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chỉ đạo của các Bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh thành phố...
Bởi vậy, dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2016 (tháng Tết) tăng nhẹ so với tháng 1/2016, không xảy ra thiếu hàng biến động đột biến về giá.
PV (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Không có hiện tượng thiếu hàng, sốt giá Theo Cục thống kê Hà Nội, tình hình giá cả thị trường theo quy luật vào những tháng trước và sau Tết sẽ tăng. Năm nay, mức tăng không cao như một số năm trước, không xảy ra hiện tượng thiếu hàng, gây sốt giá. Số liệu của Cục thống kê Hà Nội cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2...